Dự án Luật Căn cước: Đại biểu Quốc hội đề xuất không bỏ mục quê quán trên thẻ căn cước

Anh Sơn
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 22/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dự án Luật Căn cước: Đại biểu Quốc hội đề xuất không bỏ mục quê quán trên thẻ căn cước
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đóng góp một số nội dung cụ thể vào dự án Luật Căn cước.

Các đại biểu Quốc hội nhất trí sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng Chính phủ điện tử, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực.

Tin liên quan
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sẽ thay thế hoặc điều chuyển cán bộ, công chức không dám làm, né tránh Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sẽ thay thế hoặc điều chuyển cán bộ, công chức không dám làm, né tránh

Đề xuất không bỏ mục quê quán trên thẻ căn cước

Đánh giá hồ sơ dự án Luật Căn cước được chuẩn bị công phu, nghiêm túc và có chất lượng cao, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đóng góp một số nội dung cụ thể.

Về thông tin của công dân được thu thập, tích hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Điều 10), dự thảo Luật quy định có 24 nhóm thông tin của công dân được thu thập, tích hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tuy nhiên, ở khoản cuối cùng của Điều này quy định: Ngoài những thông tin nêu trên còn thu thập, tích hợp cả những thông tin khác của công dân được chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đại biểu đề nghị cân nhắc thêm về các quy định này, bởi các cơ sở dữ liệu chuyên ngành rất nhiều như chuyên ngành y tế, giáo dục, lao động, thuế, chứng khoán...

Đồng thời, dự thảo Luật quy định "những thông tin khác của công dân" chưa rõ là những thông tin gì, băn khoăn việc có những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của công dân. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát để quy định cụ thể "những thông tin khác của công dân" ngay trong Luật.

Liên quan đến các chủ thể được khai thác thông tin (Điều 11), dự thảo Luật quy định: Các chủ thể được khai thác thông tin gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, các thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư rất rộng, ví dụ số điện thoại của công dân nếu không được quản lý phù hợp sẽ gây phiền cho công dân. Bên cạnh đó, mỗi cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên mục đích và phạm vi khai thác là khác nhau.

Chẳng hạn, cơ quan cảnh sát giao thông chỉ có nhu cầu khai thác thông tin liên quan đến giấy phép lái xe, còn các cơ quan địa chính chỉ có nhu cầu khai thác thông tin liên quan đến đất đai, nhà cửa của công dân.

"Dự thảo Luật chỉ quy định các chủ thể khai thác thông tin mà lại không quy định phạm vi khai thác thông tin và giao cho Chính phủ quy định. Các thông tin liên quan trực tiếp đến cá nhân công dân và cả những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của công dân. Tôi đề nghị quá trình chỉnh lý phải rà soát, quy định cụ thể ngay trong Luật phạm vi khai thác của các chủ thể, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ", đại biểu nêu.

Đối với các thông tin trên thẻ căn cước công dân (Điều 19), dự thảo Luật đã điều chỉnh một số thông tin trên thẻ căn cước so với Luật hiện hành, trong đó có bỏ mục quê quán. Đại biểu cho rằng, trong bối cảnh đẩy mạnh xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước, việc điều chỉnh các thông tin trên thẻ căn cước là phù hợp; tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm về việc bỏ mục quê quán ở trong thẻ căn cước.

Đại biểu phân tích, Điều 3 dự thảo Luật quy định "căn cước giúp cho việc nhận diện lai lịch của một con người". Theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ có các cơ quan, tổ chức được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sử dụng những thiết bị chuyên dụng được Bộ Công an kiểm tra, đánh giá mới có thể khai thác được những thông tin tích hợp trong thẻ căn cước.

Các giao dịch hằng ngày với các chủ thể khác và có nhu cầu phải sử dụng thẻ căn cước này để nhận diện lai lịch của một con người. Do đó, đại biểu đề xuất không nên bỏ mục quê quán trên thẻ căn cước.

Dự án Luật Căn cước: Đại biểu Quốc hội đề xuất không bỏ mục quê quán trên thẻ căn cước
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại phiên họp chiều nay 22/6.

Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, dự án Luật Căn cước là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác quản lý dân cư, căn cước, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự và nhiều tiện ích khác, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của nước ta.

Bộ trưởng đã tóm tắt các ý kiến đại biểu, tập trung vào 10 nhóm vấn đề chính gồm: sự cần thiết ban hành; tính thống nhất, tính khả thi; tên gọi; nội dung trong thẻ căn cước; quy định cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước… Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu, tiếp tục nghiên cứu, giải trình báo cáo Quốc hội.

Về sự cần thiết ban hành, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, các ý kiến đều nhất trí ban hành Luật Căn cước và đánh giá cao sự chuẩn bị hồ sơ của Chính phủ; khẳng định trong hồ sơ dự án Luật đảm bảo theo quy định của pháp luật, đã tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của các đại biểu Quốc hội.

“Đa số đại biểu cho rằng, quy định trong dự thảo tương đồng với pháp luật của nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển và phù hợp với quy định của Hiến pháp, không xung đột với các luật khác”, Bộ trưởng cho biết.

Về tên gọi của dự án Luật, đa số đại biểu nhất trí tên gọi Luật Căn cước nhằm đảm bảo tính bao quát, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật”. Một số đại biểu đề nghị giữ nguyên tên gọi Luật Căn cước công dân như hiện nay.

Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục báo cáo Chính phủ và phối hợp với các cơ quan liên quan của Quốc hội để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật cho phù hợp, đảm bảo hoàn thiện cả về nội dung và kỹ thuật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2023).

Luật Đất đai là dự án luật có tầm quan trọng rất lớn, đối tượng tác động rất rộng

Luật Đất đai là dự án luật có tầm quan trọng rất lớn, đối tượng tác động rất rộng

Đó là quan điểm của ông Trần Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại Hội thảo "Góp ...

Sự quan tâm, kỳ vọng đặc biệt của các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước đối với Luật Đất đai (sửa đổi)

Sự quan tâm, kỳ vọng đặc biệt của các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước đối với Luật Đất đai (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành trọn ngày 21/6 để thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp đoàn nghị sĩ của Nghị viện châu Âu

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp đoàn nghị sĩ của Nghị viện châu Âu

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu (EP) đang phát triển ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chánh án Tòa án tối cao Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chánh án Tòa án tối cao Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội Việt Nam ủng hộ quan hệ hợp tác toàn diện, sâu rộng giữa ngành Tư pháp hai ...

Quốc hội hôm nay (22/6) biểu quyết thông qua 2 luật, 2 nghị quyết và thảo luận 2 luật khác

Quốc hội hôm nay (22/6) biểu quyết thông qua 2 luật, 2 nghị quyết và thảo luận 2 luật khác

Quốc hội hôm nay (22/6) biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định trận đấu Southampton vs Liverpool, 21h00 ngày 24/11

Nhận định trận đấu Southampton vs Liverpool, 21h00 ngày 24/11

Nhận định trận đấu Southampton vs Liverpool tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh, được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 24/11.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và ...
Giá heo hơi hôm nay 24/11: Biến động khó lường

Giá heo hơi hôm nay 24/11: Biến động khó lường

Nhìn chung, thị trường heo hơi tuần qua vẫn biến động khó lường. Nhiều chuyên gia dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài sang tuần sau.
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal

Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal

Tài năng trẻ Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal sau khi ghi bàn ấn định chiến thắng 3-0 trước Nottingham.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 25/11. Lịch âm 25/11/2024? Âm lịch hôm nay 25/11. Lịch vạn niên 25/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/11/2024: Tuổi Tỵ tiền bạc trắc trở

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/11/2024: Tuổi Tỵ tiền bạc trắc trở

Xem tử vi 25/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 25/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động