Nhỏ Bình thường Lớn

Dư địa cho các cơ sở đào tạo nhân lực thương mại điện tử là rất lớn

Hiện nay, chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay được đào tạo chính quy. Như vậy có tới 70% nhân sự thương mại điện tử ở những đơn vị này được tuyển dụng từ những chuyên ngành đào tạo khác như thương mại, kinh doanh, công nghệ thông tin… Điều này cũng đồng nghĩa dư địa cho các cơ sở đào tạo nhân lực thương mại điện tử là rất lớn.

Đây là thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội thảo Đào tạo Thương mại điện tử 2022 với chủ đề “Những bước tiến mới” do Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và Đại học Thủy Lợi tổ chức ngày 7/9.

Đây hội thảo đầu tiên nhằm nhìn nhận lại những nhu cầu nhân lực và tuyển dụng năm 2022, để có định hướng đào tạo trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030.

Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử, tới nay đã có 36 trường đào tạo ngành, gần 40 trường đào tạo chuyên ngành và khoảng 60 trường đào tạo học phần thương mại điện tử. Nhu cầu tuyển sinh ngành thương mại điện tử và các ngành liên quan như logistics, tiếp thị số tăng nhanh.

Tuy nhiên, hoạt động đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học còn gặp nhiều trở ngại, bao gồm những trở ngại về giảng viên, học liệu, chương trình đào tạo, hợp tác giữa các trường, gắn đào tạo với thực tiễn…

Dư địa cho các cơ sở đào tạo nhân lực thương mại điện tử là rất lớn
Các diễn giả tham dự Hội thảo Đào tạo Thương mại điện tử 2022, ngày 7/9. (Nguồn: VECOM)

Từ thiếu hụt nhân lực...

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch VECOM Nguyễn Ngọc Dũng cho biết, cùng với sự phát triển thần tốc của thương mại điện tử trong những năm gần đây, sự thiếu hụt về nhân lực đã qua đào tạo trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tăng trưởng quy mô Thương mại điện tử của Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây đều ở mức cao, có những năm lên tới 25 - 30%. Hai năm diễn ra dịch bệnh, dù tốc độ tăng trưởng chậm lại do quy mô thị trường đã lớn, nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số, đạt 18% năm 2020 và 16% năm 2021.

Trong khảo sát về Thương mại điện tử hàng năm của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cho thấy, nhu cầu mua sắm trực tuyến đang ngày một tăng cao, tới 74,8% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến.

Theo bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), chính điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường chuyển đổi số, từ đó khiến nhu cầu về nhân lực thương mại điện tử tăng mạnh. Theo đó, 64% doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhân sự được đào tạo về công nghệ thông tin và thương mại điện tử.

Tin liên quan
Các trường đại học là kênh chủ yếu để đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng cao Các trường đại học là kênh chủ yếu để đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng cao

Đặc biệt, hiện nay, quy mô thị trường thương mại điện từ của Việt Nam đang đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Thái Lan và Indonesia, ngang bằng với Singapore và Phillipines.

Nhận định về những thuận lợi cho các hoạt động đào tạo nhân lực thương mại điện tử ở Việt Nam, bà Lại Việt Anh cho rằng, để đào tạo được một người ứng dụng thương mại điện tử bán hàng trực tuyến ở Indonesia mất thời gian gấp đôi ở Việt Nam. Nguồn nhân lực tham gia thương mại điện tử ở Việt Nam khá trẻ và có khả năng hấp thụ công nghệ mới nhanh nhạy, có thể khởi nghiệp trên môi trường số.

Việt Nam có gần 75% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến. Cùng với đó, gần 64% doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhân sự được đào tạo về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Trong 2 năm Covid-19, có hơn 5,5 triệu người tiêu dùng trực tuyến tham gia thị trường chủ yếu ở nông thôn và ngại thành. Điều này đòi hỏi nhu cầu nhân lực lớn đáp ứng cho phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay được đào tạo chính quy. Như vậy có tới 70% nhân sự thương mại điện tử ở những đơn vị này được tuyển dụng từ những chuyên ngành đào tạo khác như thương mại, kinh doanh, công nghệ thông tin… Điều này cũng đồng nghĩa dư địa cho các cơ sở đào tạo nhân lực thương mại điện tử là rất lớn.

Trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Công Thương, phát triển nguồn nhân lực là một trong 5 nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển của thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025.

Trong đó, đặt ra 2 mục tiêu gồm 50% cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp trển khai đào tạo thương mại điện tử; có 1 triệu lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên… được đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.

Mặc dù vậy, đây mới chỉ là các mục tiêu về số lượng, nhưng đào tạo, còn cần chú trọng vào chất lượng, làm thế nào để nâng cao chất lượng ngành đào tạo thương mại điện tử, song song với việc gia tăng số lượng để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp trên thị trường?

Đối với mục tiêu này, bà Việt Anh kiến nghị: "Cần áp dụng mô hình kết nối 3 bên gồm cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức để cùng nhau nâng cao chất lượng đào tạo, với tính ứng dụng cao, phù hợp với các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp".

Đánh giá thêm về tiềm năng của ngành này, bà Việt Anh cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế, trong đó, có thể kể đến thế hệ đào tạo chính hiện tại là thế hệ GenZ trẻ trung, năng động, có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin, tư duy mới, sáng tạo, phù hợp cho việc đào tạo thương mại điện tử, vốn là ngành nghề có sự vận động nhanh, mạnh và liên tục.

Đồng thời, Việt Nam có thị trường thương mại điện tử lớn, sức tăng trưởng cao, khả năng bùng phát mạnh, tạo nên nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao. Đây là một trong những lý do thu hút các sinh viên lựa chọn học ngành này.

...đến thiếu hụt giảng viên

Bên cạnh những thuận lợi, theo các chuyên gia, việc đào tạo thương mại điện tử hiện còn nhiều khó khăn, trong đó có thể kế đến sự thiếu hụt của lực lượng giảng viên tại các trường đại học, đặc biệt là các trường mới mở ngành đào tạo về thương mại điện tử.

Dư địa cho các cơ sở đào tạo nhân lực thương mại điện tử là rất lớn
Công bố thành lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử. (Nguồn: VECOM)

Theo ông Đoàn Quốc Tâm, Trưởng ban hợp tác của VECOM, nhiều trường đại học mới tiếp cận chuyên ngành này mong muốn nhận được sự trao đổi, giúp đỡ về giảng viên, đào tạo giảng viên và các học liệu từ các trường đại học lớn, đi đầu trong công cuộc tiếp cận và đào tạo thương mại điện tử.

Chính vì vậy, trong khuôn khổ Hội thảo, một mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử đã chính thức được công bố với sự tham gia của các trường đại học có đào tạo về thương mại điện tử trên cả nước.

Trước đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã ký quyết định về việc thành lập Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử. Mạng lưới được hình thành với 4 mục tiêu chính.

Thứ nhất hình thành một mạng lưới kết nối các thành viên phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thương mại điện tử và kinh doanh số, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn nhân lực chất lược cho sự phát triển của ngành.

Thứ hai, là huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp hội viên hiệp hội, các thành viên mạng lưới giúp gắn kết đào tạo với thực tiễn.

Thứ ba, là hỗ trợ thúc đẩy phát triển đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thương mại điện tử. Thứ tư, là thúc đẩy hợp tác quốc tế trong đào tạo chuyên nghiệp về thương mại điện tử và kinh doanh số.

Chấm dứt nỗi lo hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Chấm dứt nỗi lo hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) đã xây dựng hệ thống phần mềm xác thực hàng chính hãng trên ...

Trao giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho 5 doanh nghiệp lớn

Trao giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho 5 doanh nghiệp lớn

Chiều 31/8, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức trao Giấy xác nhận đăng ký cung cấp ...

Bưởi Phúc Trạch lên sàn thương mại điện tử

Bưởi Phúc Trạch lên sàn thương mại điện tử

Chiều 30/8, UBND huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ đặc sản bưởi Phúc ...

Mua sắm online thúc đẩy thị trường logistics thương mại điện tử

Mua sắm online thúc đẩy thị trường logistics thương mại điện tử

Lượng người mua sắm trực tuyến (online) khổng lồ, cùng số lượng người dùng internet và điện thoại thông minh ngày càng tăng đang góp ...

Thương mại điện tử - mảnh đất màu mỡ kinh doanh hàng giả, hàng nhái và lừa đảo

Thương mại điện tử - mảnh đất màu mỡ kinh doanh hàng giả, hàng nhái và lừa đảo

Thương mại điện tử đang là mảnh đất màu mỡ, khiến nhiều đối tượng lợi dụng để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không rõ ...