Du học sinh Việt Nam và rào cản ngoại ngữ

Trong những lần làm việc với Apollo, Language Link, Cleverlearn… những đơn vị nước ngoài hiện dạy ngoại ngữ và hoạt động về du học tại Việt Nam, khi đặt câu hỏi: “Ông/bà thấy sao về ý kiến cho rằng ngoại ngữ hiện vẫn là rào cản đối với du học sinh Việt Nam?", câu trả lời luôn luôn là: “Đúng vậy!".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Và câu chuyện xung quanh chuyện ngoại ngữ của những học sinh, sinh viên Việt bên xứ người từ chính những người “trong cuộc" này đã khiến nhiều người phải suy nghĩ về cách dạy và học ngoại ngữ hiện nay tại Việt Nam.

Ta nói ta hiểu, Tây nói tây hiểu!

Những học sinh, sinh viên đã qua được cửa phỏng vấn của các đại sứ quán ít nhiều cũng có vốn ngoại ngữ tàm tạm, đặc biệt với những người theo học chuyên ngành thì có khi trình độ ngoại ngữ còn là hạng siêu. Ngọc Anh là trường hợp như vậy. Cô đã tốt nghiệp một trường ĐH ngoại ngữ tại Việt Nam, nay trúng một suất học bổng sang Mỹ học cao học chuyên ngành du lịch.

Rất tự tin xách vali sang xứ người, bởi Ngọc Anh nghĩ dù gì thì mình cũng đã nắm chắc chiếc chìa khóa "ngoại ngữ". Vậy nhưng chỉ hai ngày ở Mỹ, Ngọc Anh đã phát hoảng. Cô không hiểu sao khi muốn trao đổi gì với ông bà chủ nhà cho cô ở nhờ thì "ta nói ta hiểu", "Tây nói tây hiểu"! Sau những nỗ lực bất thành của ngôn ngữ thân thể, hai bên đành phải ghi ra giấy những từ mà mình muốn nói. Hóa ra là cùng một từ, một câu, nhưng mà ông bà chủ nhà phát âm một kiểu, còn Ngọc Anh lại nói một giọng khác hẳn.

Ngày nhập học với tâm trạng hân hoan, nhưng ngay sau buổi học đầu tiên đó, cô lại thất thểu về nhà. Cả buổi thầy nói gì cô cũng ù ù cạc cạc. Đến giờ phát biểu chủ đề tiểu luận, cô lại càng không dám tham gia, vì có nghe hiểu gì đâu mà đề đạt. Mất một tuần lên lớp, Ngọc Anh mới làm quen được với một cô bạn người Trung Quốc. Cũng phải giơ tay làm dấu mãi cô mới mượn được bạn quyển vở. Về nhà giở ra, thấy toàn những câu nằm lòng khi còn ở nhà, vậy mà sang đây lại rơi vào tình trạng như chưa bao giờ biết tiếng Anh. Hoang mang, Ngọc Anh phải gọi điện thoại về nhà nhờ tư vấn. Chứ nếu không thì cô sẽ phải bay trở về nước sớm bởi không theo kịp các giờ lên lớp, khó hoàn thành được khóa học 2 năm.

Chỉ giỏi đọc, viết, kém nghe nói

May sao, Ngọc Anh đã được trung tâm tư vấn giới thiệu đến Nguyễn Lâm, du học sinh đã học ở Mỹ được 3 năm, nhờ giúp đỡ về cách nói tiếng Anh. Khi nghe chuyện của Lâm, Ngọc Anh mới hiểu ra nhiều điều. Thì ra lúc đầu đến Mỹ, Lâm cũng rơi vào tình trạng như vậy. Cậu không hiểu gì thầy nói, lõm bõm dỏng tai nghe bạn nói và lúc nào cũng im lặng. Vậy nhưng đến bài kiểm tra viết thì cậu làm rất nhanh, đọc gì cũng hiểu ra sớm hơn chúng bạn. Tiếc công thi mãi mới được một học bổng ngon lành, Lâm một thời gian dài sáng mượn vở bạn chép bài, tối về đào sâu suy nghĩ.

Sau 1 năm cố gắng, Lâm đã tìm ra được lời giải: Cách phát âm của du học sinh Việt Nam không chuẩn. Chính bởi vậy nên dù học giỏi ngoại ngữ khi ở trong nước nhưng ra nước ngoài, học sinh Việt nói tiếng Anh nhưng với người bản xứ lại thành một ngoại ngữ khác. Và khi nói đã không chuẩn, nghe lại càng thiếu chuẩn hơn. Nếu không kịp thời chỉnh sửa, sẽ không thể theo kịp chương trình học, hoặc cố gắng thì sẽ rất mệt mỏi. Từ kinh nghiệm của mình, Lâm đã đăng ký cho Ngọc Anh một khóa học tiếng Anh nghe nói cấp tốc. Và sau 3 tháng sáng theo học trên giảng đường, tối có mặt ở lớp luyện tiếng, ngày nghỉ ngày lễ giao lưu cùng các bạn, ở nhà tích cực nói chuyện với "bố mẹ nuôi", Ngọc Anh đã nói kha khá thứ tiếng Anh mà cả người Mỹ và đều cô hiểu. Từ cái nền ngoại ngữ sẵn có, điều chỉnh một chút, Ngọc Anh đã vượt qua được rào cản khiến cô toát mồ hôi hột những ngày đầu đến đây.

Làm cho ngoại ngữ là “sinh ngữ"

Thật dễ hiểu khi người ta nói ngoại ngữ là "sinh ngữ", nghĩa là ngôn ngữ sống. Học từ mới thì phải có câu để nói, có ngữ cảnh để áp dụng, phải cập nhật với đời sống, thế mới nhớ lâu được. Một số chương trình dạy và học ngoại ngữ hiện nay tại Việt Nam có từ, câu, bài hội thoại vốn chỉ có trong văn viết và đã lạc hậu so với thời cuộc. Hay cách dạy ngoại ngữ chỉ chú trọng đến ngữ pháp, đến cấu trúc câu, thiên về phần đọc hiểu cũng khiến học sinh mất đi kỹ năng nghe nói, vốn rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Vì lúc nào cũng chỉ sợ mình nói sai ngữ pháp, nói một câu mà phải suy nghĩ hồi lâu sắp đặt câu, từ... nên một số học sinh Việt Nam chậm hơn những du học sinh khác trên giảng đường.

Thêm vào đó, cách nói không chuẩn cũng gây không ít phiền toái. Cũng là một từ tiếng Anh, nhưng hiếm có học sinh, sinh viên nào sẵn lòng tra từ điển online, nghe đọc trực tuyến để có một âm chuẩn, mà đa số tìm cách tra sách, không cần biết phiên âm quốc tế đọc lên thế nào, mục đích nhăm nhăm là tìm ra nghĩa từ... Những cách học ngoại ngữ thiếu khoa học như vậy đã khiến một người, dù siêu ngoại ngữ ở trong nước, nhưng khi ra nước ngoài lại phải mất thời gian để học lại, nghe lại, nói lại..., chưa kể những cú sốc khi va đập với chính ngôn ngữ tưởng rằng mình rất thạo trên xứ người.

Nắm chắc được ngoại ngữ, coi như đã đi được nửa con đường du học. Và ngay từ bây giờ, hãy thay đổi phương cách học ngoại ngữ "chay " tại Việt Nam. Hãy để ngoại ngữ là một ngôn ngữ sống động, dù đi bất cứ quốc gia nào.

Mạn Ngọc

Đọc thêm

Trạm cứu hộ trái tim tập 25: Luật sư Vinh theo đuổi Mỹ Đình

Trạm cứu hộ trái tim tập 25: Luật sư Vinh theo đuổi Mỹ Đình

Trạm cứu hộ trái tim tập 25, Nghĩa căng thẳng khi đề cập việc kết hôn với An Nhiên, Luật sư Quốc Vinh theo đuổi Mỹ Đình?
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, giá vàng SJC đạt mốc cao kỷ lục mới. Thế giới giảm nhiệt. Trong một thị trường mệt mỏi, xuất hiện việc bán ra chốt ...
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024, thị trường tích cực, tiêu Việt xuất khẩu giảm về lượng, tăng về kim ngạch, vẫn thua đối thủ về giá

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 100.000 – 101.000 đồng/kg.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai ở Haiti trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai ở Haiti trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Show trình diễn 3D mapping Lược Việt sử ký là một sự đầu tư hoành tráng và được trình chiếu tại đồi Ước Nguyện VinWonders Nam Hội An (Quảng Nam).
Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Nhiều bạn trẻ không ngại dậy sớm, lội bùn để có những bức hình sống ảo lúc bình minh trên ‘biển vô cực’ ở Thái Bình.
Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với trước dịch, cho thấy sự phục hồi và phát triển của thị trường du lịch Việt Nam.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Phiên bản di động