TIN LIÊN QUAN | |
Anh cử người hòa giải đến Iran, Tehran tuyên bố sẵn sàng đàm phán | |
Tehran: Vụ bắt giữ tàu Anh là hành động "có đi có lại", đáp trả vụ tàu chở dầu Iran |
Anh đã mưu tính sai lầm với việc bắt giữ con tầu của Iran, đã tự đẩy mình vào tình thế khó xử. Biếm họa của Osama Hajjaj (Bay Area News Group - Jordan). |
Anh quyết định thả tàu Iran
Hơn một tháng sau khi hải quân Anh chặn bắt con tầu chở dầu Grace 1 của Iran ở ngoài khơi mỏm đá Gibraltar, toà án cao cấp nhất ở vùng đất này và chính quyền ở đó cho biết là con tầu này được thả. Phía Iran hả hê và tiết lộ đấy là kết quả của những cuộc trao đổi ngoại giao sâu rộng giữa Iran và Anh. Mỹ đã can thiệp để con tầu này của Iran không được thả và giờ đã chính thức đề nghị Anh tịch thu con tầu. Vì thế, chưa biết cụ thể khi nào con tầu này mới rời Gibraltar.
Sau khi phía Anh bắt giữ con tầu này, phía Iran bắt giữ con tầu Stena Impero của Anh. Đề nghị của phía Iran về hai bên trao trả hai con tầu đã bị phía Anh bác bỏ với lập luận bản chất vụ việc ở đây không thể là "đổi chác" mà là "luật pháp quốc tế và việc thực thi luật pháp quốc tế". Luật pháp quốc tế mà phía Anh đề cập đến này là những biện pháp của EU - chứ không phải của Liên hợp quốc (LHQ) - về trừng phạt Iran.
Căng thẳng Anh - Iran: Đánh đông, đe tây TGVN. Vùng Vịnh lại bất ngờ có diễn biến mới dồn dập. Anh - Iran căng thẳng quan hệ sau các vụ tàu chở dầu ... |
Cũng vì việc bị Iran bắt giữ tầu ở vùng Vịnh mà phía Anh quyết định tham gia kế hoạch của Mỹ dùng tầu chiến hộ tống tầu chở hàng đi lại qua vùng Vịnh. Việc con tầu của Iran không bị bắt giữ nữa được phía Gibraltar lập luận bằng văn bản cam kết của Iran rằng không chở dầu đến Syria. Qua đó có thể dễ dàng nhận thấy phía Anh đã mưu tính sai lầm với việc bắt giữ con tầu của Iran, đã tự đẩy mình vào tình thế khó xử và bất lợi nên bây giờ phải ngậm bồ hòn làm ngọt để thả con tầu của Iran.
Đó là cách giúp Anh giữ được cả "danh" lẫn "thế" trong chuyện này trước nguy cơ có thể bị hại "danh" và suy "thế" nếu xử lý muộn màng hơn. Từ đấy cũng có thể thấy là ba nguyên do sau đã đưa đẩy phía Anh đến quyết định nói trên.
Thử lý giải tại sao?
Thứ nhất, chính quyền Anh và Gibraltar trong thâm tâm rất muốn bắt giữ và tịch thu con tầu này của Iran để vừa tranh thủ Mỹ vừa gia tăng áp lực đối với Iran nhưng không có trong tay bằng chứng xác thực về việc Iran đã vi phạm những quy định của EU về trừng phạt Iran. EU không có quy định trừng phạt Iran nếu cung ứng dầu cho Syria mà chỉ có quy định trừng phạt đối với xuất khẩu dầu lửa của chính quyền hiện tại ở Syria. Bằng chứng rõ ràng nhất về việc con tầu này của Iran không vi phạm quy định trừng phạt của EU là Tây Ban Nha, cũng là thành viên EU như Anh, nhưng không có ý định ra khỏi EU như Anh, không hề bắt giữ con tầu này khi nó ở trong hải phận của Tây Ban Nha và tài liệu trên con tầu cho thấy con tầu này không vận chuyển dầu cho chính phủ Syria.
Một bằng chứng nữa là chỉ một ngày trước khi hải quân Anh bắt giữ con tầu của Iran, chính quyền Gibraltar đưa ra một quyết định lý giải quy định của EU trừng phạt chính phủ Syria theo đúng hướng được vận dụng để bắt giữ con tầu của Iran. Cho nên càng kéo dài thời gian bắt giữ con tầu này của Iran, chính quyền Anh và Gilbratar càng tự chứng tỏ là đã vô cớ bắt giữ nó, càng bộc lộ rõ chủ ý bất chấp luật pháp quốc tế vì mục đích chính trị, chỉ làm lợi cho Mỹ trong khi gây bất lợi cho EU và rồi sẽ không thể tránh khỏi bị nhìn nhận là lá mặt lá trái trên phương diện luật pháp quốc tế.
Thứ hai, thả con tầu của Iran thì Anh mới có thể cứu được con tầu của Anh bị Iran bắt giữ bởi Iran không chỉ "có đi có lại với Anh" mà còn chơi chính con bài bắt giữ con tầu của Anh với Mỹ mà cuộc đấu giữa Mỹ và Iran sẽ dai dẳng chứ không nhất thời, diễn biến dịu hay găng rất khó lường và luôn gây bất ngờ khiến cho phía Anh có thể là bên thứ ba đầu tiên bị vạ lây bởi sự đối địch giữa Mỹ và Iran ở vùng Vịnh.
Anh - Iran và Vùng Vịnh: Lực bất tòng tâm TGVN. Khủng hoảng tại Vùng Vịnh. Bài toán khó với Anh là không thể không trả đũa Iran nhưng không dám leo thang căng thẳng, ... |
Thứ ba, phía Anh ý thức được rằng chừng nào chuyện bắt giữ tầu này chưa được giải quyết giữa Anh và Iran thì chừng đó tất cả tầu thuyền của Anh qua lại ở vùng Vịnh sẽ bị đe doạ an ninh nghiêm trọng hơn tầu thuyền của Iran ở bên ngoài các vùng lãnh hải của Anh. Phía Anh cũng còn không thể không thấy rằng Mỹ và Iran tuy "găng" với nhau nhưng đều chủ ý kiểm soát diễn biến tình hình để tránh đụng độ quân sự với nhau và không để xảy ra chiến tranh với nhau. Việc Iran có thể hoà dịu với Mỹ không có nghĩa là Iran cũng sẽ như thế với Anh khi con tầu của Iran vẫn bị bắt giữ ở Gibraltar. Ai cũng biết phía Anh bắt giữ con tầu của Iran theo yêu cầu đề nghị của Mỹ. Nhưng đồng thời ai cũng thừa hiểu rằng Mỹ ở thời ông Donald Trump cầm quyền sẵn sàng phớt lờ Anh nếu thoả thuận được với Iran điều gì đấy có lợi cho Mỹ và có thể bất lợi cho Anh. Trong "America First" của ông Trump làm gì có chỗ nào cho "Great Britain First".
Cũng từ việc phía Anh trả tự do cho con tầu Grace 1 của Iran còn có thể thấy là phía Mỹ rất khó thành công, nếu như không muốn nói là không thể thành công như ý, với ý định thành lập liên quân hàng hải hộ tống tầu hàng qua lại vùng Vịnh hoặc nếu có thành lập được thì cũng chỉ nặng danh nghĩa mà nhẹ thực chất cũng như không tránh khỏi sẽ bị đoản thọ. Và mức độ căng thẳng và đối địch giữa Mỹ và Iran nhiều khả năng sẽ bắt đầu dần giảm bớt trong thời gian tới.
Dịch Dung
Tổng thống Iran gợi ý trao đổi tàu bị bắt giữ với Anh TGVN. Ngày 24/7, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã gợi ý về khả năng trao trả chiếc tàu treo cờ Anh bị nước này bắt giữ hôm ... |
Lo ngại Iran thách thức tự do hàng hải quốc tế, Anh cảnh báo tàu tránh xa Eo biển Hormuz Ngày 20/7, một người phát ngôn của Chính phủ Anh đưa ra khuyến cáo các tàu của nước này cần tránh xa Eo biển Hormuz ... |
Iran: Tàu Anh va chạm với một tàu đánh cá trước khi bị bắt, phớt lờ tín hiệu xin hỗ trợ Hãng thông tấn Fars của Iran ngày 20/7 dẫn lời một quan chức cho hay, tàu Stena Impero treo cờ Anh đã va chạm với ... |