Những bài học từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel

Nhất Phong
Vụ tấn công của Hamas vào lãnh thổ Israel hôm 7/10 khiến hàng trăm người thiệt mạng cho thấy chính sách mà Tel Aviv theo đuổi suốt hai thập kỷ qua với người Palestine đã chấm dứt. Giờ đây, Israel cần phải có cách tiếp cận mới trong vấn đề Palestine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những bài học từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel
Cái bắt tay lịch sử giữa nhà lãnh đạo Palestine Arafat (phải) và Thủ tướng Israel Rabin trước sự chứng kiến của Tổng thống Bill Clinton (giữa) tại Washington, năm 1993. (Nguồn: AFP)

Rất khó để tìm ra giải pháp hữu hiệu nào lúc này để làm dịu đi tình hình đang nóng bỏng ở Gaza và khu vực Bờ Tây sau cuộc tấn công “bất ngờ với quy mô chưa từng có” với hàng ngàn tên lửa, máy bay chiến đấu, cả trên không và trên bộ và đường biển của Hamas vào lãnh thổ Israel. Cuộc tấn công đã khiến hàng trăm người thương vong, làm bùng phát phẫn nộ trong cả hai phía chưa từng có kể từ cuộc xung đột đẫm máu lần thứ hai nổ ra kể từ năm 2005.

Đáp trả thế nào?

Vẫn còn quá sớm để có thể dự đoán tình hình “chảo lửa’ trong những ngày tới sẽ diễn ra như thế nào. Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu, như mọi khi, đã phải tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn khiến Hamas phải trả “một cái giá rất đắt” nhưng đáp trả thế nào lại là một bài toán cực kỳ hóc búa cho ông và đảng Likud cực hữu mà ông là người đứng đầu.

Ông Netanyahu không thể không đáp trả hành động này của Hamas. Nhưng đáp trả của Israel thế nào chắc chắn sẽ phải tính toán kỹ lưỡng bởi nó luôn đi kèm với những rủi ro không thể lường trước. Nếu Tel Aviv điều quân đội vào tấn công Gaza chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc giao tranh đẫm máu ngay trong lòng đô thị đông dân cư.

Giải pháp này càng là “hạ sách”, bởi nó có thể gây nguy hiểm hơn cho các con tin đang bị Palestine bắt giữ. Trong trường hợp giao tranh không thể giải quyết nhanh chóng ở Gaza, thì nguy cơ bạo lực chắc chắn sẽ lan rộng sang Bờ Tây và thậm chí cả Lebanon. Đặc biệt, nếu giao tranh leo thang khiến dân thường ở Gaza thương vong nhiều hơn, thì điều này chắc chắn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến vị thế của Israel và càng cho thấy tính toán sai lầm và cách nhìn nhận của Tel Aviv về lực lượng Hamas và vai trò của họ trong vấn đề Palestine.

Thế nhưng, có một điều chắc chắn rằng, cuộc tấn công mới nhất của Hamas đã chấm dứt niềm tin kéo dài hàng thập kỷ ở Israel rằng khát vọng chủ quyền của người Palestine có thể được “gạt sang một bên vô thời hạn” trong khi phần còn lại của Trung Đông vẫn có thể yên bình để tiến về phía trước. Ngoài ra, sau cuộc xung đột này, việc tìm câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để người Israel và người Palestine có thể sống trong hòa bình lại được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.

Không thể phớt lờ

Chính sách “gạt người Palestine sang một bên” của Tel Aviv phụ thuộc vào ba tính toán của Thủ tướng Netanyahu sau khi ông đắc cử Thủ tướng nhiệm kỳ thứ 6 vào năm 2022. Thế nhưng, các toan tính này của ông dường như đã bị thổi bay bởi cuộc tấn công đẫm máu của Hamas trong ngày 7/10, đúng dịp 50 Cuộc chiến Tháng 10, khi quân Ai Cập và Syria bất ngờ đồng loạt tấn công Israel trong ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ thiêng liêng của người Do Thái.

Tính toán đầu tiên của Thủ tướng Netanyahu dựa trên niềm tin rằng, ngay cả khi vấn đề Palestine bị bỏ ngỏ, người Israel vẫn có thể có được an toàn. Những người nắm quyền ở Tel Aviv tin rằng, sau những thương vong khủng khiếp trong cuộc xung đột lần thứ hai giữa Palestine và Israel vào năm 2005, Israel đã lập ra các hàng rào an ninh để ngăn chặn người Palestine cùng với mạng lưới tình báo vượt trội và hỏa lực áp đảo, hệ thống phòng không “vòm sắt” có thể ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Palestine. Và điều này khiến Tel Aviv yên tâm.

Những bài học từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel
Cuộc tấn công của Hamas vào lãnh thổ Israel ngày 7/10 khiến hàng trăm người thương vong đã khoét sâu thêm sự thù địch giữa Israel và Palestine. (Nguồn: Al Jazeera).

Thế nhưng, quan niệm đó đã bị phá vỡ khi Hamas nã hàng ngàn quả tên lửa và không kích ồ ạt. Trong khi đó, ở miền Nam Lebanon, lực lượng Hezbollah cũng có một kho vũ khí đáng sợ, lên tới 150 ngàn quả tên lửa và nhiều vũ khí tối tân do bên ngoài cung cấp. Trong bối cảnh này, khả năng cao là Tel Aviv phải tái lập ưu thế quân sự để đối phó với các lực lượng Palestine.

Nhưng ngay cả khi phía Israel tin rằng điều này có thể sẽ bảo vệ cho công dân của mình thì bản thân cử tri Israel cũng khó có thể đồng ý rằng việc đưa tình hình quay trở lại hiện trạng như trước khi cuộc tấn công nổ ra là đủ bảo đảm an ninh, an toàn cho họ. Cử tri Israel vẫn cần nhiều hơn thế ở chính phủ của Thủ tướng Netanyahu.

Giả định thứ hai khiến Tel Aviv yên tâm và sao nhãng “vấn đề Palestine” là lập luận cho rằng sự tồn tại của lực lượng Hamas sẽ giúp Israel dễ bề đối phó hơn với lực lượng Fatah ở Bờ Tây. Họ tin rằng chính sách “chia để trị” của Tel Aviv sẽ khiến người Palestine yếu đi bởi sự cạnh tranh giữa các lực lượng ủng hộ một Nhà nước Palestine độc lập. Thế nhưng, sau cuộc tấn công này, lực lượng Hamas đang khẳng định họ mới là tiếng nói thực sự trong cuộc kháng chiến của người Palestine. Sự cạnh tranh giữa các lực lượng Palestine, bao gồm Hamas và Fatah ở Bở Tây được Tel Aviv cho rằng sẽ có lợi cho Israel nhưng hóa ra lại không hoàn toàn như những gì Chính phủ của Thủ tướng Netanyahu tính toán.

Giả định thứ ba là Israel có thể duy trì an ninh bằng cách củng cố vị thế của Tel Aviv ở Trung Đông với chính sách ngoại giao khu vực ngay cả khi tiếp tục duy trì xung đột với người Palestine. Quan điểm đó đã được Tel Aviv thực hiện bằng việc bình thường hóa quan hệ với các nước Hồi giáo trong khu vực như Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) vào năm 2020 và Marocco, Sudan sau đó và sắp tới là Ả rập Xê út. Nhưng qua vụ tấn công này, Hamas đã cho thấy người Palestine cũng có tiếng nói và yếu tố Palestine cần được Israel tính đến khi theo đuổi chính sách ngoại giao mới với các nước Hồi giáo trong khu vực.

Bởi thế, các động thái sắp tới chống lại Hamas, dù ở cấp độ và hình thức nào từ Israel chắc chắn cũng sẽ chỉ làm gia tăng lập luận rằng đã đến lúc Tel Aviv phải có một cách tiếp cận mới nếu muốn có an ninh tại khu vực. Hơn nữa, cuộc tấn công cũng chỉ ra rằng Israel không thể tiêu diệt Hamas và tổ chức này vẫn nắm quyền ở Gaza và khó có gì có thể thay đổi thực tế này.

Bởi thế, để đáp trả Hamas với “cái giá rất đắt” như tuyên bố của Thủ tướng Netanyhu cũng không hề đơn giản và muốn là thực hiện được. Nếu tấn công bằng bộ binh, Lực lượng IDF của Israel không thể tấn công và chiếm đóng Gaza, đó là một ý tưởng hạ sách bởi vùng đất này nằm dưới quyền quản lý của người Palestine. Ý tưởng về một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế cũng khó tưởng tượng bởi không nước nào muốn nhận trách nhiệm tại “chảo lửa” này. Ngoài ra, nếu IDF tấn công với mục tiêu đánh bật Hamas ra khỏi Gaza rồi trở về Tel Aviv thì cũng không thể chắc chắn rằng lực lượng mới nào sẽ thế chân để bảo đảm an ninh ở Gaza khi các lực lượng Israel rút đi.

Những bài học từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel
Khu định cư của người Israel ở Bờ Tây trước khi cuộc tấn công nổ ra. (Nguồn: Al Jazeera)

Hố sâu ngăn cách mới

Hơn nữa, sau cuộc xung đột đẫm máu năm 2005 đã để lại một vết sẹo lớn trong lòng thế hệ trẻ của cả hai phía, khiến thế hệ trẻ Israel không thể nói chuyện được với người Palestine. Sau cuộc tấn công này, chắc chắn sự phẫn nộ và vết sẹo năm xưa lại tươi mới, tạo ra một thế hệ người Israel mới, những người không thể tưởng tượng được làm thế nào các phe phái Palestine có thể trở thành đối tác vì hòa bình. Trong khi đó, liên minh cánh hữu tại Tel Aviv lại đang tập trung vào tham vọng sáp nhập thêm các phần ở Bờ Tây mà điều này sẽ chỉ khiến sự đối đầu giữa hai bên lại tăng lên gấp bội.

Trong bối cảnh như thế, những gì xẩy ra mới nhất sẽ khiến những người Israel theo quan điểm cứng rắn thấy rằng họ cần phải đối mặt với thực tế là phải khởi động một bước đi mới với người Palestine. Bộ máy an ninh của Israel cũng cần một đối tác để hợp tác nếu muốn có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các vùng lãnh thổ của Palestine. Điều đó có nghĩa là họ cần một người đối thoại là người Palestine chứ không thể phớt lờ vấn đề Palestine trong các cuộc họp ở Tel Aviv.

Nhưng điều gì xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc rất lớn vào ai nắm quyền ở Jerusalem. Hiện tại, Israel đang đoàn kết lại do cú xốc của vụ tấn công. Nhưng có thể Tel Aviv sẽ sớm phải tính toán có thể dẫn đến một liên minh mới. Nếu Israel muốn được an toàn, thì bất cứ đảng phái nào lên cầm quyền, cũng cần phải coi vấn đề Palestine là vấn đề sống còn, không thể “gác lại vô thời hạn” và phải tiếp tục tìm kiếm giải pháp hợp tình hợp lý, phù hợp với các nghị quyết đã có của Liên Hợp quốc, tôn trọng tiếng nói và nguyện vọng cháy bỏng của người Palestine.

Mỹ đề nghị tổ chức thượng đỉnh với Palestine, Israel nói ‘chưa phù hợp’

Mỹ đề nghị tổ chức thượng đỉnh với Palestine, Israel nói ‘chưa phù hợp’

Mạng tin Walla! (Israel) ngày 8/6 đưa tin các quan chức nước này đã từ chối đề nghị của Mỹ về tổ chức một hội ...

Palestine nỗ lực khôi phục đàm phán hòa bình với Israel

Palestine nỗ lực khôi phục đàm phán hòa bình với Israel

Ông Majdi Al-Khaldi, Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, cho biết, với mong muốn nối lại tiến trình hòa bình với ...

Xung đột ở Dải Gaza: Thủ lĩnh đối lập Israel được mời tham gia chính phủ, còi báo động vang rền Tel Aviv, Hamas nói ‘tiến gần chiến thắng’

Xung đột ở Dải Gaza: Thủ lĩnh đối lập Israel được mời tham gia chính phủ, còi báo động vang rền Tel Aviv, Hamas nói ‘tiến gần chiến thắng’

Đêm 7/10, trang Ynet của Israel đưa tin, Thủ tướng Netanyahu đã mời thủ lĩnh phe đối lập là ông Yair Lapid và ông Benny ...

Chính quyền Palestine kêu gọi Liên đoàn Arab họp khẩn cấp, Israel tăng quân tiếp viện

Chính quyền Palestine kêu gọi Liên đoàn Arab họp khẩn cấp, Israel tăng quân tiếp viện

Ngày 8/10, chính quyền Palestine đã đệ trình lời kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của Liên đoàn Arab ở cấp bộ ...

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 'bật mí' nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel

Đại sứ Nguyễn Quang Khai 'bật mí' nguyên nhân Hamas ồ ạt tấn công Israel

Cuộc tấn công 'bất ngờ với quy mô chưa từng có' của Hamas vào Israel có thể sẽ leo thang và lan rộng ra toàn ...

Đọc thêm

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Khoảnh khắc Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs và cậu bé 'Lôi Con' hội ngộ gây 'sốt' mạng xã hội.
Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đội Công binh Việt Nam gấp rút hoàn thành các công trình hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu vực Abyei.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động