Du học sinh Việt tại châu Âu: An toàn là khi ngồi yên một chỗ

Quang Đào
TGVN. Trước tình hình các quốc gia châu Âu đang chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, du học sinh Việt Nam tại đây phải tìm cách “sống chung với lũ”, tăng cường sức khoẻ và hơn hết, không hoảng loạn, đảm bảo an toàn cho bản thân bằng việc cách ly với xã hội…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
du hoc sinh viet tai chau au an toan la khi ngoi yen mot cho Nhiều du học sinh Việt tại Mỹ quyết định không về nước tránh dịch Covid-19
du hoc sinh viet tai chau au an toan la khi ngoi yen mot cho Dịch Covid-19: Du học sinh Việt vượt khó để 'cùng nhau ở nhà' tại trời Âu
du hoc sinh viet tai chau au an toan la khi ngoi yen mot cho
Linh Chi trên đường phố Paris những ngày cuối tháng Hai.

Đại dịch Covid-19 đang như một cơn bão quét qua toàn bộ các quốc gia ở châu Âu. Con số những ca nhiễm mới ngày một tăng lên với mức chóng mặt. Tính đến ngày 24/3, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã lên tới hơn 150.000.

Rất nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp phong tỏa và đưa ra lệnh giới hạn đi lại nhằm ứng phó với Covid-19. Trong lịch sử hiện đại, chưa có quốc gia nào ở châu Âu trong thời bình phải tiến hành các biện pháp hạn chế đi lại và tụ tập đông người một cách toàn diện như vậy, kể cả trong nhiều biến cố nghiêm trọng như khủng hoảng giá dầu hay chủ nghĩa khủng bố.

Những con phố sầm uất đầy ắp các cửa hàng lấp lánh ánh đèn ngày nào giờ đây đã trở nên vắng vẻ, quạnh hiu. Những quảng trường nổi tiếng tại Paris (Pháp) hay Milan (Italy) đông đúc khách du lịch giờ đây chỉ còn bóng dáng của cảnh sát đi tuần và khuyên nhủ người dân không ra ngoài đường.

Khi giấc mơ không thành thật

Hoàng Linh Chi, 26 tuổi, hiện đang theo học ngành tiếng Pháp tại trường ACCORD Paris để tiếp tục theo học Master. Cô mới “chân ướt chân ráo” sang Pháp được một tháng, khi mà dịch Covid-19 còn chưa bùng phát căng thẳng như hiện nay.

Từng du lịch sang châu Âu khi mới bước chân vào Đại học, Linh Chi đã ấp ủ giấc mơ du học Pháp, đất nước của tình yêu từ rất lâu. Giữa tháng Hai, Pháp mới chỉ ghi nhận vài chục ca nhiễm Covid-19, Linh Chi có chút lo lắng trước khi nhập học. Tuy nhiên, vì kế hoạch học tập không thể lùi hay hoãn được nên cô vẫn quyết định triển khai như dự định.

Trước khi bay, Chi nghĩ rằng, Pháp có một nền y tế hiện đại nên yên tâm mọi thứ chắc sẽ ổn. Tuy nhiên, khi sang đến nơi thì thực tế lại không hẳn như vậy, người dân tại Pháp không cảnh giác phòng chống Covid-19 như ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người cũng là một việc không hề đơn giản. Bạn sẽ phải cân nhắc giữa việc đeo khẩu trang để phòng bệnh cho bản thân, vì xung quanh có rất nhiều người ho, hắt hơi, sổ mũi mà không thể biết được họ có đang bị nhiễm virus hay không. Hoặc, việc đeo khẩu trang ra đường cũng có thể khiến bạn phải nhận những lời lẽ không mấy thiện cảm đến từ người dân bản địa…

“Vì sang vào lúc có dịch nên tôi cũng chưa đi chơi lang thang hay tham quan được gì, điều này thì có hơi buồn chút. Sau khi đi học được hai tuần thì tình hình dịch tại Pháp căng thẳng nên toàn bộ trường học phải đóng cửa và mọi người được giới nghiêm tại nhà, trường tôi thì không tổ chức học trực tuyến nên mình phải ở nhà và tự học”, Linh Chi chia sẻ.

Cũng như những “người mới đến” khác, Linh Chi cũng muốn được đi thăm thú khám phá nhiều nơi, bản thân cô đang trong giai đoạn học tiếng nên càng muốn được đi nhiều để tranh thủ rèn luyện kỹ năng giao tiếp với người bản địa.

Tuy nhiên, Linh Chi buộc phải tự khắc phục bằng cách “tận hưởng” việc phong tỏa theo cách của riêng mình, coi như có thêm thời gian để tự học tập, rèn luyện, tiết kiệm thời gian di chuyển vì từ nhà đến trường khá xa và tranh thủ tập luyện thể dục thể thao trong nhà.

du hoc sinh viet tai chau au an toan la khi ngoi yen mot cho
Ga metro ở Paris cũng không còn bóng dáng người.

Những ngôi sao hy vọng

Tuy nhiên, đó là thời gian đầu khi dịch Covid-19 chưa diễn ra phức tạp như hiện này. Đối với Ngô Trang, một nghiên cứu sinh ở Nottingham, Anh, cuộc sống đang bị đảo lộn khá nhiều. Ngô Trang đã nhiều ngày liền phải ở yên trong nhà, học tập và làm việc online. Các quán ăn đóng cửa, siêu thị thiếu giấy vệ sinh cũng như nước rửa tay do nhu cầu mua sắm và tích trữ đồ của người dân tăng cao.

Điều khiến Ngô Trang khá lo lắng, đó là truyền thông đưa tin dịch Covid-19 không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ người trẻ tuổi, cho nên vẫn thấy các bạn trẻ người Anh ra đường tụ tập mà không đeo khẩu trang. Tuy nhiên, hiện nay, đường phố tại Nottingham cũng vắng vẻ hơn nhiều, và cô cũng không thấy người lớn tuổi trên đường phố nữa.

Tại Italy, những ngày đầu phong tỏa, đường phố, cuộc sống người dân khá hỗn loạn, nhưng sau đó tình hình đã dịu trở lại. Nguyễn Như Ngọc, nghiên cứu sinh tại trường Đại học Bách khoa Milan kể về trải nghiệm đi siêu thị, trong bối cảnh “phong tỏa”. Siêu thị chỉ cách nhà tầm 7 phút nhưng ba chị em cũng phải lập “chiến lược” hẳn hoi.

Vừa đến nơi, Ngọc đã thấy một hàng người kéo dài, không phải vì nhiều người đến sớm hơn mà mọi người xếp cách nhau 2m (có khi còn hơn) – Ngọc gọi đây là “khoảng cách vàng”.

Tất cả mọi người đều xử sự rất văn minh, không chen lấn xô đẩy và vẫn cố gắng giữ “khoảng cách vàng”, điều đó khiến Ngọc thật sự xúc động. Thành phố Milan đã cố gắng cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho người dân và ngược lại, người dân cũng luôn ý thức bảo vệ cộng đồng chính là bảo vệ bản thân mình. Ngọc và các bạn đã cố gắng lấy thật nhiều đồ có thể, không phải để dự trữ vì sợ thiếu thực phẩm mà là để tránh phải ra đường những ngày sắp tới.

du hoc sinh viet tai chau au an toan la khi ngoi yen mot cho
Cửa hàng Marco’s Pizza tặng bánh pizza miễn phí cho những y bác sĩ đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở Italy.

Và người dân Italy cũng kêu gọi những hoạt động nhằm cổ vũ tinh thần cho y bác sĩ trong bệnh viện như hát cùng nhau trên ban công, cửa sổ vào lúc 6h chiều là thời gian mà toàn dân sẽ biết được con số ca nhiễm mới và tử vong trong ngày. Từ ngày 15/3, người dân Italy được kêu gọi hãy tắt đèn vào lúc 9h tối và dùng đèn pin, điện thoại, nến hướng lên bầu trời để cùng tạo nên một bức tranh lung linh như những vì sao ngập tràn niềm hy vọng khắp “đất nước hình chiếc ủng”...

Những hành động nhân văn được kêu gọi như đóng góp về tài chính, taxi miễn phí cho gia đình nghèo hay người dân lớn tuổi. Ngoài ra, nhiều cửa hàng đã nhận giao hàng tại nhà miễn phí nhu yếu phẩm, dược phẩm cho người cần tại vùng Bergamo (nơi có ca nhiễm Covid-19 lớn nhất tại vùng Lombardy).

Một cửa tiệm Pizza còn không thu tiền của những y bác sĩ bệnh viện khi họ đặt đồ ăn tối, trên tờ hoá đơn còn có một lời cảm ơn được viết tay…

Muốn nhưng không nên về

Việc sinh sống tại tâm dịch mới của thế giới cũng khiến gia đình của các du học sinh lo lắng và mong muốn con về nhà do công cuộc chống dịch của Việt Nam diễn ra rất quy củ và an toàn. Dù sao thì, là người Việt Nam trong tình trạng căng thẳng và đầy ắp lo âu này, việc được trở về với vòng tay ấm áp của quê hương, sự chăm sóc và tình yêu thương của gia đình có lẽ sẽ là sự lựa chọn số một.

Cuộc sống nơi “đất khách quê người” có chút khó khăn, bất tiện và thiếu thoải mái do bị gò bó bên trong bốn bức tường, nhưng đây là tình trạng chung của thế giới chứ không chỉ riêng mỗi châu Âu.

Với Linh Chi: “Ban đầu khi thấy bạn bè xung quanh thi nhau bay về, bản thân mình cũng hơi dao động, một phần cũng vì nhớ nhà và người thân gọi điện giục về. Thế nhưng, khi đọc báo thì thấy tình trạng người Việt bị kẹt lại ở các sân bay khá nhiều và không được nhập cảnh ở một số địa bàn do tình trạng phong toả… mới thấy rằng sao chuyến đi trở về nhà lại vất vả đến như vậy và thương cho mọi người”.

Trong quá trình di chuyển, Linh Chi cho rằng nguy cơ lây nhiễm có lẽ sẽ còn cao hơn, chưa kể tại sân bay đông đúc cũng có thể là một ổ dịch lớn. Một người bạn của Linh Chi trên đường từ sân bay về khu cách ly ở Việt Nam đã ngồi cạnh một hành khách, sau vài ngày thì người đó có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, tuy đã có kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng những chuyến đi như vậy thực sự sẽ vô cùng nguy hiểm và đáng lo ngại hơn rất nhiều.

Linh Chi cũng muốn gửi thông điệp tới cộng đồng người Việt ở châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung rằng, nếu thực sự không bắt buộc phải về thì các bạn hãy cứ yên tâm ở lại, vừa là tự bảo vệ bản thân mình vừa là bảo vệ những người xung quanh. Hiện tại đa số ca nhiễm mới tại Việt Nam đều là người từ châu Âu về, điều này tạo thêm rất nhiều áp lực, vất vả cho nhà nước và mọi người ở nhà.

Vì thế, nếu bản thân có thể và có điều kiện ở lại, tự cách ly, tự bảo vệ mình thì cứ nên ở yên một chỗ thay vì tìm mọi cách để về nước mà cũng không chắc chắn rằng sẽ bảo vệ mình khỏi dịch bệnh nguy hiểm này.

du hoc sinh viet tai chau au an toan la khi ngoi yen mot cho

Dịch Covid-19: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản thông báo về tình hình du học sinh

TGVN. Bà Vũ Thị Liên Hương, phụ trách Bộ phận Giáo dục Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, đến nay chưa có du ...

du hoc sinh viet tai chau au an toan la khi ngoi yen mot cho

Dịch Covid-19: Đại sứ quán Việt Nam tại Nga theo dõi sát tình hình lưu học sinh Việt Nam

TGVN. Ông Lý Tiến Hùng, Bí thư thứ nhất Phòng Công tác lưu học sinh - Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đã đề cập ...

du hoc sinh viet tai chau au an toan la khi ngoi yen mot cho

Du học sinh có nên về nước khi dịch Covid-19 đang hoành hành ở châu Âu?

TGVN. Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Đặng Thị Hải Tâm cho biết, có 3 lý do không nên đưa con về Việt Nam vào ...

Đọc thêm

Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Tổng thống Putin đã vui vẻ nhận lời mời thăm Việt Nam và hiện hai bên thống nhất sẽ phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để ...
Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Những kẻ khủng bố nhà hát Crocus đã nhanh chóng bị cảnh sát Nga bắt giữ bởi những hình ảnh ghi lại từ camera giám sát.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-4/4/2024 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Nhân dịp ông Prabowo Subianto được bầu làm Tổng thống Indonesia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động