Askja là một ngọn núi lửa nằm ở vùng cao nguyên xa xôi của Iceland. Askja nằm trong cánh đồng dung nham Odadahraun, vùng đất hoang vu rộng lớn giống như sa mạc có diện tích 5.000 km2 thuộc công viên quốc gia Vatnajokull. Trong ảnh: Hình ảnh các miệng hố từ vụ phun trào năm 1961 của núi lửa Askja. (Nguồn: Reuters)
Cộng hòa Iceland, còn được gọi là Băng Đảo, là đảo quốc thuộc châu Âu, có diện tích 103.000 km2 và dân số chỉ khoảng 337.000 (theo Worldometers).
Nằm giữa Đại Tây Dương, giáp với vòng Bắc Cực nên Iceland có khí hậu rất lạnh giá với nhiều sông băng, núi băng.
Theo National Geographic, khoảng 11% diện tích Iceland được bao phủ bởi lớp băng vĩnh viễn. Dòng sông băng Vatnajökull ở đất nước này lớn nhất châu Âu và lớn thứ ba thế giới (sau sông băng tại Nam cực và Greenland) với bề mặt rộng khoảng 8.100 km2.
Bên cạnh sông băng, núi băng, Iceland cũng có nhiều núi lửa, suối nước nóng và nguồn địa nhiệt khổng lồ do nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương. Theo Reference, chính vì có sông băng và núi lửa cùng nhau nên Iceland được gọi là vùng đất lửa và băng.
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Iceland trong những khung hình được Reuters đăng tải.
Khung cảnh trắng xoá một màu của Fjallsarlon, một trong hai sông băng nổi tiếng nhất Iceland, bên cạnh Jokulsarlon. (Nguồn: Reuters)
Hồ Askja là hồ sâu nhất của Iceland với độ sâu hơn 200 m (656 ft). Hồ được hình thành vào năm 1875 khi một vụ phun trào mạnh xảy ra ở phía Nam của miệng núi lửa cùng tên. Trong ảnh: Du khách bơi trong hồ nước được tạo thành ở hố phun trào của núi lửa Askja ở công viên quốc gia Vatnajokull, Iceland. (Nguồn: Reuters)
Khí núi lửa thoát ra từ các lỗ thông hơi tại một miệng hố của núi lửa Askja. (Nguồn: Reuters)
Bong bóng khí bốc lên từ vũng nước được đun nóng ở núi lửa Askja. (Nguồn: Reuters)
Những tảng băng trôi với hình thù kỳ lạ trên sông băng Jokulsarlon, phía Nam Iceland. (Nguồn: Reuters)
Hồ Oskjuvatn được tạo ra trong vụ phun trào núi lửa Askja năm 1875, ở công viên quốc gia Vatnajokull, Iceland. (Nguồn: Reuters)
Các mảnh băng trôi nổi trên hồ Fjallsarlon thuộc sông băng Fjallsjokull, miền Nam Iceland. (Nguồn: Reuters)
Cảnh quan xung quanh núi lửa Askja trông giống như một hành tinh xa lạ, do có địa hình giống như sa mạc, được bao phủ bởi tro bụi và dung nham. (Nguồn: Reuters)
Trên thực tế, chương trình Apollo của NASA đã sử dụng khu vực này để chuẩn bị cho các phi hành gia thực hiện sứ mệnh lên mặt trăng. (Nguồn: Reuters)
NASA tin rằng cảnh quan và địa chất có thể tương tự như mặt trăng. Vào năm 2015, một số phi hành gia này đã quay trở lại Askja. Trong ảnh: Khách du lịch đi bộ dọc theo mép miệng hố Viti của núi lửa Askja. (Nguồn: Reuters)
Một khối băng tan chảy tại bãi biển Diamond, gần sông băng Jokulsarlon ở phía Nam Iceland.
Hồ Viti được hình thành cuối vụ phun trào của núi lửa Askja năm 1875. Nhiệt độ nước ở đây thay đổi, tùy thuộc vào lượng nước tan chảy từ sông băng chảy vào miệng núi lửa. Trung bình, nhiệt độ khoảng 30°C. Khu vực sâu nhất ở trung tâm miệng núi lửa hơn 8 mét. (Nguồn: Reuters)
Từng là nơi huấn luyện của phi hành đoàn Apollo 11, tấm thảm rêu ngoạn mục Eldhraun được hình thành từ năm 1783 đến năm 1784, sau vụ phun trào núi lửa tàn khốc nhất trong lịch sử Iceland. (Nguồn: Reuters)
Những mảnh băng trôi, những khối băng vỡ ra từ một khối băng lớn, trôi nổi trên mặt nước Jokulsarlon, sông băng ở phía Nam Iceland. (Nguồn: Reuters)
Skaftafellsjokull, sông băng được tách ra khỏi chỏm băng Vatnajokull, ở phía Nam Iceland. (Nguồn: Reuters)
Baoquocte.vn. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ được tổ chức từ ngày 7-11/11, dự kiến có khoảng 800 đại biểu, khách mời trong nước và quốc tế.
Học viện Ngoại giao vừa giới thiệu chùm sách 'Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn từ Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân', bao gồm bốn tác phẩm mới nhất của ông.
Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức thành công đêm nhạc 'Q' pop & Quechua Concert' nhằm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Peru.