Nhỏ Bình thường Lớn

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Mới đây, tại phiên thẩm tra dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi), Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục (VHGD) của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban VHGD Nguyễn Đắc Vinh cho biết, qua thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) của cơ quan chủ trì soạn thảo.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét
Tỉnh Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Tin liên quan
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Ông Nguyễn Đắc Vinh đánh giá: “Ban soạn thảo đã vất vả ngày, đêm để dự án luật được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.

Trong quá trình phối hợp thẩm tra dự án Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu nhiều ý kiến góp ý; có báo cáo tiếp thu, giải trình đối với các nội dung cụ thể”.

Đồng thời, để phục vụ cho công tác thẩm tra, Thường trực Ủy ban VHGD đã chủ động ban hành kế hoạch, tiến hành thẩm tra theo quy trình, quy định; tổ chức khảo sát, hội thảo, tọa đàm xin ý kiến các chuyên gia về dự thảo Luật.

Qua nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các cơ quan, các chuyên gia, có một số vấn đề cần tiếp tục được thảo luận kỹ lưỡng.

Trình bày báo cáo tại phiên giải trình, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đề cập sự cần thiết xây dựng dự án Luật là nhằm thể chế hóa văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến văn hóa và xây dựng pháp luật.

Khắc phục những bất cập, hạn chế sau 23 năm thực hiện Luật Di sản văn hoá 2001 và 15 năm thực hiện luật di sản văn hoá sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá 2009, như: Một số quy định của Luật còn mang tính nguyên tắc chung, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; Một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được quy định trong luật;

Rà soát các luật có liên quan trực tiếp với Luật Di sản văn hóa có quy định liên quan đến di sản văn hóa hoặc gián tiếp có liên quan để quy định trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Về nội dung cơ bản và những điểm mới của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương thông tin, trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ và Quốc hội thông qua tại hồ sơ lập đề nghị Luật.

Bộ đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo các ý kiến góp ý tại Báo cáo Thẩm tra sơ bộ, ý kiến của các đại biểu, các cơ quan chuyên môn của Quốc hội.

Tại phiên họp, hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao ban soạn thảo đã dày công xây dựng, tiếp thu nghiêm túc các ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Luật. Các đại biểu đóng góp cụ thể vào một số nội dung cần ban soạn thảo nghiên cứu kỹ hơn.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban VHGD Nguyễn Đắc Vinh đề nghị ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp, rà soát các vấn đề xung đột pháp lý giữa dự thảo luật Di sản văn hoá (sửa đổi) với một số luật khác, nhất là Luật Lưu trữ, Luật Khoáng sản như ý kiến của các đại biểu.

Ban soạn thảo cần rà soát thêm các nội dung quy định về sở hữu, quy hoạch, về mức đãi ngộ của các nghệ nhân, về việc xếp loại và tổ chức bộ máy của bảo tàng, việc thành lập Quỹ di sản…

(theo Báo Văn hóa)

Cây sưa trăm tuổi vừa được công nhận di sản Việt Nam hút du khách đến check-in

Cây sưa trăm tuổi vừa được công nhận di sản Việt Nam hút du khách đến check-in

Chín cây giáng hương ấn trăm tuổi vừa được công nhận di sản Việt Nam đã thu hút hàng trăm người chen chân check-in.

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu ...

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ...

Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Tối 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh ...

Vận động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Vận động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Ngày 8/5 tới, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức "Tọa đàm quốc tế vai trò cộng ...