Du thuyền Diamond Princess: Chuyến đi ác mộng

Duy Quang
TGVN. Sự chậm trễ của giới chức Nhật Bản, cùng với các biện pháp ngăn chặn và cách ly không hiệu quả, đã biến chiếc du thuyền hạng sang Diamond Princess thành một thảm họa dịch tễ học lênh đênh giữa biển. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
du thuyen diamond princess chuyen di ac mong Cập nhật 14h ngày 26/2: 14% ca xuất viện ở Trung Quốc tái nhiễm Covid-19, 45 hành khách rời tàu Diamond Princess có dấu hiệu nhiễm bệnh
du thuyen diamond princess chuyen di ac mong Nhật Bản: Thêm một hành khách trên du thuyền Diamond Princess tử vong vì Covid-19
du thuyen diamond princess chuyen di ac mong
Tàu Diamond Princess. (Nguồn: Getty)

Đêm cuối cùng trong hành trình hai tuần nghỉ dưỡng, thuyền trưởng Diamond Princess thông báo một khách rời du thuyền 9 ngày trước có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, chủng mới virus corona gây ra dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ để khiến hành khách trên tàu lo sợ và chiếc Diamond Princess vẫn đang ung dung tiến về thành phố lớn thứ hai Nhật Bản - Yokohama.

Nhằm giảm thiểu nỗi lo lắng của hành khách, tàu Diamond Princess vội vã tổ chức hàng loạt hoạt động giải trí như biểu diễn văn nghệ, bóng bàn, karaoke… khi biết tin hành khách của mình phải ở lại trên tàu thêm một ngày để giới chức y tế kiểm tra xem họ có bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.

Kể từ khi có thông tin một hành khách Hong Kong (Trung Quốc) đi tàu từ tháng trước bị nhiễm virus corona, chính phủ Nhật Bản phải mất đến 72 giờ mới đưa ra quyết định cách ly toàn bộ tàu Diamond Princess. Tất cả hoạt động tập thể đã đặt toàn bộ hành khách trên tàu có nguy cơ bị phơi nhiễm với loại virus nguy hiểm này. Kết quả là, vào ngày 4/2, các hành khách trên tàu nhận được tin giật gân: 10 người trên tàu đã được xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Những ký ức đáng quên

Bị mắc kẹt trong các khoang tàu, 2.666 hành khách lúc này có dịp để nhớ lại từng khoảnh khắc có thể đã khiến họ bị nhiễm virus trong những ngày đầu đưa ra thông báo.

Trong một bữa tiệc buffet tại khoang 14, hành khách được yêu cầu rửa tay trước khi xếp hàng. Bây giờ họ tự hỏi vì sao tiệc buffet đó vẫn được diễn ra ngay cả khi nhân viên tàu đã biết về trường hợp bị nhiễm bệnh đầu tiên. Ký ức về những buổi đấu giá nghệ thuật, những buổi trà chiều sang trọng, những đêm đố vui và trò chơi từng là những phút giây giải trí vui vẻ đều ùa về với một màu sắc u ám.

Một người phát ngôn của hãng vận hành tàu, Princess Cruises nói rằng thủy thủ đoàn đã tiến hành việc “vệ sinh thường xuyên”, sử dụng chất khử trùng được cho là “có thể nhanh chóng tiêu diệt được virus corona trong vòng 30 giây”. Tuy nhiên, những biện pháp đó dường như không có tác dụng gì. Mỗi ngày lại có nhiều ca nhiễm mới hơn: 10, 10 ca khác, và rồi một lúc 41 ca...

Điều khiến các hành khách lo sợ hơn cả là việc thông tin đã có thể bị giấu đi. Hàng giờ đồng hồ đã trôi qua giữa lúc Bộ Y tế Nhật Bản phát đi thông báo ca nhiễm mới và lúc mọi người trên tàu được truyền lại thông tin.

Mọi người trên tàu đã tìm cách đếm số lượng xe cứu thương đậu trên cảng để đoán số ca nhiễm mới được xác định mỗi ngày. Các hành khách Nhật treo những tấm biển dọc các boong tàu, một trong số đó ghi “Thiếu thuốc men trầm trọng, thiếu cả thông tin”.

Các biện pháp và cách xử lý liên tục được thay đổi trong thời gian cách ly. Trong ngày thứ hai, các nhân viên y tế bắt đầu cho những hành khách trong các buồng kín không có cửa sổ được ra ngoài hít thở không khí trong lành. Mãi đến ngày tiếp theo, hành khách mới được khuyến cáo giữ khoảng cách giữa người với người ít nhất trong vòng 2 mét.

Vào ngày thứ năm của lệnh cách ly, hành khách được phát khẩu trang N95 và phải đeo chúng khi mở cửa phòng để nhận thức ăn hay nhu yếu phẩm từ thủy thủ đoàn. Một tuần sau lệnh cách ly, chính quyền Nhật Bản thông báo một số hành khách sẽ được phép rời tàu, bao gồm những người 80 tuổi trở lên có triệu chứng bệnh hay những người bị cách ly trong các buồng không có cửa sổ.

Động thái đó không khiến tình hình trở nên khả quan hơn. Hành khách đã phải đợi nhiều ngày mới được kê đơn thuốc cho những bệnh mãn tính như tiểu đường hay huyết áp. Mọi người không còn đủ kem đánh răng và quần áo sạch để mặc.

du thuyen diamond princess chuyen di ac mong
Các nhân viên y tế đi khám nghiệm trên tàu. (Nguồn: AFP)

Ổ dịch bệnh khổng lồ

Tadashi Chida, một hành khách 70 tuổi, gửi một lá thư viết tay tới Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản phản ánh rằng thủy thủ đoàn có vẻ bị kiệt sức và các nhân viên cách ly thì không chú ý đủ đến những người có triệu chứng bệnh và mọi việc đã vượt quá ra khỏi tầm kiểm soát. Con tàu giờ đây thực sự đã trở thành một ổ dịch đúng nghĩa.

Trong khi hành khách có thể tự cách ly trong cabin riêng trên Diamond Princess, 1.045 nhân viên thủy thủ đoàn không thể làm như vậy. Bởi họ là người duy trì sự sống cho du thuyền. Họ chuẩn bị thức ăn và mang tới từng cabin cho khách, công việc thường ngày nhưng khiến họ bị cáo buộc vô tình làm lây nhiễm Covid-19 trên tàu. Tính đến nay, 85 thủy thủ đã được xác định dương tính với virus.

Thậm chí sau khi một số nhân viên tàu bị sốt, họ vẫn ở chung phòng với những người khác. “Bạn cùng phòng vẫn ở đây với tôi nhưng ông ấy vẫn đang phải làm việc”, một nhân viên dọn phòng bị sốt cho biết. Ông cho rằng việc cách ly trên tàu chẳng giải quyết được gì bởi họ đã bị mắc kẹt trong một cái ổ dịch khổng lồ.

Virus cũng đã tấn công các nhân viên y tế cộng đồng khi họ lên con tàu. Rất nhiều người trong số họ chưa có đủ kinh nghiệm đối phó với bệnh truyền nhiễm. Một số nhân viên không trang bị đủ trang thiết bị bảo hộ. Hiện đã có 6 nhân viên nhiễm bệnh.

Phản ứng chậm trễ

Tính đến ngày 29/2, du thuyền Diamond Princess đã có 691 705 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong.

Giới chức Hong Kong thông báo ca bệnh này cho Bộ Y tế Nhật Bản vào sáng sớm 2/2. Tuy nhiên, người phát ngôn Princess Cruises cho biết tới ngày 3/2 họ mới nhận được “xác nhận chính thức” và thông báo cho hành khách vào tối hôm đó. Sau khi du thuyền cập cảng Yokohama, các nhân viên y tế đến từng phòng kiểm tra nhiệt độ, triệu chứng ho và tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2 với một số hành khách.

Khi kết thúc thời hạn 14 ngày cách ly, chính phủ Mỹ trong tuần vừa qua đã cho phép 14 công dân bị phơi nhiễm với virus corona lên những chuyến bay sơ tán về nước với hàng trăm hành khách khác. Chính quyền Nhật Bản thì để gần 1.000 hành khách trước đó có kết quả xét nghiệm âm tính trở về và đi lại tự do, mặc cho việc nhiều chuyên gia lo sợ rằng một số có thể bị nhiễm virus và chưa phát triển triệu chứng. Lo ngại lớn nhất mà Nhật Bản đang vướng phải, đó là những hành khách này sẽ gây lây lan virus trên toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản. Thật vậy, một phụ nữ 60 tuổi ban đầu được xét nghiệm âm tính, hiện đã bị sốt và cho kết quả dương tính với virus corona. Riêng Nhật Bản (không tính tàu Diamond Princess) hiện đang có 161 ca nhiễm virus corona và 1 ca tử vong.

Ngày 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato xin lỗi và thừa nhận rằng có 23 hành khách rời khỏi du thuyền mà không được xét nghiệm và đã sử dụng các phương tiện công cộng. Các quan chức Nhật Bản khẳng định họ đã làm những gì tốt nhất có thể trong tình huống khẩn cấp, nhằm ngăn chặn không để virus lây lan ra bên ngoài. Ngay khi xác nhận ca nhiễm virus đầu tiên trên tàu, nhà chức trách đã quyết định cách ly toàn bộ con tàu để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Nhật Bản cũng tuyên bố biện pháp cách ly đã đạt hiệu quả lớn.

Hai quan chức Mỹ nói với tờ New York Times rằng, sau khi biết tin 14 hành khách Mỹ dương tính với virus bay về Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã rất tức giận. Quyết định đưa họ trở về nước đã khiến ông rất bất ngờ. Đến bây giờ, Mỹ đã ghi nhận 57 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.

Diamond Princess trở thành một thảm hoạ về mặt dịch tễ học, biến kỳ nghỉ dưỡng của toàn bộ hành khách thành một cơn ác mộng khi bị lênh đênh trên biển, không có lối thoát, với nguy cơ nhiễm một căn bệnh nguy hiểm chưa có thuốc chữa luôn kề cạnh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến điều này xảy ra: sự phản ứng chậm trễ của chính phủ, những biện pháp cách ly và phòng dịch vụng về, thiếu kinh nghiệm. Chưa hết, những hành khách có thể mang mầm mống của virus SARS-CoV-2 từ trên tàu đã trở về quê nhà, khiến dịch Covid-19 vốn đã khó lường, ngày một trở nên nguy hiểm hơn.

Tàu du lịch Diamond Princess, được đăng ký tại Anh và sở hữu bởi công ty Princess Cruise, bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3/2004, chủ yếu được sử dụng cho các chuyến du lịch trên biển quanh khu vực châu Á và châu Úc. Hãng vận hành con tàu, Princess Cruises được xếp hạng vào loại tàu hạng Grand, với chiều rộng của thân tàu lên đến 37,5m, lớn nhất trong các tàu hạng Grand khác. Diamond Princess và chiếc tàu cùng loại mang tên Sapphire Princess đều do Tập đoàn Công nghiệp hạng nặng Mitsubishi sản xuất tại Nagasaki, Nhật Bản.
du thuyen diamond princess chuyen di ac mong Nhật ký Covid-19 trên tàu Diamond Princess: Chán ngấy, cảm giác bị bỏ rơi và sự cứu rỗi (kỳ cuối)

TGVN. Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) khiến cho chuyến du lịch châu Á đầu tiên của vợ chồng Spencer ...

du thuyen diamond princess chuyen di ac mong

Nhật ký Covid-19 trên tàu Diamond Princess: Những ‘tù nhân hạng sang’ bất đắc dĩ (kỳ I)

TGVN. Nhật ký của một cặp vợ chồng người Anh về một kỳ nghỉ cuộc đời trị giá 7.000 bảng Anh đã trở thành 17 ...

du thuyen diamond princess chuyen di ac mong Lên tàu chống dịch, 2 quan chức Nhật Bản nhiễm Covid-19

TGVN. Hai quan chức Nhật Bản đã bị nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19) sau khi được đưa lên du thuyền Diamond Princess để giúp ...

du thuyen diamond princess chuyen di ac mong Nga sơ tán 8 công dân trên tàu Diamond Princess

TGVN. Văn phòng thư ký của Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết, 8 công dân Nga trên con tàu du lịch Diamond Princess, nơi ...

(theo New York Times)

Đọc thêm

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Điện chia buồn về thiệt hại do mưa lớn và lũ lụt tại Tanzania

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chia buồn khi được tin về các trận mưa lớn và lũ lụt gần đây tại Tanzania gây thiệt hại nghiêm trọng về ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMN 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. SXMN 27/4. kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 27 ...
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động