Đưa công nghiệp văn hoá ở Việt Nam trở thành lĩnh vực đột phá mới trong phát triển bền vững

Phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, là “dòng chảy”, là xu thế, đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Trong đó, Việt Nam không là ngoại lệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đầu tiên về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, ngày 22/12/2023. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đầu tiên về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, ngày 22/12/2023. (Nguồn: TTXVN)

Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa được xem là một khâu đột phá trong phát triển, nhằm thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, soi đường cho quốc dân đi trong sự nghiệp đổi mới.

Xu thế phát triển

Thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” (the culture industry) lần đầu tiên xuất hiện năm 1944, trong cuốn sách Dialectic of Enlightenment của hai nhà nghiên cứu người Đức là Adorno và Horkneimer.

Năm 1982, UNESCO cho rằng: “Công nghiệp văn hóa xuất hiện khi các hàng hóa và dịch vụ văn hóa được sản xuất và tái sản xuất, được lưu trữ và phân phối trên dây chuyền công nghiệp và thương mại, tức là trên quy mô lớn, phù hợp với chiến lược kinh tế hơn là phát triển văn hóa”.

Ở nước Anh, nhà kinh tế học John Howkins khởi xướng khái niệm nền kinh tế sáng tạo (creative economy) như một gợi ý về việc sử dụng những tiềm năng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới. Thuật ngữ này đã khởi phát những khái niệm mới như các ngành kinh tế sáng tạo (creative industries), các ngành công nghiệp văn hoá (cultural industries), khởi nghiệp (start-up).

Công nghiệp văn hóa hiện đang là “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều nền kinh tế thế giới. Ở nước Anh, công nghiệp văn hóa đã tạo ra thu nhập khoảng 112,5 tỷ bảng/năm, đóng góp 5% GDP, chiếm 10-15% thị phần công nghiệp văn hóa thế giới. Ở Nhật Bản, một đất nước có ngành công nghiệp văn hoá tầm cỡ; điển hình là xuất bản truyện, làm quà lưu niệm từ các tác phẩm truyện và làm các game từ các tác phẩm... trung bình doanh thu lên đến 2 tỷ USD.

Với Hàn Quốc, chiến lược phát triển và đầu tư bài bản đã mang lại “quả ngọt” cho nền công nghiệp văn hóa nước này. Xuất khẩu văn hóa đã thành trào lưu mang tên Hallyu - làn sóng văn hóa Hàn Quốc với những bộ phim truyền hình phủ sóng tại các nước châu Á đầu những năm 2000… cho đến các nhóm nhạc K-pop đình đám như BTS, BlackPink liên tục tạo tiếng vang lớn trong thị trường âm nhạc quốc tế.

Nhờ hướng đi đúng, công nghiệp văn hóa đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hàn Quốc và vươn lên vị trí thứ 7 thế giới, tạo ra khoảng 680.000 việc làm mỗi năm. Doanh thu ngành văn hóa Hàn Quốc đạt khoảng 120 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu văn hóa chiếm tới hơn 12 tỷ USD, vượt qua các mặt hàng sản xuất dẫn đầu như thiết bị gia dụng, xe điện và màn hình hiển thị...

Ở Việt Nam, vai trò kinh tế của văn hóa, của các ngành công nghiệp văn hóa ngày càng được nhận thức rõ, được thể hiện trong nhiều quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), công nghiệp văn hóa đã được đề cập chính thức trong Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nghị quyết đề ra mục tiêu: “Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam".

Ngày 18/6/2016, quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1755/QĐ-TTg) khẳng định, các ngành công nghiệp văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Chiến lược chỉ rõ các lĩnh vực của công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật; nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: "Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam". Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu 6 nhiệm vụ lớn, trong đó có: "khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh"…

Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Nguồn: Tienphong)
Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Nguồn: Tienphong)

Nhiều tiềm năng, lợi thế

Ở Việt Nam, nguồn lực cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa rất đa dạng và phong phú. Với chiều dài lịch sử phát triển cùng bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em, Việt Nam thực sự là kho tàng văn hóa mà không phải quốc gia nào cũng có được. 54 anh em dân tộc sinh sống trên dải đất hình chữ S đã hình thành nên những nền văn hóa đặc sắc, phong phú.

Bên cạnh những giá trị về văn hóa vật thể (các công trình kiến trúc nghệ thuật truyền thống), Việt Nam còn sở hữu vô số những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu (quan họ, ca trù, hát xoan, cải lương, tuồng, chèo…)… cùng một kho tàng vô giá về di tích, nghi lễ, lễ hội, trò chơi dân gian, thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán, truyền thuyết, hình tượng anh hùng... Tất cả đều có thể trở thành chất liệu tuyệt vời cho sáng tạo, tạo ra những sản phẩm văn hoá nghệ thuật vừa tôn vinh văn hoá dân tộc, vừa tạo ra sự khác biệt, giá trị riêng cho các sản phẩm văn hoá nghệ thuật.

Về nguồn lực con người, Việt Nam đang trong giai đoạn “dân số vàng”, tầng lớp trung lưu tăng nhanh. Dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người. Đây là nguồn lực quan trọng - điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa vừa với tư cách người sản xuất, vừa với tư cách người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ của ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, bên cạnh đội ngũ trí thức, các văn nghệ sĩ, Việt Nam còn có đội ngũ nghệ nhân dân gian trong các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, làm nghề truyền thống... Họ là những “báu vật sống” của đất nước trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, như du lịch, thủ công mỹ nghệ, âm nhạc...

Những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt vào ngày 8/9/2016, những thay đổi tích cực của cơ chế chính sách đã góp phần thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa Việt Nam có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của cả nước.

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau 7 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam, 12 ngành công nghiệp văn hóa đã đạt được một số thành tựu nhất định. Trong giai đoạn từ năm 2018-2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (44 tỷ USD). Phát triển công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, thu hút nguồn lực, lao động, việc làm và phát huy lợi thế cạnh tranh.

Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá trong công tác quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam: sự xuất hiện của 3 thành phố sáng tạo của Việt Nam (Hà Nội, Đà Lạt, Hội An) trên bản đồ các thành phố sáng tạo toàn cầu là một căn cứ vững vàng để Việt Nam xác định mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo là trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa thu hút và hội tụ sự sáng tạo tại khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên có trách nhiệm của UNESCO, Việt Nam đã thể hiện sự đóng góp tích cực bằng hành động thông qua việc: ban hành “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (năm 2016); đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO nhiệm kỳ (2011-2015); trúng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu rất cao…

Đặc biệt, việc Việt Nam 4 lần được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (năm 2019, 2020, 2022, 2023) cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của du lịch văn hoá - một trong 12 ngành công nghiệp văn hoá đối với cộng đồng quốc tế.

Công nghiệp văn hóa Việt Nam: Cần đột phá hơn về thể chế!

Phố đi bộ Hồ Gươm - không gian văn hóa được yêu thích và giàu tiềm năng tại Hà Nội. (Nguồn: dulichvietnam)

Để phát triển nhanh, bền vững, độc đáo và bản sắc

Để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, tại Hội nghị toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động; đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh", trên nền tảng văn hóa "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng" của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần chung là các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, trọng tâm, trọng điểm hơn; chủ động, phối hợp chặt chẽ, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa, khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo; chú trọng những ngành có nhiều tiềm năng, lợi thế (như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, phần mềm và các trò chơi giải trí), để đến năm 2030 giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp mới tăng cao được.

Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Theo đó, trước hết cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vai trò, vị trí của công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với đó là tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý để tạo cơ sở pháp lý, "khơi thông" nguồn lực thúc đẩy công nghiệp văn hoá phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế, như: chính sách ưu đãi về vốn, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sĩ, các doanh nghiệp khởi nghiệp…

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ phát triển công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới thông qua hoạt động giao lưu, hợp tác, liên doanh, liên kết với các quốc gia có nền công nghiệp văn hoá phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…;

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng mạng lưới các doanh nghiệp sáng tạo, có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh ở những lĩnh vực Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh như phần mềm, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn… tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa có chất lượng cao tham gia thị trường văn hóa trong nước và quốc tế.

Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực phát triển các ngành công nghiệp văn hoá thông qua các trường, thông qua liên kết với các doanh nghiệp, chương trình hợp tác với các đối tác quốc tế. Ngoài ra, bổ sung chỉ số thống kê về ngành công nghiệp văn hoá vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, để trên cơ sở dữ liệu này, có chính sách đầu tư, lộ trình phát triển phù hợp đối với toàn ngành công nghiệp văn hóa nói chung và từng ngành công nghiệp văn hoá nói riêng.

Để công nghiệp văn hóa đạt được như kỳ vọng “sáng tạo - bản sắc - độc đáo - chuyên nghiệp - cạnh tranh” không phải là điều đơn giản có thể làm được trong ngày một ngày hai. Theo các chuyên gia văn hóa, với những bất cập về phát triển công nghiệp văn hóa cho thấy chặng đường phía trước còn lắm gian lao, chúng ta cần phải có giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập phù hợp, nhất là trong cơ chế, chính sách; triển khai đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, thị trường, khoa học công nghệ, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, ngân hàng, thu hút nguồn lực hợp tác công tư, tập trung những sản phẩm, dịch vụ để tạo hiệu quả và sức lan tỏa, phát triển thương hiệu quốc gia…

Cùng với sự phát triển liên tục của khoa học-công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghiệp văn hóa dựa trên chất liệu cơ bản và quan trọng nhất là sáng tạo. Do vậy, xu hướng phát triển của sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phải đáp ứng được các yếu tố sáng tạo, có bản sắc riêng, mang tính độc đáo, đáp ứng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế...

Sự chung tay, trên dưới đồng lòng của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương chắc chắn sẽ giúp công nghiệp văn hóa trở thành lĩnh vực đột phá mới cho sự phát triển bền vững đất nước.

Ủy viên Caroline D. Phạm: ‘Chìa khóa’ thành công từ văn hóa Việt

Ủy viên Caroline D. Phạm: ‘Chìa khóa’ thành công từ văn hóa Việt

Với bà Caroline D. Phạm, các giá trị xuất phát từ gia đình, văn hóa Việt Nam đã góp phần không nhỏ giúp Ủy viên ...

Tháng 4  sẽ tràn ngập 'Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam' tại Làng Văn hóa

Tháng 4 sẽ tràn ngập 'Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam' tại Làng Văn hóa

Từ ngày 1/4-3/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt ...

Sứ giả văn hóa Việt Nam ra thế giới

Sứ giả văn hóa Việt Nam ra thế giới

Có một nguồn năng lượng đặc biệt toát ra từ vóc dáng nhỏ bé mà rắn rỏi của nữ sĩ quan cảnh sát Việt Nam ...

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2023: Khẳng định văn hoá là nguồn lực phát triển đất nước

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2023: Khẳng định văn hoá là nguồn lực phát triển đất nước

Các hoạt động điểm nhấn vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng ...

Văn hoá Việt Nam chạm tới trái tim công chúng Pháp

Văn hoá Việt Nam chạm tới trái tim công chúng Pháp

Chuỗi sự kiện độc đáo về văn hóa Việt Nam của dự án Toucher Arts vừa diễn ra tại nước Pháp, nhằm hưởng ứng 50 ...

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Nhìn từ 2 đêm diễn của BlackPink, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Nhìn từ 2 đêm diễn của BlackPink, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa

Nhìn độ nóng và doanh thu "khủng" từ hai đêm diễn của nhóm BlackPink, việc thu hút các sự kiện văn hóa, như các buổi ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngắm cá heo và lặn biển Lovina: Hành trình khám phá đỉnh cao Bali

Ngắm cá heo và lặn biển Lovina: Hành trình khám phá đỉnh cao Bali

Bali - hòn đảo thiên đường từ lâu đã trở thành điểm đến mơ ước của du khách Việt Nam bởi vẻ đẹp say đắm lòng người, với những bãi biển hoang sơ...
Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Các món ăn của Hà Nội nổi tiếng với sự tinh tế, nhẹ nhàng và đa dạng về hương vị của các nguyên liệu, nước dùng thanh, cùng loại rau tươi và gia vị.
Trải nghiệm các món đặc sản độc đáo của vùng Tây Bắc

Trải nghiệm các món đặc sản độc đáo của vùng Tây Bắc

Những món ăn truyền thống nổi tiếng ở vùng Tây Bắc với hương vị đậm đà đặc trưng đã thu hút sự thèm ăn của thực khách, kể cả những người khó tính nhất.
Cuba được công nhận là điểm đến văn hóa số một thế giới

Cuba được công nhận là điểm đến văn hóa số một thế giới

Theo TripAdvisor, Cuba được xếp hạng là điểm đến văn hóa số một trên thế giới.
Thái Lan-Lào: Chuyến tàu hỏa đầu tiên từ thủ đô Bangkok tới Vientiane

Thái Lan-Lào: Chuyến tàu hỏa đầu tiên từ thủ đô Bangkok tới Vientiane

Sáng 20/7, chuyến tàu khách quốc tế di chuyển từ nhà ga Thep Aphiwat ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã đến ga Khamsavath ở thủ đô Vientiane (Lào).
Ninh Bình đảm bảo an toàn cho du khách mùa mưa bão

Ninh Bình đảm bảo an toàn cho du khách mùa mưa bão

Mùa mưa bão khiến nhiều địa điểm xảy ra nguy cơ gây mất an toàn, tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo, tập trung triển khai việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 15]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 15]

John Rodrigo Dos Passos là nhà viết tiểu thuyết, phóng viên, làm thơ và viết kịch người Mỹ gốc Bồ Đào Nha.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 14]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 14]

Ernest Miller Hemingway (1899-1961) là một tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn và là một nhà báo.
Rối nước thu hút khách quốc tế tại Lễ hội mùa Hè Nhật Bản tại Hà Nội

Rối nước thu hút khách quốc tế tại Lễ hội mùa Hè Nhật Bản tại Hà Nội

Lễ hội mùa Hè Nhật Bản tại Hà Nội diễn ra từ 4-17/7 với nhiều hoạt động hấp dẫn như trải nghiệm trò chơi truyền thống, trang phục, ẩm thực.
Cà Phê Đạo đến từ Việt Nam được CNN đưa tin toàn cầu

Cà Phê Đạo đến từ Việt Nam được CNN đưa tin toàn cầu

Sau “The Tao of Coffee” do Warner Bros. Discovery sản xuất, phát sóng toàn cầu, triết lý Cà Phê Đạo đến từ Việt Nam tiếp tục được hãng truyền thông quốc tế CNN đưa tin ...
Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong các nghệ sĩ trẻ Việt Nam

Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong các nghệ sĩ trẻ Việt Nam

WYO và VICAS vừa phát động Lời kêu gọi các dự án nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới của các nghệ sĩ Việt Nam, khuyến khích họ vượt qua ranh giới.
Gia đình cố GS Nguyễn Lân góp phần xây dựng thư viện sách Huế

Gia đình cố GS Nguyễn Lân góp phần xây dựng thư viện sách Huế

Mới đây, gia đình cố GS Nguyễn Lân đã trao tặng 200 đầu sách đến UBND TP. Huế nhằm góp phần xây dựng thư viện sách Huế và lan tỏa văn hóa đọc đến cộng ...
Nét tương đồng thú vị giữa nghệ thuật múa truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc

Nét tương đồng thú vị giữa nghệ thuật múa truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc

Dù có những nét riêng, múa truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc vẫn chia sẻ nhiều đặc điểm chung về cách thể hiện, miêu tả và truyền tải thông điệp nghệ thuật.
Huế chọn ẩm thực để tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO

Huế chọn ẩm thực để tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO

Dự kiến tháng 6 tới, TP. Huế sẽ nộp hồ sơ đề cử tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với lĩnh vực ẩm thực.
Thăm cụm di tích kiến trúc tại làng cổ Lại Đà, quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thăm cụm di tích kiến trúc tại làng cổ Lại Đà, quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Làng Lại Đà, vùng quê yên bình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa cụm di tích kiến trúc nghệ thuật xưa.
Theo hành trình niên đại của các bảo vật quốc gia

Theo hành trình niên đại của các bảo vật quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thuật vừa xuất bản cuốn sách song ngữ Việt-Anh về bảo vật quốc gia Việt Nam.
Chùa Bà Đanh-núi Ngọc: Điểm tham quan ‘nổi tiếng’ của tỉnh Hà Nam

Chùa Bà Đanh-núi Ngọc: Điểm tham quan ‘nổi tiếng’ của tỉnh Hà Nam

Dân gian thường truyền tụng câu ‘vắng như chùa Bà Đanh’ để chỉ sự vắng vẻ, tuy nhiên, ít người biết đến địa danh được nhắc trong câu thành ngữ này.
Phát huy giá trị di tích Khu mộ bác sĩ A.Yersin thành điểm đến du lịch

Phát huy giá trị di tích Khu mộ bác sĩ A.Yersin thành điểm đến du lịch

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa đang triển khai phương án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ bác sĩ A.Yersin tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Phiên bản di động