Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quang Huy
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lý do Đức đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tại buổi họp báo công bố đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới ở Đức, ngày 12/6. (Nguồn: AFP)

Ngày 12/6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới. Đề xuất này được đưa ra sau 13 năm Đức đình chỉ mô hình nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

Tăng khả năng phòng thủ

Bộ trưởng Quốc phòng Đức lý giải rằng lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr) phải ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự phương Tây.

Dường như xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy Đức thực hiện cách tiếp cận phòng thủ mạnh mẽ hơn nhiều. Trong thời gian gần đây, Đức đầu tư mạnh vào các lực lượng vũ trang và chuẩn bị cho kế hoạch triển khai một lữ đoàn thiết giáp ở Lithuania - đợt triển khai thường trực ở nước ngoài đầu tiên kể từ sau Thế chiến II.

Theo các quan chức Bộ Quốc phòng Đức, mô hình nghĩa vụ quân sự mới của ông Pistorius, vốn dựa trên phần lớn hệ thống của Thụy Điển, là một “hình thức nghĩa vụ quân sự có chọn lọc dựa trên nguyên tắc tự nguyện nhưng có chứa các yếu tố bắt buộc nếu cần thiết”.

Tin liên quan
Đức sẽ sớm có quân đội thông thường lớn nhất ở châu Âu trong khuôn khổ NATO Đức sẽ sớm có quân đội thông thường lớn nhất ở châu Âu trong khuôn khổ NATO

Tài liệu được công bố về mô hình mới này cho biết, nam giới từ 18 tuổi sẽ được yêu cầu điền vào một biểu mẫu thông tin về sự sẵn lòng và khả năng phục vụ trong quân đội. Sau đó, nếu được chọn, họ sẽ phải trải qua kiểm tra y tế.

Mô hình mới này bao gồm nghĩa vụ quân sự cơ bản kéo dài 6 tháng và có thể lựa chọn nghĩa vụ quân sự tự nguyện bổ sung thêm tối đa 17 tháng.

Nghị sĩ Johannes Arlt thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đánh giá đây là "một sáng kiến chính trị rất sáng suốt, bởi nước Đức cần có thời gian để tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ đất nước và cũng để đóng góp vào thế trận phòng thủ chung của NATO".

Trong khi đó, các chính trị gia đối lập bày tỏ sự thất vọng với đề xuất này. Bà Serap Guler, người phát ngôn về quốc phòng của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), nêu ý kiến: “Xét đến việc Bộ trưởng (Boris Pistorius) đã nói về việc (tái giới thiệu) nghĩa vụ quân sự trong 9 tháng, kế hoạch này khá mong manh và mơ hồ”.

Kế hoạch đầy tham vọng

Kể từ khi cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel hủy bỏ dự thảo nghĩa vụ quân sự vào năm 2011, Bundeswehr đã phải vật lộn để khắc phục tình trạng thiếu quân dai dẳng.

Lý do Đức đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới
Quân đội Đức. (Nguồn: AP)

Hiện chính phủ Đức đã lên kế hoạch tăng quy mô quân đội từ 182.000 quân lên 203.000 quân vào năm 2031. Nhưng các quan chức quân sự tin rằng họ cần tới 460.000 quân để bảo vệ nước Đức trong trường hợp bị tấn công.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pistorius, kế hoạch của ông sẽ dẫn tới việc tuyển dụng 200.000 quân dự bị, bên cạnh con số 60.000 quân mà Bundeswehr hiện có.

Trong số 400.000 thanh niên từ 18 tuổi sẽ được Bundeswehr tiếp cận theo kế hoạch hằng năm, ông Pistorius ước tính khoảng 1/4 có thể sẽ bày tỏ sự quan tâm đến nghĩa vụ phục vụ trong quân đội. Trong số này, 40.000-50.000 sẽ được mời khám sức khỏe.

“Chúng tôi sẽ chọn ra những người có động lực nhất, khỏe mạnh nhất và phù hợp nhất”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Pistorius cũng lưu ý rằng Bundeswehr chỉ có khả năng đào tạo thêm 5.000 tân binh mỗi năm, mặc dù con số đó sẽ tăng lên trong những năm tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Pistorius nhận định, các lực lượng vũ trang đã thu hẹp đáng kể kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, dẫn đến việc dỡ bỏ các doanh trại, kho chứa đạn dược cũng như cơ sở quân sự trên quy mô lớn.

Tin liên quan
Tham vọng biến quân đội thành lực lượng lớn nhất châu Âu, Đức giờ đây Tham vọng biến quân đội thành lực lượng lớn nhất châu Âu, Đức giờ đây 'lo'... thiếu tiền cho quốc phòng

Những người đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ phải trải qua 6 tháng đào tạo cơ bản và có thể kéo dài lên tổng cộng 23 tháng phục vụ. Những người được tuyển dụng sau đó sẽ trở thành một phần của lực lượng dự bị, với nghĩa vụ phải trải qua khóa đào tạo hàng năm.

Mô hình mới đầy tham vọng của ông Pistorius, bao gồm cả kế hoạch đưa trở lại nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các chỉ huy quân sự, những người lo ngại về lực lượng thanh niên yếu ớt, chưa qua đào tạo và các chính trị gia cánh tả trong đảng SPD của ông Pistorius - những người cảm thấy không thoải mái về sự tập trung vào quân sự của Đức trong thời gian gần đây.

Trước đó hồi tháng 5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz (thuộc đảng SPD giống như Bộ trưởng Pistorius) đã phát biểu rằng kế hoạch quay trở lại nghĩa vụ quân sự là “không thể thực hiện được” .

Do đó, Bộ Quốc phòng Đức đã chuyển sang mô hình nghĩa vụ kết hợp mới, không liên quan đến nghĩa vụ bắt buộc đại chà mà thay vào đó nhằm mục đích khuyến khích sự tham gia tự nguyện nhiều hơn. Ông Pistorius cho biết rất muốn học hỏi các loại mô hình nghĩa vụ quốc gia được sử dụng ở nhiều nước Scandinavia.

Với mô hình này, Bundeswehr được kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng tuyển dụng bằng cách xác định các ứng viên tiềm năng và khuyến khích đăng ký, thông qua một loạt các ưu đãi và cơ hội đào tạo, trong các lĩnh vực quan trọng vốn đang rất thiếu nhân lực như an ninh mạng và y khoa.

Hòa Bình tập huấn nâng cao hiệu quả công tác nhân quyền

Hòa Bình tập huấn nâng cao hiệu quả công tác nhân quyền

Ngày 13/6, Văn phòng thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội ...

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen: Mỹ-Trung Quốc có 'nghĩa vụ' quản lý một cách có trách nhiệm mối quan hệ phức tạp

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen: Mỹ-Trung Quốc có 'nghĩa vụ' quản lý một cách có trách nhiệm mối quan hệ phức tạp

Ngày 7/4, trao đổi với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng khả năng xảy ra những ...

Nga coi quan hệ quân sự Mỹ-Nhật Bản là mối đe dọa, Washington nói Trung Quốc đang hỗ trợ cỗ máy quân sự của Moscow

Nga coi quan hệ quân sự Mỹ-Nhật Bản là mối đe dọa, Washington nói Trung Quốc đang hỗ trợ cỗ máy quân sự của Moscow

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko ngày 12/4 cảnh báo Đại sứ Nhật Bản Akira Muto rằng “các xu hướng nguy hiểm” trong hợp ...

UAE bác đề xuất của Israel về tham gia quản lý Gaza, nêu quan điểm hỗ trợ Palestine

UAE bác đề xuất của Israel về tham gia quản lý Gaza, nêu quan điểm hỗ trợ Palestine

Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Abdullah bin Zayed Al Nahyan tuyên bố sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cho Palestine ...

Ukraine sẽ mở đại sứ quán ở Philippines; lý do khiến Saudi Arabia-Trung Quốc quay lưng với hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sỹ

Ukraine sẽ mở đại sứ quán ở Philippines; lý do khiến Saudi Arabia-Trung Quốc quay lưng với hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sỹ

Ngày 3/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này sẽ mở đại sứ quán ở thủ đô Manila của Philippines trong năm nay.

(theo Financial Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung Quốc từ ngày 5-10/11 tại thành phố Thành Đô và Trùng Khánh, Trung Quốc.
BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Hội nghị thượng đỉnh BRICS có thể ‘nhấn ga’ tái thiết tài chính toàn cầu, khi đó "chiến dịch trường kỳ" phi USD hóa được đẩy nhanh, SWIFT lung lay...
Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Hồi 13h ngày 23/10, bão Trà Mi, vị trí tâm vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 123,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác phẩm 'Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng' là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho Chulhyeon.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/10 và sáng 25/10: Lịch thi đấu Europa League - Fenerbahce vs MU; AFC Champions League 2 - Tampines  vs Nam Định

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/10 và sáng 25/10: Lịch thi đấu Europa League - Fenerbahce vs MU; AFC Champions League 2 - Tampines vs Nam Định

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/10 và sáng 25/10: Lịch thi đấu AFC Champions League 2 - Tampines vs Nam Định; Europa League - Fenerbahce vs MU.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Các 'chiến trường' ác liệt, bà Harris đang thắng lớn so với ông Trump trong một cuộc đua

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Các 'chiến trường' ác liệt, bà Harris đang thắng lớn so với ông Trump trong một cuộc đua

Cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao trong bối cảnh còn hơn 2 tuần nữa là tới ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (5/11).
Động thái mới của Chủ tịch Kim Jong Un, Triều Tiên lấy hạt nhân cảnh báo Hàn Quốc và Ukraine

Động thái mới của Chủ tịch Kim Jong Un, Triều Tiên lấy hạt nhân cảnh báo Hàn Quốc và Ukraine

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, tên lửa chiến lược là cốt lõi trong lực lượng răn đe chiến tranh của nước này.
Liên đoàn Arab kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với Israel, cảnh báo nguy cơ Houthi tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ

Liên đoàn Arab kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với Israel, cảnh báo nguy cơ Houthi tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ

Liên đoàn Arab kêu gọi thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Israel.
Đức lập lực lượng chỉ huy Baltic mới đã chạm vào giới hạn của Nga? Moscow hành động khẩn, cảnh báo hậu quả 'cực kỳ nghiêm trọng'

Đức lập lực lượng chỉ huy Baltic mới đã chạm vào giới hạn của Nga? Moscow hành động khẩn, cảnh báo hậu quả 'cực kỳ nghiêm trọng'

Đức đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm chỉ huy Baltic và khánh thành trụ sở của lực lượng trên, khiến Nga lập tức phản đối.
Ba Lan đi bước cực 'căng', Nga nổi giận dọa đáp trả 'đau đớn'

Ba Lan đi bước cực 'căng', Nga nổi giận dọa đáp trả 'đau đớn'

Bộ Ngoại giao Ba Lan quyết định đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Poznan, đồng thời ra lệnh trục xuất tất cả nhân viên của cơ quan này về nước.
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Phiên bản di động