Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông nước Đức. (Nguồn: AP) |
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck khẳng định, Đức sẽ không cho phép “các hiệu ứng hệ thống” lan truyền trên thị trường khí đốt, nơi mà sự sụp đổ của một công ty có thể khiến nhiều công ty khác sụp đổ theo.
Bộ trên cho hay, dự luật cứu trợ khẩn cấp trên sẽ đưa ra các biện pháp bình ổn thuận lợi cho các công ty năng lượng, trong đó có khả năng chính phủ sẽ trở thành một cổ đông.
Công ty năng lượng Uniper của Đức - một trong những nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga, đã đàm phán với Berlin về một kế hoạch giải cứu khả thi vào tuần trước.
Tuy nhiên, việc Nga giảm 60% nguồn cung khí đốt từ 167 triệu mét khối/ngày xuống còn 67 triệu m³/ngày, thông qua hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc từ giữa tháng 6/2022 đã buộc Uniper phải trả giá cao hơn cho các nguồn cung thay thế trên thị trường giao ngay.
Chi phí quá cao khiến Uniper “oằn lưng”chịu gánh nặng tài chính.
Theo Bộ Tài chính, phương án cứu trợ đang được thảo luận sẽ bao gồm Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) mở rộng hạn mức tín dụng hoặc đầu tư cổ phần vào Uniper.
Các quan chức ước tính, gói cứu trợ cho các công ty năng lượng đang gặp khó khăn có thể lên tới khoảng 9 tỷ Euro.
Sau động thái này, Berlin đã nâng mức cảnh báo theo kế hoạch cứu trợ khí đốt khẩn cấp, qua đó tiến gần hơn đến việc phân bổ nhiên liệu.
Bên cạnh đó, chính phủ đã yêu cầu các kho dự trữ khí đốt phải lấp đầy 90% công suất vào đầu tháng 12/2022.