Đừng để “chuột chạy cùng sào…”

Trao đổi với TG&VN, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng) cho rằng, với đầu vào thấp, các trường sư phạm phải chứng minh được sẽ có chương trình đào tạo như thế nào, đảm bảo chất lượng ra sao, mới mong lấy lại niềm tin của xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dung de chuot chay cung sao Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng các trường gỡ khó
dung de chuot chay cung sao Giáo dục sẽ là giải pháp cho những thách thức của ASEAN

Khi mà ngành giáo dục cần thu hút người giỏi lại có điểm đầu vào thấp. Quan điểm của Tiến sĩ về thực trạng này ra sao?

Tôi cho rằng, lo lắng của mọi người về điểm chuẩn sư phạm thấp sẽ đào tạo ra giáo viên chất lượng thấp là có lý do, có cơ sở. Tôi là người đã đặt vấn đề với Bộ GD&ĐT từ nhiều năm nay, rằng không nên quản lý điểm sàn. Bởi điểm sàn là của các trường, hãy để người ta tự khẳng định.

Mặt bằng điểm sàn chỉ là một yếu tố chứ không phải tất cả, càng không phải đầu vào tốt, đầu ra cũng sẽ tốt. Phần lớn các nước trên thế giới cũng thế thôi, đầu vào chỉ là một thông số tham khảo chứ không phải quyết định. Vì thế, chúng ta cũng không nên lo lắng quá, bi quan quá. Đây là một hiện tượng và phải tìm ra cách giải quyết.

Đâu là nguyên nhân khiến ngành sư phạm không thu hút được người giỏi dù điểm chuẩn rất thấp?

Hiện nay, ngành sư phạm không hút được người giỏi trong khi giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Tôi cho đây là một hạn chế và chúng ta buộc phải thừa nhận, không thể trốn tránh được. Vì sao lại có hiện tượng như thế?

Hiện nay trong giáo dục đang có những biến động, nhất là vừa qua dư luận giáo viên không được biên chế cũng ảnh hưởng rất lớn. Đặc biết, số sinh viên thất nghiệp ở các tỉnh rất nhiều.

dung de chuot chay cung sao
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm. (Ảnh: YN)

Trên thực tế, đời sống giáo viên quá khó khăn. Chỉ một bộ phận giáo viên thành phố dạy thêm một số môn, còn phần đông đời sống của họ còn nhiều thiếu thốn. Người thầy không nuôi nổi mình, làm sao phát triển được? Đồng thời, nhà giáo còn phải chịu dư luận nhìn nhận, mạng xã hội phát triển. Người thầy làm sai bất cứ điều gì, dù nhỏ nhất cũng bị đưa lên mạng xã hội.

Từ những áp lực đó, ngành giáo không còn “hót” nữa. Để rồi, các bạn trẻ ngó lơ, thờ ơ với ngành sư phạm, số lượng lựa chọn ngành sư phạm giảm đi rất nhiều cũng là điều dễ hiểu.

Điểm chuẩn sư phạm “chạm đáy” khiến nhiều người không khỏi xót xa. Là người trong ngành, hẳn ông cũng có nhiều trăn trở?

Đầu vào của các trường sư phạm chỉ là một khía cạnh, một yếu tố, không phải là yếu tố quyết định tất cả. Cái quyết định là phương thức đào tạo, chương trình đào tạo có phù hợp với yêu cầu giáo dục đổi mới của nhà nước không? Thực sự đào tạo giáo viên phải có năng lực thật.

Nhưng trên thực tế, chúng ta rất dễ đi theo vết xe đổ cũ là đào tạo giáo viên toán lý hóa phải giỏi chuyên ngành học. Còn việc đào tạo tay nghề sư phạm theo hướng đổi mới lại bị coi nhẹ. Nên khi sinh viên ra trường thường ôm “mớ lý thuyết”, đó là một cản trở không nhỏ.

Vậy nếu với đầu vào thấp, các trường phải chứng minh được sẽ có chương trình đào tạo như thế nào, đảm bảo chất lượng ra sao? Nếu các trường sư phạm chứng minh được, chúng ta ủng hộ thôi. Vấn đề của giáo dục lúc này phải trả lời, để lấy lại niềm tin của xã hội. Tôi cho đây là việc hết sức cấp bách phải làm ngay.

Liệu với mức điểm chuẩn quá thấp chỉ với 3 điểm/môn chúng ta có thể có những “lứa” giáo viên thực sự chất lượng?

Hiện nay, với mức điểm của một số trường, nhất là trường địa phương lấy điểm đầu vào quá thấp như 3 điểm/môn chẳng hạn, tạo sự lo ngại cho người dân và sự lo ngại này là có cơ sở.

Nhưng chính những sinh viên chọn vào ngành sư phạm cũng phải đo lại mình, liệu mình có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đó không? Hay cứ theo quy luật “chuột chạy cùng sào thì vào sư phạm”?

Trong giáo dục có một quy luật khác, đó là vị trí, vai trò của người học cũng hết sức quan trọng. Trước một thách thức phải ra nghề, phải làm việc, phải tồn tại, phát triển, chắc chắn bản thân người học sẽ tự nỗ lực, tự thân vận động. Chúng ta không nên khẳng định 100% là cứ đầu vào kém là đầu ra kém.

Tóm lại, ở đây có hai sự “vận động”. Một là sự vận động từ phía các trường sư phạm. Thứ hai là sự vận động của người học. Hiện nay, trong giáo dục của chúng ta chưa nêu cao vai trò tự chủ và tạo sự chuyên nghiệp của người học. Chất lượng giáo dục kém, chúng ta thường đổ lỗi cho nhà trường, cho người thầy. Trong thực tế, nhiều trường, có thầy giỏi nhưng trò vẫn kém. Vì thế, nếu không có sự nỗ lực, chịu trách nhiệm của người học, nếu vẫn học cho qua chuyện, học cho xong, chờ lấy cái bằng, chất lượng giáo dục đi xuống là điều ắt sẽ xảy ra.

Lúc này, đầu ra các trường sư phạm phải thắt chặt hơn. Nếu sinh viên không đạt chuẩn, sẽ không được cấp bằng, thậm chí phải học lại, học thêm. Đối với những em không phù hợp, phải chuyển ngành.

dung de chuot chay cung sao
Với những áp lực như thiếu việc làm, đời sống giáo viên khó khăn, khiến các bạn trẻ "ngó lơ" với ngành sư phạm. (Nguồn: Tuổi trẻ)

Các nước, họ đào tạo như thế nào để cho ra lò những người thầy chất lượng?

Tiêu biểu là Singapore, khi ông Lý Quang Diệu lên nắm đất nước, ông củng cố chất lượng giáo dục đầu tiên. Ông chuyển toàn bộ sang học tiếng Anh, học đến đâu chuẩn hóa đến đó. Hay Hàn Quốc cũng từng lạc hậu, nghèo khổ nhưng có thời gian cất cánh, vì người ta tập trung đầu tư cho giáo dục để có một thế hệ nguồn nhân lực tốt.

Nhìn vào đó, chúng ta thấy rằng, Internet không thể thay thế được người thầy. Bởi vấn đề ở đây không phải kiến thức, quan trọng là phát triển nhân cách con người. Bên cạnh những lớp giáo viên chuyên môn cao, phải có những người thầy giỏi trong việc nắm bắt tâm lý học trò, dẫn dắt, tác động các em thay đổi, tiến bộ.

Tôi cho rằng chất lượng giáo dục của chúng ta ở các vùng miền không đồng đều. Nếu giáo viên có chất lượng thấp, chất lượng không đồng đều, chắc chắn chúng ta sẽ khó có được kết quả như mong muốn. Vì vậy, không còn cách nào khác, công tác đào tạo giáo viên, bồi dưỡng giáo viên phải được đặt lên hàng đầu.

Thực ra, chương trình sách giáo khoa hiện hành của chúng ta cũng khá ổn. Quan trọng là chúng ta vận dụng như thế nào? Có lẽ, chúng ta phải sớm từ bỏ những quan niệm cũ chỉ dạy chữ, thi cũng chỉ có chữ. Trong khi đó, phát triển, bồi dưỡng nhân cách của người học lại chưa được chú trọng nhiều.

Ở các nước tiên tiến, người ta bắt học sinh cấp ba phải có ít nhất 40 tiết đi làm công tác xã hội, thu hoạch từ các công tác xã hội, gắn vận mệnh của mình vào đất nước mình, tự hoàn thiện nhân cách của mình. Họ có đòi hỏi điểm cao đâu? Nhưng học sinh phải có ý thức học để phát triển.

Còn chúng ta hiện nay, vẫn chạy theo điểm số, học lấy bằng. Chuyện một bộ phận nhỏ thầy cô giáo nâng điểm cho học sinh là có thật. Nhưng thực tế, nâng điểm chứ không phải nâng trình độ của học sinh. Nâng điểm thì dễ nhưng nâng trình độ mới khó. Giáo viên phải giúp học trò phát triển tự nhiên, đáp ứng được yêu cầu của đất nước, khi đó giáo dục mới thành công. Vì thế, giáo dục phải đi trước một bước.

Chúng ta hiện nay đang đứng giữa hai “bó cỏ”. Một “bó cỏ” muốn chi phí cho giáo dục thấp và một “bó cỏ” khác muốn chất lượng nguồn nhân lực lại cao. Mâu thuẫn là ở chỗ đó.

Quan điểm của tôi, trước thực trạng điểm đầu vào sư phạm thấp hiện nay, lỗi không phải ở học sinh, cũng không phải lỗi ở các trường sư phạm một cách trực tiếp. Có lẽ là chính sách của chúng ta về giáo dục không nhất quán, vẫn hình thức, tiền vẫn tiêu tốn nhưng hiệu quả không cao.

Tuy nhiên, giáo dục là một quá trình, không phải điểm vào thấp hôm nay, ngày mai sẽ “cháy” hết trường. Hãy xem đây là một trở ngại để ngành giáo dục phải sòng phẳng, có lời giải đáp nhanh chóng, không được buông xuôi. Với điểm đầu vào thấp, các trường sư phạm phải thay đổi chính sách, phương thức đào tạo. Hai là các trường phải tạm ngừng, chỉ lấy điểm chuẩn đúng mức, không chạy theo số lượng.

Lúc này, chúng ta phải giải bài toán này sớm, đừng để cho vấn đề này chìm trong dư luận, đừng để dư luận khoét sâu, khiến người ta mất niềm tin vào ngành giáo dục. Cùng với đó, những người muốn trở thành nhà giáo tương lai phải hết sức có ý thức, phải nỗ lực chứ không nên có tư tưởng “chuột chạy cùng sào…”.

Xin cảm ơn Tiến sĩ!

dung de chuot chay cung sao Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng các trường gỡ khó

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 vào ngày 11/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ...

dung de chuot chay cung sao Giáo dục sẽ là giải pháp cho những thách thức của ASEAN

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, để giải quyết những thách thức của Cộng đồng ASEAN (AC), giáo dục ...

dung de chuot chay cung sao Hơn 4.000 điểm 10 có đúng thực trạng?

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng thấy đáng lo trước “cơn mưa” điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

Phi Khanh (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng như 2008 2021, Traveller 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Công ty SPP thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.
Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Cuối tuần qua, Wedge Holdings từ Nhật Bản và Showa Brain Navi Vietnam (SBNV) đã làm nổi bật sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity tại TP. Hồ Chí Minh
Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Hãng xe Nhật Bản vừa đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp Honda BeAT tại Việt Nam, từng bước làm mới danh mục xe để gia tăng tính cạnh ...
Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện.
Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mùa giải 2024-2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào?

Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào?

Bài viết sẽ cung cấp nội dung về việc khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử ...
Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025

Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đổi sang thẻ căn cước trong năm 2025.
Quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ năm 2025 mà người dân cần biết

Quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ năm 2025 mà người dân cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ năm 2025 mà người dân cần biết.
Không khí lạnh tăng cường, từ đêm nay Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, từ đêm nay Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Ái nữ nhà Trump tiết lộ tuyệt chiêu khiến cơ thể thay đổi ngoài sức tưởng tượng

Ái nữ nhà Trump tiết lộ tuyệt chiêu khiến cơ thể thay đổi ngoài sức tưởng tượng

Ái nữ nhà cựu tổng thống Trump - Ivanka Trump - cho biết từ khi tập trung rèn luyện kháng lực, cơ thể cô đã thay đổi ngoài sức tưởng tượng.
Công dân sinh năm 2011 có phải làm thẻ căn cước trong năm 2025 không?

Công dân sinh năm 2011 có phải làm thẻ căn cước trong năm 2025 không?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về việc sinh năm 2011 có phải làm thẻ căn cước trong năm 2025 không?
Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe, làm tăng bè xương, tăng lắng đọng canxi ở xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, lưu thông khí huyết tốt hơn.
Những thực phẩm nào giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả?

Những thực phẩm nào giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả?

Những thực phẩm nguyên chất chứa nhiều chất xơ, protein, nước và chất béo lành mạnh sẽ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Phiên bản di động