Đừng làm khó doanh nghiệp vì các quy định bất hợp lý

Khánh An
Hiện không phải là lúc đặt thêm các khoản thu bất hợp lý, thiếu minh bạch, gây khó cho doanh nghiệp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đừng làm khó doanh nghiệp vì các quy định bất hợp lý
Doanh nghiệp cần thêm một khoảng thời gian, nguồn lực để tổ chức lại sản xuất, phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Có thể gọi đúng là phí để minh bạch?

Thất vọng là điều mà ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhấn mạnh khi nhắc đến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

“Tại sao ở thời điểm này, khi doanh nghiệp gần như đã kiệt sức, khi Chính phủ liên tục cam kết không tạo thêm khó khăn, không tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp…, mà các bộ, ngành vẫn có thể đề xuất những khoản thu với cách tính có quá nhiều điểm bất hợp lý, thiếu minh bạch?”, ông Nam đặt vấn đề.

Khoản thu mà ông Nam nhắc đến là khoản “đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam”, quy định tại Điều 88 của Dự thảo. Cùng với đó, Văn phòng Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu Việt Nam (EPR) sẽ được thành lập để quản lý quỹ này.

Tin liên quan
Chính sách tài khóa giúp doanh nghiệp, người dân tăng Chính sách tài khóa giúp doanh nghiệp, người dân tăng 'sức đề kháng' vượt sóng gió Covid-19

Cuối tháng 8/2021, trong cuộc hội thảo về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, các hiệp hội doanh nghiệp đã nêu vấn đề này vì cho rằng, với ý nghĩa bắt buộc của khoản đóng góp, thì đây là một khoản phí, tương tự như phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hay với khai thác khoáng sản và cần được quản lý theo quy định pháp luật về phí.

Khi đó, đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường giải thích, khoản đóng góp theo Dự thảo không đáp ứng định nghĩa phí trong Luật Quản lý phí, lệ phí, vì không có đơn vị cung cấp dịch vụ công. Hơn thế, nếu gọi là phí thì phải nộp vào ngân sách và như vậy không dùng được cho mục đích bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp không đồng tình. Trong văn bản mới nhất mà 7 hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa tham gia góp ý cho Dự thảo, ý kiến tiếp tục là cần xác định rõ đây là một khoản phí và tuân thủ quy định pháp luật về phí.

Việc thành lập Văn phòng EPR cũng được cho là không phù hợp khi Văn phòng EPR thu tiền để tái chế thay cho doanh nghiệp, nhưng Dự thảo không có quy định chế tài cho đơn vị này nếu không hoàn thành trách nhiệm…

Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp này, gồm VASEP, EuroCham, AmCham, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Điện tử Việt Nam và Công ty Canon Việt Nam thậm chí còn lo rằng, với quy định của Dự thảo, doanh nghiệp vẫn phải nộp tiền, nhưng môi trường lại không được làm sạch.

Thêm nữa, những nghi ngại về công thức tính phí, cơ chế quản lý thu - chi rất lớn khi được gọi là khoản thu. Theo các doanh nghiệp, các việc này cần có sự tham gia trực tiếp hoặc chủ trì của Bộ Tài chính, căn cứ thông lệ quốc tế và lộ trình thực hiện ở Việt Nam.

Đặc biệt, 7 hiệp hội, doanh nghiệp đề nghị kéo dài thời gian áp dụng thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì của doanh nghiệp đến ngày 1/1/2025, thay vì năm 2024 như Dự thảo.

“Doanh nghiệp cần thêm một khoảng thời gian, nguồn lực để tổ chức lại sản xuất, phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát”, ông Nam lý giải.

Cắt giảm các khoản thu cho doanh nghiệp

TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đa số doanh nghiệp không còn gì để nộp.

“Chính phủ phải ra tay hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trở lại, hồi phục nhanh để có nguồn tiền. Thứ nhất, cần tiếp tục các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, như giãn, hoãn các khoản phải nộp. Thứ hai, các hình thức quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ dự phòng tài chính cũng cần được xem xét, tham gia để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có tiềm năng, cơ hội phục hồi nhanh, mạnh trong lúc này”, ông Thiên đề xuất.

Trong những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, vấn đề ông Thiên lo ngại hơn cả là khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đang thu hẹp, vì doanh nghiệp yếu đi, việc đứt chuỗi sản xuất, không còn hoặc giảm đơn hàng.

“Ngân hàng không thể giảm lãi suất mãi được vì có giới hạn an toàn để bảo vệ hệ thống ngân hàng. Nếu ngân hàng tới hạn, thì Chính phủ ra tay, hỗ trợ bù lãi suất. Ngân hàng cần giám sát các khoản vay một cách chặt chẽ, nhưng đừng quá nghiệt ngã. Đặc biệt, các khoản chi phí, khoản phải nộp của doanh nghiệp lúc này phải được tiết giảm tối đa, để doanh nghiệp có tiền dồn cho phục hội sản xuất - kinh doanh”, ông Thiên nói thêm.

Đáng nói là, đây là những giải pháp cần phải thực hiện ngay trong thời điểm này, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các nghị định, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, về an sinh xã hội.

Theo ông Thiên, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, các quy định làm khó doanh nghiệp cũng là một giải pháp cấp bách. Nhưng để thực hiện được, các bộ, ngành phải thực sự vào cuộc.

Đây cũng là vấn đề mà Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khuyến nghị Việt Nam khi công bố Báo cáo Cập nhật triển vọng châu Á (2021) vào giữa tuần này.

Tin liên quan
Giảm lãi suất cho vay, ngân hàng và doanh nghiệp ‘dìu nhau’ tránh cú ngã giữa đại dịch Covid-19 Giảm lãi suất cho vay, ngân hàng và doanh nghiệp ‘dìu nhau’ tránh cú ngã giữa đại dịch Covid-19

Tác động của đợt Covid-19 lần thứ tư trên diện rộng ở Việt Nam đã khiến ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống mức 3,8% trong năm 2021 với nhiều thách thức đến từ việc đóng cửa các trung tâm công nghiệp lớn do giãn cách xã hội, từ tốc độ tiêm vaccine còn chậm, từ khả năng thiếu hụt lao động trong các tháng cuối năm…

Hệ quả là, các doanh nghiệp dệt may, giày dép, điện tử, điện thoại di động… khó tận dụng hết cơ hội có được từ sự phục hồi của các thị trường nước ngoài chính của Việt Nam, như Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Hoa Kỳ…

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, triển vọng tăng trưởng trong năm nay và năm sau cũng sẽ phụ thuộc vào việc cung ứng kịp thời và đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, như lương thực, thực phẩm và tiền mặt, cho những người bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát đại dịch này.

“Kinh tế Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đại dịch. Đây cũng chính là giải pháp hỗ trợ sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới của Việt Nam”, ông Cường phân tích.

Doanh nghiệp kiếm bộn tiền từ cổ phiếu quỹ

Doanh nghiệp kiếm bộn tiền từ cổ phiếu quỹ

Quy định mới gắn việc mua cổ phiếu quỹ với giảm vốn điều lệ khiến không nhiều doanh nghiệp tích lũy thêm cổ phiếu quỹ. ...

Để doanh nghiệp có thể mở lối đi ngang tâm dịch

Để doanh nghiệp có thể mở lối đi ngang tâm dịch

Ngoài những giải pháp của Chính phủ, địa phương, đã đến lúc chính doanh nghiệp (DN) phải tính đến chuyện thiết kế phương thức kinh ...

(theo Báo Đầu tư)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Volkswagen của các dòng Polo 2018, Passat 2019, Tiguan 2021, T-Cross 2022, Tiguan 2022, Polo 2022, Touareg 2022, Touareg 2023, Teramont 2023, Virtus 2023, Viloran 2023 ...
Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Với doanh số giảm mạnh trong quý I/2024, Apple đã bị đối thủ đối thủ không đội trời chung soán ngôi nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Lệnh cấm LNG Nga chưa thể thực hiện bởi Moscow và châu Âu vẫn 'cần có nhau'

Những nỗ lực nhằm hạn chế khối lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga của châu Âu cần được tiếp cận một cách thận trọng.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Tổng giám đốc IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một thập kỷ 'tăng trưởng ảm đạm' và 'mất lòng tin của người dân'.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động