TIN LIÊN QUAN | |
Zalo làm thay đổi cuộc sống thường nhật ở Myanmar | |
Doanh nghiệp thích nghi với mạng xã hội như thế nào? |
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo công bố thông tin về tiến độ thực hiện mô hình sử dụng tem điện tử để truy xuất nguồn gốc rau an toàn do Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Phát biểu tại buổi họp báo, bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Hồ Chí Minh cho biết, nhằm giúp người tiêu dùng biết được các thông tin nguồn gốc và chất lượng an toàn thực phẩm của rau củ quả, Sở NN&PTNT TP. Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện thí điểm việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau.
Hiện tại, các HTX đã tiếp nhận hệ thống in mã vạch và thực hiện in, dán tem mã vạch trên bao bì sản phẩm. (Nguồn: Dân Trí) |
Chương trình thực hiện với sự phối hợp của Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao DAA. Theo đó, hai hợp tác xã (HTX) rau an toàn được chọn làm thí điểm là Phước An và Phú Lộc với nhiều loại rau như cải ngọt, cải xanh, bầu, bí, dưa leo, khổ qua, cần nước…
Cụ thể, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện mô hình truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm rau đóng gói tại HTX Dịch vụ Phú Lộc với 6 sản phẩm của 8 hộ nông dân, gồm khổ qua, bầu, bí xanh, dưa leo, cải xanh và cải ngọt. Còn tại HTX Thương mại và Dịch vụ Phước An, có 12 sản phẩm được gắn tem, với 141 loại và quy cách bao bì sản phẩm của 86 hộ nông dân. Hiện tại, các HTX đã tiếp nhận hệ thống in mã vạch và thực hiện in, dán tem mã vạch trên bao bì sản phẩm.
Các đơn vị này đã tiếp nhận hệ thống in mã vạch và thực hiện in, dán tem mã vạch trên bao bì sản phẩm. Sản phẩm có dán tem truy xuất nguồn gốc sẽ được tiêu thụ tại Big C, Co.op Mart, Aeon.
Để thực hiện truy xuất nguồn gốc rau, người dùng sẽ sử dụng ứng dụng Zalo trên smartphone dùng hệ điều hành android, hoặc các phần mềm quét mã QR code trên điện thoại thông minh.
Theo đó, thông tin khi được truy xuất sẽ hiện ra cụ thể như nguồn giống, bón phân, giờ ngày phun thuốc… đều được hiển thị lên trên màn hình điện thoại. Giá của tem truy xuất khoảng 100 VND/kg rau quả nên không đội giá bán, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Họp báo về chương trình truy xuất nguồn gốc rau củ quả. (Nguồn: Dân Trí) |
Bà Cúc cho biết, các đơn vị sẽ kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, tiến hành lấy mẫu kiểm tra đột xuất, đồng thời tiến hành kiểm tra nhanh các lô hàng. Tuy nhiên, căn cơ nhất vẫn là kiểm soát quy trình sản xuất rau sạch bền vững. Thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiến hành số hóa vùng rau, truy xuất vùng trồng rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất.
Theo bà Cúc, việc truy xuất nguồn gốc rau quả bước đầu để người tiêu dùng nhận biết đâu ra rau của thành phố và rau của các tỉnh được trồng theo tiêu chuẩn nào. Dự kiến, ngày 18/1 tới, rau được dán tem truy xuất nguồn gốc sẽ được bày bán tại các điểm của siêu thị Co.op Mart với 33 điểm, siêu thị BigC và siêu thị Aeon.
Nguy hại từ mỳ chính “3 không” Nhiều loại mỳ chính không bao bì nhãn mác, không hạn sử dụng, không nguồn gốc xuất xứ đang đe dọa sức khỏe người dùng. |
Xuất khẩu thủy sản vào EU: Bị phạt nặng nếu không hiểu rõ quy định Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ bị phạt nặng, thậm chí phạt với ... |
Thịt dê thối sắp tuồn vào nhà hàng có trong bảng danh sách đen Điểm nổi bật trong lần công bố này là phát hiện và bắt giữ 1 tấn thịt dê đã đổi màu, bốc mùi hôi thối, ... |