Nhỏ Bình thường Lớn

'Dưới ánh đèn sân khấu' - đổi mới phương pháp dạy, học Ngữ văn

Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Vũng Tàu vừa tổ chức chương trình ‘Dưới ánh đèn sân khấu’ nhằm chuyển thể các tác phẩm văn học thành loại hình kịch sân khấu. Từ chương trình, nhiều câu hỏi về cách dạy - học chuyên đề môn Ngữ văn được đặt ra.
Giáo dục
Sân khấu hóa tác phẩm văn học đổi mới phương pháp dạy, học Ngữ văn.

Sau hơn một tháng lên ý tưởng và luyện tập, với sự hướng dẫn của thầy cô cùng thái độ, tinh thần tôn trọng các tác phẩm Văn học của các em học sinh, chương trình “Dưới ánh đèn sân khấu” đã diễn ra với 4 vở kịch, gồm: "Chiếc thuyền ngoài xa", "Tấm Cám", "Hồn Trương Ba - Da Hàng Thịt" và "Chiếc lược ngà".

Cô Nguyễn Thị Kim Dung, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, cho biết, sân khấu hóa tác phẩm văn học không chỉ là một dự án phục vụ cho việc dạy và học môn Ngữ văn mà còn hướng đến chuyện rèn luyện các kỹ năng tổ chức sự kiện, làm việc nhóm… cho học sinh.

“Để giữ gìn được những loại hình truyền thống, xin đừng “nói suông”, đừng chỉ tuyên truyền miệng. Thầy cô hãy trao cho học sinh cơ hội được “sống” với văn học, nghệ thuật, các em sẽ tìm ra cách để giữ gìn truyền thống một cách thông minh và đầy sáng tạo” - cô Kim Dung chia sẻ.

Phạm Tiến Sơn, học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, cho biết: “Trên sân khấu, mỗi khoảnh khắc đều là duy nhất nên mình rất tận hưởng vở kịch. Sân khấu hoá tác phẩm văn học đã đem đến cho mình cơ hội hình tượng rõ hơn nhân vật trong bài”.

Hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học đã được thể nghiệm ở nhiều nơi với quy mô khác nhau. Tuy nhiên, ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì đây là lần đầu tiên chương trình được tổ chức.

Các giáo viên bộ môn Ngữ văn tại trường đã kết hợp cho học sinh tìm hiểu giữa tri thức Văn học và thực hành qua các dự án khác nhau. Cụ thể, trước đó, các em được “Đọc, viết, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết”, sau đó đăng tải bài giới thiệu của mình trên các nền tảng mạng xã hội.

Chương trình “Dưới ánh đèn sân khấu” quy mô lớn nhằm sân khấu hóa các tác phẩm văn học chính là dự án thứ hai tại trường này.

Chia sẻ về quá trình dạy - học chuyên đề môn Ngữ văn, cô Hoàng Đào Ngọc Trinh, giáo viên môn Ngữ văn cho biết: “Qua các chuyên đề, chúng tôi nhận thấy Văn học không còn quá xa lạ với học sinh mà đã được các em tiếp nhận theo một cách riêng đầy sáng tạo”.

Là người đã trải nghiệm các buổi học chuyên đề tại trường, em Nguyễn Viết Dũng cho hay: “Sự mới mẻ này khơi gợi hứng thú học môn Ngữ Văn cho em và các bạn rất nhiều. Chúng em được chủ động tiếp nhận kiến thức, thay vì chỉ thụ động nghe - chép, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn”.

Cần có sự khách quan và bình tâm trong phản biện về giáo dục

Cần có sự khách quan và bình tâm trong phản biện về giáo dục

Năm học mới 2023-2024 chỉ vừa bắt đầu một tháng, nhưng liên tiếp hàng loạt chuyện buồn giáo dục xảy ra trên khắp cả nước, ...

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2023': Ghi chép lại những điều tử tế

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2023': Ghi chép lại những điều tử tế

Chiều 9/10, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái ...

Trải nghiệm nền giáo dục toàn diện tại Ngày hội Giáo dục châu Âu 2023

Trải nghiệm nền giáo dục toàn diện tại Ngày hội Giáo dục châu Âu 2023

Ngày hội Giáo dục châu Âu 2023 là sự kiện về du học châu Âu có quy mô lớn nhất tại Việt Nam đã được ...

Ngày chuyển đổi số quốc gia (10/10): Để trở thành những công dân số có trách nhiệm…

Ngày chuyển đổi số quốc gia (10/10): Để trở thành những công dân số có trách nhiệm…

Đứng trước thách thức cũng như cơ hội của thời đại số hóa, mỗi bạn trẻ càng phải dấn thân ứng dụng chuyển đối số ...

Đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học còn nhiều khó khăn

Đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học còn nhiều khó khăn

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá, dù được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, đặc thù để có tổng thu ...

(theo Vietnamnet)