‘Đường cao tốc’ đưa hàng Việt vào EU

Trần Liễu
Hơn ba năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực ngày 1/8/2020, quan hệ kinh tế - thương mại đã thực sự trở thành “điểm sáng” trong bức tranh hợp tác song phương Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tiến sĩ Nguyễn Thái Chuyên, giảng viên Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT.
Tiến sĩ Nguyễn Thái Chuyên, giảng viên Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT.

Tuy nhiên, thị phần của hàng hóa Việt trên thị trường liên minh 27 quốc gia thành viên mới chỉ chiếm khoảng 2%. Còn nhiều vấn đề đặt ra để doanh nghiệp tận dụng lợi thế của Hiệp định, đưa hàng Việt hiện diện nhiều hơn tại thị trường cao cấp, khó tính nhưng vô cùng tiềm năng này.

Báo Thế giới & Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Thái Chuyên, giảng viên Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT về chủ đề trên.

Ba năm trước, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ký kết, người ta cho rằng đây là “đường cao tốc” để hàng Việt chinh phục thị trường EU vốn khó tính nhưng vô cùng tiềm năng. Đến nay, ông đánh giá như thế nào về nhận định trên?

Sau ba năm, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đã có sự tăng trưởng nhất định, với mức 14,2% năm 2021 và 16,7% năm 2022. Tuy nhiên, thị phần của hàng hóa Việt trên thị trường EU chỉ chiếm khoảng 2%.

Giá trị và lợi ích mà các doanh nghiệp Việt Nam thu được từ hoạt động xuất khẩu vẫn còn hạn chế do thương hiệu Việt Nam chưa được biết đến rộng rãi tại các nước châu Âu. Mặc dù một số doanh nghiệp đã tham gia vào việc chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu sang EU, nhưng hầu hết vẫn chỉ là gia công hàng hóa cho các đối tác nước ngoài.

Châu Âu là thị trường khó tính với tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe, vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận cần phải có nỗ lực thay đổi, thích ứng và được hỗ trợ từ các cơ quan quản lý. Lợi thế từ EVFTA sẽ trở nên ít quan trọng hơn khi các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia và Thái Lan đang tiến tới ký kết FTA với EU.

Là chuyên gia về lĩnh vực này, theo ông, EVFTA đã góp phần mang lại những thành quả nổi bật như thế nào cho tăng trưởng GDP nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam vào EU?

Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trong hai năm 2020 và 2021 cản trở sự phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, khiến tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ đạt mức 2,6%.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU năm 2021 đạt 40,12 tỷ USD, tăng trưởng 14,2%. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU đang gặp phải sự suy giảm nghiêm trọng và vẫn phải đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch.

Trong năm 2022, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã vượt qua con số 8% lần đầu tiên sau nhiều thập niên. Không thể phủ nhận những thành quả từ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng trên là so với mức nền thấp của năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU năm 2022 đã cán mức 46,83 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước đó và góp phần vào sự tăng trưởng GDP mạnh mẽ của Việt Nam.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều biến động không ổn như lạm phát khiến tổng GDP quý I/2023 chỉ tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt hơn 10,4 tỷ USD, giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, để đạt được mục tiêu đã đề ra trong năm 2023, đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng rất lớn, cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan và đặc biệt là sự đồng lòng từ các địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp.

EVFTA bao trùm nhiều lĩnh vực hàng hóa với lộ trình ưu đãi thuế quan được cho là mang lại lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Theo ông, những mặt hàng nào của nước ta tận dụng được tương đối những ưu đãi đó?

Thời gian qua, có nhiều mặt hàng khá thành công trong việc tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm vào thị trường EU như điện thoại và linh kiện, máy vi tính, giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may, cà phê, sắt thép và hải sản.

Hầu hết các mặt hàng này đã có mức tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là sắt thép với mức tăng trưởng vượt hơn 634% trong năm 2022 so với năm 2020 - thời điểm chưa có hiệp định.

Còn mặt hàng nào chưa được như kỳ vọng, thưa ông?

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng như rau củ quả, thủy sản và gạo… Mặc dù có mức tăng trưởng khá tốt, nhưng những mặt hàng này hiện tại chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu của EU đối với các mặt hàng đó.

Thủy sản vẫn chưa gỡ được thẻ vàng IUU từ Ủy ban châu Âu (EC), dẫn đến khó khăn nhiều mặt cho mặt hàng này, do đó, vẫn còn dư địa lớn để Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Ngoài ra, có một số mặt hàng chưa có dấu hiệu tăng trưởng sau khi Hiệp định được thực thi, chẳng hạn như giấy và các sản phẩm từ giấy cùng với hạt điều.

Lễ phát lệnh xuất khẩu lô cà phê đầu tiên của Việt Nam sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA tại Gia Lai,  ngày 16/9/2020. (Nguồn: TTXVN)
Lễ phát lệnh xuất khẩu lô cà phê đầu tiên của Việt Nam sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA tại Gia Lai, ngày 16/9/2020. (Nguồn: TTXVN)

Với những kết quả đó, theo ông, bài học quý giá nhất mà doanh nghiệp Việt Nam nhận được là gì?

Để đạt được những kết quả tốt hơn, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, học hỏi và áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường cao mà EU yêu cầu.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần cải thiện quy trình quản lý, áp dụng các công nghệ mới và tăng cường khả năng đào tạo và phát triển nhân lực để thích ứng với một thị trường khó tính như EU.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng đối tác và khách hàng mới, đa dạng hóa nguồn tiêu thụ và giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu duy nhất.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn trong việc tuân thủ các quy định về xuất xứ hàng hóa và quy tắc nguồn gốc, an toàn thực phẩm hay bị cạnh tranh. Vậy theo ông, doanh nghiệp nước ta cần làm gì để khắc phục?

Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tiếp thu kiến thức và nâng cao hiểu biết về các tiêu chuẩn và quy định của EU để tận dụng tối đa lợi ích từ hiệp định EVFTA.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc nâng cao quản lý, chất lượng nhân lực, đổi mới công nghệ nhanh chóng, xây dựng và phát triển thương hiệu, cũng như thiết lập chiến lược kinh doanh dài hạn để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu từ thị trường 500 triệu dân này.

Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp, đặc biệt trong khuôn khổ các hiệp hội, bởi đây sẽ là yếu tố trợ lực cần thiết để việc tận dụng các cam kết hội nhập của doanh nghiệp được hiệu quả, an toàn và bền vững hơn.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được sự tự chủ trong việc tìm hiểu và tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định. Theo khảo sát nhận thức của doanh nghiệp đối với EVFTA từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mặc dù gần 94% doanh nghiệp đã nghe nói hoặc biết về EVFTA, nhưng chỉ khoảng 40% trong số đó hiểu tương đối hoặc hiểu rõ về cam kết của Hiệp định này đối với hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, nhóm doanh nghiệp FDI có tỷ lệ hiểu khá rõ hoặc rõ về EVFTA cao nhất (43%).

Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết lợi thế từ hiệp định này để mở rộng tiêu thụ sang các quốc gia thành viên khác. Trong 27 quốc gia thành viên của EU, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao thương chủ yếu với 5-6 quốc gia, trong khi giao thương với các quốc gia khác vẫn còn rất ít.

Ông đánh giá thế nào về vai trò và sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đưa Hiệp định tới gần hơn với doanh nghiệp và biến nó thực sự hữu ích với xuất khẩu Việt Nam?

So với các FTA khác, EVFTA được các cơ quan quản lý Nhà nước tuyên truyền và phổ biến tốt hơn, đa dạng và hiệu quả hơn tới các doanh nghiệp. Theo khảo sát nhận thức doanh nghiệp đối với EVFTA của VCCI thực hiện từ tháng 5/2022 đến hết tháng 8/2022, tỷ lệ doanh nghiệp hiểu tương đối hoặc hiểu rõ về EVFTA cao hơn đáng kể so với các FTA khác. Ngoài ra, gần 41% doanh nghiệp từng hưởng những lợi ích cụ thể từ EVFTA trong khi con số này chỉ gần 25% vào năm 2020.

Tuy nhiên, hiện tại, các biện pháp hỗ trợ mới chỉ áp dụng chung cho tất cả các ngành và các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tập trung cụ thể vào các ngành có mặt hàng chiến lược để tận dụng mọi lợi ích từ Hiệp định này.

Đồng thời, cần tạo kết nối giữa tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình thực thi EVFTA, bao gồm các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp và các hiệp hội nhằm hình thành một chuỗi có sự hỗ trợ lẫn nhau.

Ngoài ra, cần xem xét và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đơn giản hóa và cắt giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vì nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực này.

Lithuania mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam

Lithuania mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Lithuania tạo thuận lợi cho các sản phẩm nông, lâm và thủy sản của Việt Nam, nhất là ...

Đẩy mạnh và làm sâu sắc khuôn khổ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU

Đẩy mạnh và làm sâu sắc khuôn khổ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU

Nhân dịp tham dự Diễn đàn Cửa ngõ toàn cầu tại Bỉ, ngày 26/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã gặp làm việc với ...

Việt Nam là đối tác quan trọng của EC trong việc triển khai các chiến lược, sáng kiến hợp tác với khu vực

Việt Nam là đối tác quan trọng của EC trong việc triển khai các chiến lược, sáng kiến hợp tác với khu vực

Chủ tịch EC khẳng định sẽ tiếp tục ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, tăng trưởng ...

Tọa đàm về thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU tại Brussels, Bỉ

Tọa đàm về thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU tại Brussels, Bỉ

Quan hệ Việt Nam-EU đang phát triển mạnh mẽ, cơ hội hợp tác sâu rộng, toàn diện đang mở ra trước mắt, nhưng cũng còn ...

EU ủng hộ các nước thành viên sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định EVIPA

EU ủng hộ các nước thành viên sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier khẳng định, phía EU và cá nhân Đại sứ rất ủng hộ các nước thành viên sớm ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Tin thế giới 27/12: Hàn Quốc bắt đầu luận tội Tổng thống, Ukraine tuyên bố 'bắt sống' binh sĩ Triều Tiên, chỉ huy quân đội Israel thiệt mạng tại Gaza

Tin thế giới 27/12: Hàn Quốc bắt đầu luận tội Tổng thống, Ukraine tuyên bố 'bắt sống' binh sĩ Triều Tiên, chỉ huy quân đội Israel thiệt mạng tại Gaza

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh...

Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh...

Nâng cao trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng mạng xã hội là vô cùng cần thiết, đảm bảo một không gian mạng lành mạnh, an toàn và có ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt công chức, viên chức nghỉ hưu năm 2024

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt công chức, viên chức nghỉ hưu năm 2024

Chiều ngày 27/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã gặp mặt thân mật công chức, viên chức nghỉ hưu năm 2024.
Điện thăm hỏi về việc máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan gặp nạn

Điện thăm hỏi về việc máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan gặp nạn

Được tin máy bay của Hãng hàng không Azerbaijan gặp nạn, Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi đến Tổng thống Ilham Aliyev.
Điện mừng Thủ tướng Cộng hòa Iceland

Điện mừng Thủ tướng Cộng hòa Iceland

Nhân dịp bà Kristrún Frostadottir được bầu giữ chức Thủ tướng Cộng hòa Iceland, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu, lý do doanh nghiệp nước ngoài quyết không tách rời

Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu, lý do doanh nghiệp nước ngoài quyết không tách rời

Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho rằng, có hai lý do các công ty nước ngoài sẽ không rời khỏi thị trường Trung Quốc.
BRICS: Nga 'mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

BRICS: Nga 'mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

BRICS: Nga mở cửa ‘chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, quan điểm của Trung Quốc thế nào?
Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Kinh tế Nga không sụp đổ nhưng nước này sẽ phải đối mặt với khó khăn vào năm 2025 nếu tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Lần đầu tiên sau 7 năm, nền kinh tế Nhật Bản làm được điều này

Lần đầu tiên sau 7 năm, nền kinh tế Nhật Bản làm được điều này

Ngày 26/12, chính phủ Nhật Bản thông báo GDP của quốc gia này trong năm 2025 có thể đạt mức tối đa.
Chiến lược mới về công nghiệp hóa của Kazakhstan trong kỷ nguyên thách thức toàn cầu

Chiến lược mới về công nghiệp hóa của Kazakhstan trong kỷ nguyên thách thức toàn cầu

Kazakhstan đang trải qua quá trình chuyển đổi chính sách công nghiệp, tập trung vào chế biến nguyên liệu thô và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, không còn thời gian trong năm nay để ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt mới với Ukraine.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ nhưng vẫn đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12 ghi nhận đồng USD đã phục hồi đạt trên mốc 108, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Phiên bản di động