Đường đua kinh tế Mỹ-Trung Quốc: Khi nào Bắc Kinh giành ngôi đầu bảng?

Linh Chi
Năm 2020, Trung Quốc kiểm soát được đại dịch Covid-19 và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong khi Mỹ hứng chịu hàng trăm nghìn ca tử vong và suy thoái kinh tế trầm trọng. Nhưng gần đây, sự phục hồi nhanh chóng và bất ngờ của Mỹ đã khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu Trung Quốc có thể vượt Mỹ về kinh tế hay không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đường đua kinh tế Mỹ-Trung Quốc: Khi nào Bắc Kinh giành ngôi đầu bảng?
Còn nhiều yếu tố để quyết định thời điểm kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. (Nguồn: DW News)

Theo dự báo từ Bloomberg Economics, nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra các cải cách thúc đẩy tăng trưởng và Tổng thống Mỹ Joe Biden không thể thông qua các đề xuất đổi mới cơ sở hạ tầng, tăng cường lực lượng lao động thì Trung Quốc có thể chiếm vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới - do Mỹ nắm giữ trong hơn một thế kỷ - sớm nhất là vào năm 2031.

3 yếu tố quyết định

Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa được đảm bảo. Chương trình cải cách của Trung Quốc đang bị trì hoãn, thuế quan và các biện pháp hạn chế thương mại khác đang cản trở khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu và các công nghệ tiên tiến.

Song song với đó, số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc cũng đang tăng lên mức kỷ lục sau 6 tháng.

Kịch bản “ác mộng” đối với Trung Quốc là quốc gia này có thể đi theo quỹ đạo tương tự như Nhật Bản. Sự kết hợp giữa thất bại trong cải cách, sự cô lập trên thị trường quốc tế và cuộc khủng hoảng tài chính có thể ngăn cản Trung Quốc vươn lên đỉnh cao.

Về lâu dài, 3 yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc là quy mô của lực lượng lao động, nguồn vốn và năng suất. Trong mỗi lĩnh vực này, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đều phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn.

Thứ nhất, về lực lượng lao động. Mức sinh thấp do chính sách một con đang ảnh hưởng đến dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc. Nếu tỷ lệ sinh vẫn ở mức thấp, dự báo, dân số quốc gia này sẽ giảm hơn 260 triệu người trong 3 thập kỷ tới.

Nhận thức được rủi ro, Trung Quốc đã thay đổi hướng đi. Các biện pháp kiểm soát sinh sản đã được nới lỏng. Năm 2016, giới hạn được nâng lên hai con. Đến tháng 5/2021, chính phủ thông báo rằng, mỗi hộ gia đình sẽ được phép sinh ba con. Song song với đó là kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu nhằm giữ chân những người lao động lớn tuổi.

Tuy nhiên, ngay cả khi các biện pháp trên thành công, Trung Quốc cũng khó có thể bù đắp được tác động của lực cản nhân khẩu học. Bên cạnh đó, các biện pháp không phải là điều duy nhất ngăn cản các gia đình sinh thêm con, bởi người dân còn lo ngại các chi phí giáo dục, nhà ở...

Thứ hai, về nguồn vốn. Triển vọng chi phí vốn không quá ảm đạm, Trung Quốc mạnh tay đầu tư cơ sở hạ tầng, 5G hay các nhà máy trong thời gian qua. Nhưng sau nhiều năm đầu tư tăng trưởng chóng mặt, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy, những khoản đầu tư này hiện đang mang lại lợi nhuận giảm dần.

Tình trạng dư thừa công nghiệp, những thị trấn ma với những tòa nhà trống trải và đường cao tốc 6 làn xe chạy vào vùng đất nông nghiệp thưa thớt dân cư đều là minh chứng cho điều này.

Thứ ba, khi lực lượng lao động thu hẹp và chi phí vốn chưa thật sự hiệu quả thì năng suất mới là chìa khóa cho sự tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc.

Hầu hết các nhà kinh tế phương Tây cho rằng, việc thúc đẩy năng suất đòi hỏi phải có những hành động như bãi bỏ hệ thống Hukou (hệ thống hộ khẩu của Trung Quốc, được thiết lập năm 1958), san bằng “sân chơi” giữa những “người khổng lồ” quốc doanh và các doanh nghiệp tư nhân, giảm bớt các rào cản đối với sự tham gia của nước ngoài vào nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Dường như, các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh có kế hoạch chi tiết, cùng với việc Trung Quốc có bề dày thành tích về các cải cách nâng cao tăng trưởng thành công, quốc gia này vẫn còn rất nhiều cơ hội để cải thiện những thách thức kể trên.

Khi nào Trung Quốc vượt Mỹ?

Tuy nhiên, nếu quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh tiếp tục căng thẳng thì luồng ý tưởng và sáng tạo xuyên biên giới - điều đã giúp thúc đẩy sự trỗi dậy của Bắc Kinh thời gian qua - sẽ bắt đầu cạn kiệt.

Các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, trong một kịch bản cực đoan, với việc Trung Quốc và Mỹ phân chia thế giới thành các phạm vi ảnh hưởng riêng biệt, GDP năm 2030 của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng 8% - so với trường hợp các mối quan hệ vẫn duy trì ổn định.

Song song với đó, sự kết hợp giữa việc đình trệ các cải cách trong nước và sự cô lập trên trường quốc tế có thể dẫn đến một kịch bản cực đoan khác: khủng hoảng tài chính.

Kể từ năm 2008, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Trung Quốc đã tăng vọt từ 140% lên 290%. Ở các quốc gia khác, việc vay nợ tăng nhanh sẽ tạo ra những rắc rối ở phía trước.

Khi được hỏi về tham vọng chiếm vị trí nền kinh tế hàng đầu thế giới của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: "Với tôi, điều đó không xảy ra bởi Mỹ sẽ tiếp tục phát triển".

Đối với Mỹ, cũng giống như Trung Quốc, con đường để tăng trưởng nhanh hơn nằm ở việc mở rộng lực lượng lao động, nâng cấp nguồn vốn và đổi mới công nghệ.

Tổng thống Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỷ USD với mục đích hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ nhanh hơn, quốc gia này có thể trì hoãn sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc.

Bloomberg Economics đã xây dựng các kịch bản cho kết quả của cuộc chạy đua kinh tế Mỹ - Trung Quốc.

Cụ thể, nếu mọi thứ thuận lợi cho Trung Quốc, từ cải cách trong nước đến quan hệ quốc tế thì quốc gia này có thể bắt kịp Mỹ trong một thập kỷ tới.

Hiện tại, dân số 1,4 tỷ của Trung Quốc lớn gấp 4 lần của Mỹ; GDP bình quân đầu người hiện thấp hơn 20% so với Mỹ, do đó, chỉ còn một khoảng cách không quá dài để Trung Quốc có thể giành được vị trí đầu bảng.

Dù vậy, thành công phát triển kinh tế trong quá khứ của Trung Quốc, cũng như của các nước láng giềng châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, cho thấy không nên đặt mục tiêu quá cao. Như lịch sử hàng trăm năm qua của Trung Quốc đã chứng minh, sự phát triển không phải là tiền định.

Và nếu cải cách đình trệ, quan hệ toàn cầu bị rạn nứt, lực lượng lao động thu hẹp và khủng hoảng tài chính có thể khiến Trung Quốc ở vị trí thứ hai vô thời hạn.

Khi Mỹ vẫn là ‘thỏi nam châm’ với doanh nghiệp Trung Quốc và hành động mạnh tay của Bắc Kinh

Khi Mỹ vẫn là ‘thỏi nam châm’ với doanh nghiệp Trung Quốc và hành động mạnh tay của Bắc Kinh

Quyết định của Bắc Kinh có thể khiến kế hoạch IPO ở Mỹ của bất kỳ công ty Trung Quốc nào cũng sẽ buộc phải ...

Australia giữa dòng xoáy cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Yếu thì phải chịu thiệt!

Australia giữa dòng xoáy cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Yếu thì phải chịu thiệt!

Khi Mỹ và Trung Quốc nhắm vào các tham vọng kinh tế và quân sự của nhau, một số người ở Australia lo ngại đất ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Những đề tài tranh mang hồn cốt dân gian dung dị trong tranh Đông Hồ, Hàng Trống... qua bàn tay của nghệ nhân Lương Minh Hòa đã mang một sắc ...
Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc 2024: Bản sắc và đoàn kết

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc có 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang ...
Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt đang diễn ta tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Mưa lớn gây gián đoạn dịch vụ tàu cao tốc ở Nhật Bản. Đảo Jeju (Hàn Quốc) ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Hãy cùng Thế giới và Việt Nam điểm lại những nét chính của cuộc bầu cử có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới và dự đoán ai sẽ là ...
Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt.
Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.
Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh

Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh

Blockchain và AI không chỉ là xu hướng, mà đã trở thành những công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Đông Triều, Quảng Ninh trở thành thành phố: Bước tiến vượt bậc, mở kỷ nguyên phát triển mới

Đông Triều, Quảng Ninh trở thành thành phố: Bước tiến vượt bậc, mở kỷ nguyên phát triển mới

Từ một vùng quê thuần nông, ngày 1/11, Đông Triều chính thức vươn mình trở thành thành phố.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở vừa túi tiền đa số người dân, thủ tục mua bán căn hộ chung cư năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11 ghi nhận USD giảm so với Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10 ghi nhận USD đã giảm giá so với các loại tiền tệ chính khác.
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24/10/2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10 ghi nhận đồng USD đã ổn định, đồng Yen Nhật chạm mức thấp nhất trong 3 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10 ghi nhận thị trường kỳ vọng đà tăng của đồng USD sẽ tiếp tục trong vài tuần tới.
Phiên bản di động