Giải mã gen-Mặt trận mới của cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

My Phan
Được phát triển từ những năm 1970, giải mã gen hiện đang trở thành tâm điểm của giới truyền thông với cuộc khủng hoảng Covid-19. Đằng sau những công nghệ mũi nhọn này ẩn giấu một thị trường toàn cầu, chủ yếu do Mỹ thống trị, nhưng Trung Quốc cũng đang tính toán vươn lên cạnh tranh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giải mã gen - 'Mặt trận mới' của cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc
Trung Quốc tham vọng sẽ sớm đuổi kịp Mỹ trong cuộc đua giải mã gen. (Nguồn: SCMP)

Dưới đây là những nhận định của nhà báo Nicolas Sridi, tác giả bài viết Giải mã gen: Chiến trường mới của Mỹ và Trung Quốc đăng trên trang mạng châu Á Asialyst số ra gần đây.

Vào năm 2003, sau hơn 10 năm nghiên cứu, giới khoa học quốc tế xôn xao vì lần đầu tiên trong lịch sử, bộ gen của con người đã được giải mã hoàn toàn. Đó là kết quả của một nỗ lực quốc tế chưa từng có với ngân sách gần 3 tỷ Euro (3,63 tỷ USD).

Vào thời điểm đó, dường như có rất nhiều ứng dụng, về nghiên cứu cơ bản, y học dự phòng, sinh sản và thậm chí là liệu pháp gen. Tuy nhiên, cũng phải mất gần hai thập niên thì khái niệm giải mã gen mới trở nên quen thuộc với công chúng, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 với các biến thể mới.

Tin liên quan
Trung Quốc đang nỗ lực biến các bằng sáng chế thành Trung Quốc đang nỗ lực biến các bằng sáng chế thành 'con gà đẻ trứng vàng' như thế nào?

Nhờ phân tích bộ gen của các biến thể mà các nhà nghiên cứu mới có thể vừa phân biệt vừa đánh giá được mức độ nguy hiểm của chúng.

Có nhiều phương pháp giải mã gen và những phương pháp tiên tiến nhất cần có các thiết bị chuyên biệt, nhất là thiết bị giải mã ADN. Việc sản xuất những thiết bị công nghệ cao này phần lớn do các công ty Mỹ thống trị.

Trong số 10 nhà sản xuất thiết bị giải mã gen thế hệ mới, có tới 5 doanh nghiệp là của Mỹ. Đứng đầu thế giới là Illumina, công ty Mỹ có doanh thu cao gấp đôi so với tổng doanh thu của tất cả các đối thủ cạnh tranh cộng lại.

Thế nhưng, trong bảng xếp hạng toàn cầu này, Trung Quốc cũng nổi lên với công ty BGI (Beijing Genomics Institute) xếp ở vị trí thứ ba. Châu Âu không hoàn toàn nằm ngoài cuộc chơi, bởi Anh và Đức cũng có doanh nghiệp lọt vào nhóm các công ty hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, rõ ràng là Trung Quốc có vị thế đáng được nhìn nhận kỹ càng hơn.

Sự vươn lên của "gã khổng lồ" Trung Quốc

Trong cuộc chạy đua về phát minh, sáng chế, Trung Quốc lâu nay đã tìm cách vươn lên hàng đầu trong các lĩnh vực tiên phong. Mạng di động 5G, trí thông minh nhân tạo nằm trong số các lĩnh vực mà Trung Quốc đang dẫn trước và khiến nhiều nước, nhất là Mỹ, lo ngại và tăng cường hành động để đối phó.

Liên quan đến lĩnh vực giải mã gen, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi đây là một ưu tiên trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (giai đoạn 2016-2020), nhưng thực ra Bắc Kinh đã quan tâm đến giải mã gen từ trước đó.

Trung Quốc bắt đầu tiến hành các nghiên cứu cơ bản về giải mã gen từ năm 1994 và tham gia dự án quốc tế về giải mã bộ gen người vào năm 1999 với mục tiêu là giải mã được 1% gen người. Doanh nghiệp BGI tham gia dự án và được hưởng rất nhiều hỗ trợ tài chính từ Nhà nước.

Từ năm 2002 đến năm 2005, chính phủ đã đầu tư gần 200 triệu USD vào nhiều trung tâm nghiên cứu gen. Tuy nhiên, khi dự án quốc tế chấm dứt, ngân quỹ Nhà nước cạn kiệt, BGI chuyển đến Hàng Châu và hưởng sự hỗ trợ tài chính từ chính quyền địa phương.

Tại Hàng Châu, công ty đã giải mã bộ gen lúa vào năm 2002, công trình nghiên cứu được đăng trên trang nhất của Tạp chí khoa học Science, đến năm 2003 thì giải mã được bộ gen của virus SARS và phát triển một bộ dụng cụ giải mã gen. Trong khoảng thời gian đó, ở Trung Quốc chỉ có BGI là thành công trong việc chuyển đổi từ một trung tâm nghiên cứu thuần túy thành một công ty bán tư nhân theo định hướng thị trường.

Đến năm 2007, BGI chuyển trụ sở đến Thâm Quyến và bắt đầu lao vào cuộc đua toàn cầu về công nghệ phân tích gen. Ban đầu, để có thể cung cấp dịch vụ giải mã gen, BGI đã mua với số lượng lớn thiết bị giải mã gen của phương Tây, đặc biệt là của hãng Mỹ Illumina. Mục tiêu của BGI là có thể giải mã gen ở quy mô rất lớn và chuyên về phân tích dữ liệu thô.

Năm 2010, công ty Trung Quốc vươn ra thị trường quốc tế, thành lập BGI Americas tại Massachusetts, Mỹ và BGI Europe ở Đan Mạch.

Giải mã gen - 'Mặt trận mới' của cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc
Một phòng thí nghiệm của Tập đoàn BGI tại California (Mỹ). (Nguồn: Bloomberg)

Tập đoàn BGI tung dịch vụ thương mại đầu tiên vào năm 2012 và đặc biệt là đã thành công trong việc mua lại công ty khởi nghiệp Complete Genomics của Mỹ vào năm 2013 với giá 118 triệu USD. Đây là một bước ngoặt, bởi nhờ các công nghệ và sáng chế mua của nước ngoài, BGI có thể phát triển đầy đủ các nền tảng giải mã của riêng họ.

Thực ra, khi đó công ty Mỹ Illumina đã cố gắng ngăn chặn thương vụ bằng cách coi đó là mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ. Thế nhưng, đề nghị của Illumina vào thời điểm đó đã bị Chính quyền Mỹ từ chối. Nếu vào bối cảnh hiện nay, rất có thể kiến nghị của Illumina sẽ được Washington thông qua.

Hiện giờ, BGI đã mở một công ty con tại châu Á-Thái Bình Dương với các cơ sở ở Nhật Bản, Thái Lan, Australia và Singapore. Tập đoàn Trung Quốc này cũng có nhiều văn phòng và phòng thí nghiệm ở California (Mỹ), London (Anh) và đang tiếp tục mở rộng ra quốc tế.

Mặc dù công ty Illumina của Mỹ vẫn luôn dẫn đầu về kinh doanh thiết bị giải mã gen, nhưng BGI của Trung Quốc lại hướng đến dịch vụ nhiều hơn, cho phép công ty cung cấp dịch vụ giải mã toàn bộ bộ gen chỉ với giá 100 USD/người.

Cuộc đua dữ liệu gen

Tất cả các công ty trong lĩnh vực giải mã gen hiện giờ đều được hưởng lợi từ hiệu ứng Covid-19: doanh số bán hàng tăng vọt, dù là về xét nghiệm tầm soát hay truy vết các biến thể của virus SARS-CoV2.

Ông Benjamin Belot, Phó Giám đốc của Kurma Partners, một quỹ đầu tư châu Âu chuyên về khoa học đời sống và cũng là chuyên gia về y tế kỹ thuật số, giải thích rằng ban đầu, các công ty trên thị trường đặt cược vào các xét nghiệm gen để phát hiện bệnh tật, coi đó là một động lực cho sự phát triển của ngành, chẳng hạn ngày nay chúng ta biết rằng một số đột biến gen nhất định khiến người ta đặc biệt dễ có nguy cơ bị ung thư.

Ngoài ra, giải mã gen còn được ứng dụng vào các chẩn đoán trước sinh. Hiện nay, đó là những công cụ quan trọng của y học và được sử dụng ngày càng nhiều nhưng không liên quan đến đại chúng. Nếu nhìn vào thị trường đặc biệt này, thì thực chất các ứng dụng về tìm kiếm phả hệ phát huy tốt hiệu quả, đặc biệt là ở Mỹ.

Tiếp cận “Big Data về gen” là điều cần thiết cho sự phát triển của ngành gen. Quả thực, trong quá trình giải mã hoàn toàn một bộ gen người, hiện giờ các nhà khoa học mới chỉ hiểu được khoảng 20%. Đối với phần còn lại, cần có khả năng kiểm tra chéo rất nhiều dữ liệu và xác định các dấu ấn sinh học đặc thù.

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Khi cơn sóng ngầm ‘săn phù thủy’ dậy sóng

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Khi cơn sóng ngầm ‘săn phù thủy’ dậy sóng

Để có được những kết quả chuẩn xác, điều quan trọng nhất, hơn cả những tiến bộ về lý thuyết, là phải tiếp cận được nhiều nhất có thể các dữ liệu về gen.

Chuyên gia Benjamin Belot lưu ý ở mức độ tiếp cận dữ liệu đó, Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt. Trên thực tế, dữ liệu y tế và gen ở Trung Quốc được coi là tài sản nhà nước. Do đó, các cơ quan nhà nước Trung Quốc có khả năng truy cập vào một cơ sở dữ liệu khổng lồ, nhưng ít bị ràng buộc về mặt pháp lý. BGI chính là công ty quản lý Ngân hàng gen quốc gia Trung Quốc (CNGB), một dự án được nhà nước tài trợ trị giá 1 tỷ USD.

Mối liên hệ giữa nhà nước Trung Quốc, công ty BGI và các dữ liêu gen hiện giờ là tâm điểm của một cuộc tranh luận gay gắt ở Mỹ. Công ty Trung Quốc bị Mỹ tố cáo muốn xâm nhập vào các phòng thí nghiệm và bệnh viện Mỹ thông qua hoạt động tài trợ và các quan hệ đối tác khác chỉ nhằm lấy cơ sở dữ liệu.

Báo cáo của Ủy ban an ninh quốc gia Mỹ về trí thông minh nhân tạo, mới đây được đệ trình lên Tổng thống Joe Biden, nhấn mạnh: “Sự vươn ra toàn cầu của 'gã khổng lồ' Trung Quốc BGI về ngành gen đặt ra những mối đe dọa cho lĩnh vực công nghệ sinh học tương tự như mối đe dọa của tập đoàn Huawei trong ngành viễn thông".

Cuộc chạy đua về giải mã gen và thu thập dữ liệu gen trên hành tinh đã bắt đầu với hai cực trỗi dậy nhanh chóng là Trung Quốc và Mỹ.

Theo một cách nào đó, có thể nói bộ gen của chúng ta có giá đắt như vàng.

TIN LIÊN QUAN
Giải mã bí ẩn UFO - Người Mỹ đã biết được những sự thật gì?
Virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào bộ gen người hay không?
Giải mã căn bệnh 'nghiện tiền điện tử' trong giới trẻ Hàn Quốc
Loài chó đã đồng hành với con người lâu hơn chúng ta tưởng
Bạn bè thân thiết có bộ gene gần giống nhau
(theo Asialyst)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động