Trung Quốc đang nỗ lực biến các bằng sáng chế thành 'con gà đẻ trứng vàng' như thế nào?

Ngọc Thu
Dù là quốc gia sở hữu các bằng sáng chế quốc tế hàng đầu kể từ năm 2019, nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức trong việc đầu tư cho quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) để biến những sáng chế thành những đổi mới có giá trị và thành công.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo dữ liệu do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố tháng 3/2021, các trường đại học Trung Quốc đã tăng hạng đáng kể trong bảng xếp hạng toàn cầu về các hồ sơ đăng ký bằng sáng chế.

Năm ngoái, đã có 9/20 viện giáo dục hàng đầu của Trung Quốc có trong danh sách của WIPO, tăng thêm 6 viện kể từ năm 2017, mở rộng vị trí dẫn đầu của Trung Quốc so với Mỹ về số lượng hồ sơ đăng ký bằng sáng chế.

Đại học Thâm Quyến - một tổ chức giáo dục còn "khá trẻ" với 38 năm thành lập đã nộp số lượng bằng sáng chế quốc tế cao thứ ba trên thế giới vào năm 2020, chỉ đứng sau Đại học California và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Dữ liệu của WIPO cũng cho thấy, con số 252 hồ sơ bằng sáng chế của cơ sở giáo dục này còn nhiều hơn cả Đại học Johns Hopkins và Đại học Harvard cộng lại.

Các trường học và doanh nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực nộp thêm nhiều bằng sáng chế quốc tế như một phần trong tham vọng của nền kinh tế thứ hai thế giới nhằm đạt được sự đổi mới và tự lực về công nghệ khi đối mặt với căng thẳng ngày càng gia tăng từ phương Tây.

Tuy nhiên, dù là quốc gia sở hữu các bằng sáng chế quốc tế hàng đầu kể từ năm 2019, nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức trong việc đầu tư cho quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) để biến những sáng chế thành những đổi mới có giá trị và thành công.

Trung Quốc đang nỗ lực biến các bằng sáng chế thành 'con gà đẻ trứng vàng' như thế nào?
Trung Quốc đang gặp thách thức lớn trong việc biến những bằng sáng chế thành ứng dụng có giá trị thương mại cao. (Nguồn: SCMP)

Bước chuyển đổi mờ nhạt

Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc năm ngoái cho biết, chi tiêu cho R&D của chính phủ chưa được hiệu quả khi chỉ 8,4% bằng sáng chế thuộc sở hữu của các trường đại học và viện nghiên cứu được chuyển giao hoặc cấp phép cho mục đích thương mại. Trong số 20 trung tâm khoa học công nghệ trực thuộc trường đại học được kiểm toán ngẫu nhiên, có 2 trung tâm đã không thể thương mại hóa bất kỳ nghiên cứu nào trong hơn một thập kỷ.

Ông Lei Chaozi, Tổng giám đốc phụ trách Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết vào cuối năm 2019, trong khi số lượng bằng sáng chế của các trường đại học hàng đầu cao gấp 5 lần so với các đối tác ở Mỹ thì chưa đến 10% được chuyển đổi thành các ứng dụng thương mại, ngược lại phía Mỹ chiếm 40%.

Chuyên gia về bằng sáng chế kỳ cựu của Trung Quốc Elizabeth Chien-Hale, đồng tác giả cuốn sách về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc của Hiệp hội Luật sư Mỹ chia sẻ, việc thương mại hóa đã bị hạn chế “vì chất lượng của các bằng sáng chế chưa cao”.

Theo bà, những hạn chế của chính phủ đối với việc chuyển giao công nghệ đã đặt ra một số rào cản khác đối với các phát minh, sáng chế chất lượng cao.

Một yếu tố khác, theo bà Elizabeth Chien-Hale là "việc thiếu các dữ liệu chất lượng về giá trị của các bằng sáng chế Trung Quốc so với Mỹ - nơi luôn có sẵn thông tin tương tự từ các thỏa thuận cấp phép và các vụ kiện pháp lý".

“Ở Mỹ, bằng sáng chế là một loại hàng hóa và được gắn giá trị hàng hóa trên đó. Nhưng ở Trung Quốc, bản thân bằng sáng chế không phải là hàng hóa và là một phần của giao dịch chuyển giao công nghệ", chuyên gia này cho hay.

Tin liên quan
Huawei có thể ‘bội thu’ nhờ thu tiền bản quyền từ các bằng sáng chế? Huawei có thể ‘bội thu’ nhờ thu tiền bản quyền từ các bằng sáng chế?

Chạy theo số lượng

Theo ông Lei Chaozi, rất nhiều bằng sáng chế được các trường đại học Trung Quốc nộp để đáp ứng các mục tiêu đánh giá hiệu suất cho nhân viên giảng dạy và các dự án nghiên cứu của họ.

Chi phí nộp hồ sơ và duy trì các bằng sáng chế này được tài trợ bởi ngân sách của chính phủ, đôi khi còn được trợ cấp cho các nhà nghiên cứu như một phần thưởng. "Nhưng chỉ một số ít thực sự được nộp để bảo hộ các phát minh hoặc khám phá công nghệ", vị quan chức ngành giáo dục này tiết lộ.

Ông Denis Simon, giáo sư về kinh doanh và công nghệ, cố vấn về các vấn đề Trung Quốc tại Đại học Duke Kunshan (Bắc Carolina, Mỹ) cũng đồng tình rằng, việc quá chú trọng vào số lượng bằng sáng chế là nguồn gốc dẫn đến các "bằng sáng chế rác", không có giá trị về mặt thương mại.

Ông nói: “Vấn đề là bởi vì ai cũng đều hướng đến bằng sáng chế… rất nhiều bằng sáng chế được nộp sẽ không bao giờ nhìn thấy giá trị thương mại. Mọi người sử dụng (bằng sáng chế) như một thước đo để thúc đẩy sự nghiệp nhưng không bao giờ có bất kỳ nỗ lực nào để xem xét chất lượng của chúng".

Ông Simon cho biết thêm, tình hình cũng tương tự tại các viện nghiên cứu nhà nước.

Ngoài ra, một thách thức khác mà các trường đại học Trung Quốc đang phải đối mặt, theo chuyên gia Lei Chaozi là thiếu năng lực quản lý các sản phẩm trí tuệ trước khi cam kết thực hiện các dự án nghiên cứu. Vị này đồng thời cho biết thêm rằng, các văn phòng phụ trách chuyển giao công nghệ có quy mô quá nhỏ, thường chỉ khoảng 2 hoặc 3 nhân viên, trái ngược với quy mô của các đối tác châu Âu và Mỹ, lên tới hàng chục người.

Lấy ví dụ như Đại học Thâm Quyến, khoa Khoa học và Công nghệ, chỉ có 1 giáo sư và một nhóm 3 nhân viên giám sát các vấn đề chuyển đổi và quản lý tài sản trí tuệ, theo website chính thức của trường.

Còn ông Denis Simon cho rằng, trước đây, các trường đại học Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các trung tâm khoa học, công nghệ và khu vườn ươm để thương mại hóa kết quả nghiên cứu nhưng những mô hình này cũng hoạt động không hiệu quả do mâu thuẫn giữa mục tiêu học thuật và kinh doanh.

“Tôi nghĩ ví dụ về Thung lũng Silicon hay Đại học Stanford ở Mỹ, bằng cách nào đó, đã bị phóng đại, ở một mức độ nào đó tại Trung Quốc. Quốc gia này có rất nhiều cơ sở ươm tạo trên khắp đất nước và rất nhiều khu công nghệ, nhưng không ít trong số đó không khác gì một khoản đầu tư bất động sản", ông nói.

Công cụ để trục lợi

Tuy nhiên, một số chuyên gia về sở hữu trí tuệ cho biết, mức độ thương mại hóa đối với các bằng sáng chế của trường đại học có thể đã được báo cáo chưa đầy đủ, đặc biệt là đối với các trường quy mô nhỏ tham gia vào các thỏa thuận hợp tác R&D chiến lược với các doanh nghiệp.

Họ cho biết, trong những thỏa thuận này, các trường thường nộp đơn xin cấp bằng sáng chế trong khi các doanh nghiệp - đơn vị cung cấp kinh phí - được sử dụng độc quyền công nghệ, được cấp bằng sáng chế mà không để lộ tên tuổi của họ trước các đối thủ cạnh tranh.

Trung Quốc đang nỗ lực biến các bằng sáng chế thành 'con gà đẻ trứng vàng' như thế nào?
Số lượng bằng sáng chế đã bùng nổ ở Trung Quốc và một phần trở thành công cụ để các doanh nghiệp trục lợi. (Nguồn: Shutterstock)

Theo những người trong ngành, các công ty cũng có thể nộp đơn xin các bằng sáng chế để đủ điều kiện nhận trợ cấp và các chính sách ưu đãi của chính phủ đối với “các doanh nghiệp công nghệ cao và mới” (HNTE). Điều này bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 15%, so với mức 25% thông thường.

Báo cáo của Tập đoàn truyền thông kinh doanh Caixin tuần trước đã tiết lộ "chiêu trò" của một cơ quan sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Quảng Đông thông qua việc bán cho khách hàng (là các công ty) các bằng sáng chế đóng gói mà đơn vị này tuyên bố sẽ giúp đảm bảo nhận được ưu đãi dành cho HNTE.

“Có những nhà phát minh được hưởng lợi từ những chính sách (ưu đãi) này, nhưng cũng có rất nhiều người bị lạm dụng. Đó là lý do tại sao số lượng bằng sáng chế của Trung Quốc đã bùng nổ trong một thời gian… bởi vì một số cá nhân và doanh nghiệp kiếm tiền bằng cách nộp bằng sáng chế", bà Elizabeth Chien-Hale nói.

Tập trung vào chất lượng

Theo bà Elizabeth Chien-Hale, hiện tượng "bằng sáng chế rác" đã được nêu ra từ năm 2005 bởi người đứng đầu cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ khi đó là ông Tian Lipu, nhưng Bắc Kinh gần đây mới bắt đầu thực hiện các biện pháp nghiêm túc để chống lại vấn đề này.

Tạp chí Qiushi đã xuất bản 2 bài báo vào tháng 2 về chủ đề này, một bài viết về Chủ tịch Tập Cận Bình và một bài về Ủy viên Cục Sở hữu trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (CNIPA) Shen Changyu. Cả hai đều nói về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tài sản trí tuệ của Trung Quốc.

“Giờ đây Trung Quốc muốn quan tâm đến chất lượng của tài sản trí tuệ được tạo ra và không quan tâm nhiều đến số lượng bằng sáng chế hoặc số lượng bản quyền. Chính phủ cũng thực sự muốn xem những nghiên cứu nào sẽ thực sự khả thi về mặt thương mại”, một chuyên gia trong ngành cho biết.

Tin liên quan
'Chính trị bản sắc' làm trầm trọng thêm căng thẳng Mỹ-Trung Quốc ?

Trong kế hoạch 5 năm mới nhất, Bắc Kinh cho biết sẽ tối ưu hóa chính sách khen thưởng cho các hồ sơ đăng ký bằng sáng chế và triển khai hệ thống đánh giá hiệu suất để bảo vệ và khuyến khích tốt hơn đối với các bằng sáng chế giá trị cao.

Tháng trước, CNIPA đã có những động thái mạnh tay hơn khi tuyên bố sẽ hủy bỏ tất cả các khoản trợ cấp cho các hồ sơ sở hữu trí tuệ, cam kết xử lý các bằng sáng chế rác và điều tra các đơn xin cấp bằng sáng chế bất thường.

Bắc Kinh cũng đang giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học trong việc xử lý tài sản trí tuệ của họ, một cách tiếp cận tương tự như Đạo luật Bayh-Dole năm 1980 ở Mỹ. Bayh-Dole là đạo luật mang tính bước ngoặt, thúc đẩy các phát minh ra khỏi phòng thí nghiệm và thương mại hóa bằng cách cho phép các trường đại học giữ lại danh hiệu cho các phát minh do chính phủ tài trợ.

Bộ giáo dục Trung Quốc vào tháng trước cũng cho biết, một trong những ưu tiên năm 2021 là đẩy nhanh việc thương mại hóa nghiên cứu của các trường đại học.

TIN LIÊN QUAN
Trí tuệ nhân tạo sáng tác thành công một vở kịch
Trí tuệ nhân tạo sẽ được vận hành như thế nào?
Ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI
Israel dùng trí tuệ nhân tạo phát hiện ổ dịch Covid-19
(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động