Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Minh Anh
Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là “mạch máu của cuộc sống hiện đại” và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên các thị trường quốc tế trong nhiều thập kỷ nữa, theo Tổng thư ký OPEC Al-Ghais.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thế giới sẽ không thể tránh khỏi những cú sốc nghiêm trọng do việc phân phối lại toàn bộ hệ thống năng lượng. (Nguồn: AEEC)
Thế giới sẽ không thể tránh khỏi những cú sốc nghiêm trọng do việc phân phối lại toàn bộ hệ thống năng lượng. (Nguồn: AEEC)

Thế kỷ XX là thế kỷ của dầu mỏ định hình sự thống trị của đồng USD, sức mạnh Mỹ, trong nền kinh tế toàn cầu. Bước vào thế kỷ XXI, vai trò của dầu đã không còn như xưa. Sự lùi dần của dầu, thay bằng các dạng năng lượng khác, như năng lượng tái tạo hay Hydrogen… có thể cảm nhận được trong hai thập niên đầu thế kỷ.

Tuy nhiên, nhu cầu dầu mỏ và khí đốt chỉ chậm lại, chứ chưa bao giờ dừng, thậm chí dự báo đến năm 2030 mới đạt đỉnh, vì thế việc từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt có phải là quá ảo tưởng?

Chuyển đổi năng lượng thất bại?

Tờ Arab News mới đây đăng bài viết dẫn ý kiến của Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Haitham Al-Ghais và Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn năng lượng Saudi Aramco của Saudi Arabia Amin H. Nasser, nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của dầu mỏ trong các hoạt động của đời sống hiện đại.

Theo Tổng thư ký OPEC Haitham Al-Ghais, dầu mỏ có vai trò quan trọng và thiết yếu trên các thị trường quốc tế, vì thế lời kêu gọi từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ để dựa hoàn toàn vào năng lượng tái tạo là sai lầm và không thực tế. Thậm chí, ông Al-Ghais còn đưa ra dẫn chứng trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn KUNA của Kuwait, “nếu dầu mỏ biến mất, cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo. Chẳng hạn, việc sản xuất các tourbin gió và tấm pin mặt trời đều liên quan đến các sản phẩm dầu mỏ”.

Chỉ ra hàng loạt lợi thế của dầu mỏ như “dễ khai thác, dễ tinh chế và dễ vận chuyển”, ông Al-Ghais khẳng định, chính những lợi thế đó đã củng cố vị thế quan trọng của dầu mỏ, kể từ khi nó được phát hiện và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu.

Ở thời điểm hiện tại, dầu khí vẫn đang thể hiện rõ vai trò quan trọng và thiết yếu trên phạm vi toàn cầu, hiện diện mọi lúc, mọi nơi trong đời sống sinh hoạt và kinh tế, từ các hoạt động thường nhật thiết yếu. Những lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu thế giới ngừng sử dụng dầu mỏ, sẽ lan rộng từ các lĩnh vực vận tải đường bộ, hàng hải và đường hàng không… đến các hoạt động sản xuất lương thực, dược phẩm, vật tư và thiết bị y tế... và nhiều lĩnh vực quan trọng khác, khiến việc từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ càng trở nên khó khăn.

Đề cập dầu mỏ ở một khía cạnh khác, Tổng thư ký OPEC cho biết, “việc từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ cũng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu người do bị mất việc làm. Sự biến mất của dầu mỏ khiến hoạt động sản xuất trên toàn thế giới bị đình trệ, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu năng lượng ở nhiều quốc gia vì hàng triệu người sẽ không thể đảm bảo được nguồn năng lượng họ cần, bao gồm cả điện”.

OPEC dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt 116 triệu thùng/ngày theo kịch bản thông thường và 120 triệu thùng/ngày theo một trong những kịch bản đặc biệt vào năm 2045, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải có những khoản đầu tư thích hợp để đáp ứng nhu cầu to lớn về năng lượng và dầu mỏ.

Phát biểu tại Diễn đàn năng lượng toàn cầu CERAWeek 2024 mới đây tại Houston (bang Texas, Mỹ), ông Nasser cho biết, chiến lược chuyển đổi năng lượng hiện nay rõ ràng đang thất bại ở hầu hết các mặt trận khi nó đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều bằng chứng vẫn đang củng cố quan điểm rằng, sự thoái trào của dầu mỏ và khí đốt khó có thể xảy ra trong thời gian tới.

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?
Việc từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ cũng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu người do bị mất việc làm, theo Tổng thư ký OPEC. (Nguồn: Bloomberg)

Đầu tư theo cách thực tế hơn

Theo tính toán mới nhất của của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu dầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2030. Trong khi, khí đốt vẫn là nguồn năng lượng chính của thế giới, với nhu cầu tăng gần 70% kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay.

OPEC dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 và 2025 nhờ các hoạt động kinh tế khởi sắc ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Theo đó, nhu cầu dầu thế giới dù không đạt được mức tăng 2,5 triệu thùng/ngày như trong năm 2023, nhưng sẽ vẫn tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024 và 1,85 triệu thùng/ngày vào năm 2025.

“Hoạt động kinh tế khởi sắc ở Trung Quốc, sự phục hồi của ngành hàng không toàn cầu, hoạt động vận tải đường bộ, cũng như nhu cầu mạnh mẽ về nguyên liệu hóa thạch cho nhiều hoạt động khác, dự kiến sẽ là những yếu tố chính đẩy mạnh tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2024”, báo cáo của OPEC viết.

CEO Saudi Aramco Amin H. Nasser dẫn chứng số liệu - dù thế giới đã đầu tư hơn 9.500 tỷ USD vào quá trình chuyển đổi năng lượng trong hai thập kỷ qua, nhưng các giải pháp thay thế vẫn tỏ ra bất khả thi trước nhu cầu về nguồn năng lượng hydrocarbon quy mô lớn như nói trên.

Ông Nasser kêu gọi gác lại “ảo tưởng loại bỏ ngay dầu mỏ và khí đốt”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường đầu tư vào ngành dầu khí theo một cách thỏa đáng.

Cùng quan điểm, Tổng thư ký OPEC Al Ghais kêu gọi, khuyến khích phát triển ngành dầu mỏ và tăng cường các khoản đầu tư cần thiết theo cách nâng cao sự tin cậy về môi trường của ngành này - “Đây là thông điệp của OPEC gửi tới thế giới”.

Theo Tổng thư ký OPEC, trong những năm gần đây nhiều người đã lên tiếng kêu gọi từ bỏ dầu mỏ với lý do bảo vệ môi trường, nhưng chưa đề cập những hậu quả nghiêm trọng mà thế giới có thể phải đối mặt nếu hoạt động sản xuất dầu mỏ bị ngưng trệ. Tuần trước, CEO Saudi Aramco Amin H. Nasser nhấn mạnh sự cần thiết về một lộ trình mới, thực tế hơn cho quá trình chuyển đổi năng lượng, có tính đến dầu mỏ và khí đốt.

Thực tế cho thấy, quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang năng lượng sạch không hề dễ dàng. Thế giới khó tránh khỏi những cú sốc nghiêm trọng do việc phân phối lại toàn bộ hệ thống năng lượng, vì chính nó là nguồn sức mạnh của kinh tế thế giới và là nền tảng của trật tự địa chính trị.

Nhưng những thách thức hiển hiện về biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên, căng thẳng địa chính trị, đại dịch toàn cầu... nhắc nhở con người về tính cấp thiết của phát triển bền vững tại mỗi quốc gia, cũng như thế giới.

Chẳng hạn, châu Âu không phải không lường trước được quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ rất tốn kém, nhưng coi đó là khoản đầu tư cần thiết. Như Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier cho rằng, việc theo đuổi sự phát triển bền vững trong nền kinh tế mang đến cả cơ hội và thách thức. Việc áp dụng thực tiễn và công nghệ bền vững sẽ mở ra những con đường mới cho phép xây dựng một xã hội mạnh mẽ và bao trùm hơn.

Giải pháp thực tế mà CEO Saudi Aramco đưa ra là, nên nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải carbon, tích cực cải thiện tính hiệu quả và đưa ra các giải pháp ít carbon hơn. Thế giới cũng nên từng bước sử dụng các nguồn năng lượng mới và công nghệ mới khi chúng thực sự sẵn sàng, có tính cạnh tranh về mặt kinh tế và có cơ sở hạ tầng phù hợp.

Saudi Arabia giàu có không chỉ nhờ dầu mỏ

Saudi Arabia giàu có không chỉ nhờ dầu mỏ

Ngày 14/3, Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia thông báo, hoạt động kinh tế phi dầu mỏ đã đóng góp 50% vào Tổng ...

Saudi Arabia: Tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới bị ‘bốc hơi’ 24,7% lợi nhuận trong năm 2023

Saudi Arabia: Tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới bị ‘bốc hơi’ 24,7% lợi nhuận trong năm 2023

Theo báo cáo hoạt động năm 2023 của Tập đoàn dầu khí Saudi Aramco, tổng doanh thu ròng của tập đoàn này đạt 454,7 121,25 ...

Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp từ năng lượng xanh

Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp từ năng lượng xanh

Chiều 11/4, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) thuộc Trường ...

‘Miền đất hứa’ cho xe điện

‘Miền đất hứa’ cho xe điện

Cùng những nỗ lực bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu hiện nay, việc mở rộng sử dụng xe điện trong các nước ...

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) Othmar Karas cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler đệ trình khiếu nại lên Ủy ban ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động