Việc thông qua quy định trên là một bước đi quan trọng nhằm tăng cường an ninh nguồn cung năng lượng cho EU trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Swiss Info) |
Trong số 639 nhà lập pháp tham gia bỏ phiếu, có 328 người ủng hộ, 278 người phản đối và 33 người bỏ phiếu trắng. EP đã không đạt được số phiếu tối thiểu cần thiết 353 (trong tổng số 705 nhà lập pháp) để có thể thông qua nghị quyết bác đề xuất của EU.
Như vậy, các quy tắc mà EU đề xuất sẽ có hiệu lực từ năm 2023, trừ khi có 20 trong số 27 quốc gia thành viên EU phản đối - điều được xem là rất khó xảy ra.
Cùng ngày 6/7, Phủ Tổng thống CH Czech cho biết các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ nhóm họp vào ngày 26/7 tới để thảo luận cách đối phó với cuộc khủng hoảng khí đốt trong mùa Đông tới. Từ ngày 1/7 vừa qua, Czech đã chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên EU.
Vài ngày sau cuộc họp này, Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến đề xuất một kế hoạch của EU về cách hạn chế nhu cầu khí đốt trong trường hợp Nga cắt giảm nguồn cung bổ sung, và giúp cắt giảm nhu cầu khí đốt để tăng lượng dự trữ khí đốt vào kho phục vụ cho mùa Đông.
Tháng Sáu vừa qua, các nước thành viên EU đã thông qua quy định nhằm đảm bảo công suất dự trữ khí đốt tại EU.
Cụ thể, các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên phải được lấp đầy ít nhất 80% công suất trước khi bắt đầu mùa Đông 2022-2023 và đến 90% trước khi bắt đầu giai đoạn mùa Đông tiếp theo.
Ở cấp độ chung, EU sẽ phấn đấu đạt mức lấp đầy 85% tổng công suất các kho chứa khí đốt dưới lòng đất vào năm 2022.
Việc thông qua quy định trên là một bước đi quan trọng nhằm tăng cường an ninh nguồn cung năng lượng cho EU trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine.