Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Minh Vương
Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (trái) và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre. (Nguồn: Global Times)
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (trái) và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre. (Nguồn: Global Times)

Ngày 8-11/9, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez công du Trung Quốc. Gần như cùng lúc, ngày 9-12/9, người đứng đầu chính phủ Na Uy Jonas Gahr Støre cũng có chuyến thăm cường quốc châu Á. Đâu là lý do cho câu chuyện “không hẹn mà gặp” này?

Bất chấp một số căng thẳng, Trung Quốc vẫn có vai trò then chốt với châu Âu. Nền kinh tế thứ hai thế giới là đối tác thương mại hàng đầu của Tây Ban Nha ngoài Liên minh châu Âu (EU); ngược lại, Madrid là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Bắc Kinh trong EU. Với Na Uy, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba, sau EU và Mỹ.

Không khó hiểu khi duy trì hợp tác với Bắc Kinh tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của cả Madrid lẫn Oslo. Đây là chuyến thăm Trung Quốc thứ hai của ông Pedro Sanchez trong 18 tháng qua. Còn Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre đến Bắc Kinh đúng vào dịp hai nước đang kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1954-2024). Hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển xanh là nội dung trọng tâm, xuyên suốt các cuộc thảo luận, dù là giữa hai nhà lãnh đạo này với Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Cường hay Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Hợp tác trong khác biệt
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, ngày 9/9. (Nguồn: SCMP)

Hạ nhiệt căng thẳng

Gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 9/9 tại Điếu Ngư Đài, Thủ tướng Pedro Sanchez mong muốn xây dựng quan hệ “gần gũi, sâu sắc và cân bằng” với cường quốc châu Á. Ông cảm ơn nước chủ nhà vì đã nhất trí miễn thị thực cho công dân Tây Ban Nha, dù Madrid vẫn chưa làm điều tương tự với công dân Trung Quốc. Hai bên tuyên bố thúc đẩy thương mại tự do, giao lưu văn hóa và du lịch. Ngày 10/9, vị khách châu Âu dự lễ khánh thành Viện Cervantes, trung tâm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Tây Ban Nha tại Thượng Hải.

Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hy vọng Tây Ban Nha “tiếp tục duy trì môi trường kinh doanh công bằng, an toàn và không phân biệt cho các công ty Trung Quốc đầu tư và làm ăn trên địa bàn”.

Đáp lại, ông Pedro Sanchez cho biết nước này “ủng hộ nguyên tắc thương mại tự do, thị trường mở cửa và không ủng hộ chiến tranh thương mại”. Tuyên bố phản ánh nỗ lực cải thiện một số khía cạnh hợp tác thương mại, cụ thể hơn là xe điện và thịt lợn. Đầu năm nay, với tư cách thành viên EU, Madrid thể hiện sự ủng hộ với việc áp mức thuế 36,7% đối với xe điện nhập khẩu Trung Quốc. Trong một động thái trả đũa, Bắc Kinh mở cuộc điều tra việc nhập khẩu thịt lợn EU, vốn có gần 50% đến từ Tây Ban Nha.

Trong bối cảnh đó, việc Tây Ban Nha ủng hộ tập đoàn xe điện Chery (Trung Quốc) mở nhà máy sản xuất tại Barcelona góp phần hạ nhiệt căng thẳng hiện nay. Ngày 10/9 tại Thượng Hải, ông Sanchez gặp gỡ đại diện của SAIC Motor, một trong những nhà phát triển xe điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi thuế quan mới của EU. Ông chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ với công ty Envision, vốn đang triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất pin cho xe điện tại Tây Ban Nha.

Đề cập xung đột tại Ukraine và Dải Gaza, Thủ tướng Pedro Sanchez khẳng định: “Trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế hiện nay, chúng ta cần phối hợp để giải quyết khác biệt thông qua đối thoại”.

Hợp tác trong khác biệt
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 9/9. (Nguồn: THX)

Nỗ lực kết nối

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre chắc hẳn cũng nhất trí với điều này, đặc biệt khi nhìn vào những hoạt động và tuyên bố của nhà lãnh đạo châu Âu tại Bắc Kinh vài ngày qua. Trước thềm chuyến thăm, ông khẳng định mình “rất chờ đợi chuyến đi tới Trung Quốc”.

Tương tự người đồng cấp Tây Ban Nha, nội dung các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Jonas Gahr Støre với lãnh đạo nước chủ nhà xoay quanh hợp tác kinh tế và thương mại. Điều này phản ánh rõ nét khi tháp tùng ông tới Bắc Kinh là đại diện hàng loạt doanh nghiệp, đoàn thể lớn của Na Uy như DNV, Equinor, Höegh Autoliners, Kongsberg Maritime, Nordlaks, Hiệp hội Chủ tàu Na Uy, Orkla, Yara International... Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh: “Giao thương với Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, quá trình tạo ra giá trị và an sinh xã hội của Na Uy”.

Thống kê cho thấy, hiện có 160 doanh nghiệp Na Uy hoạt động tại Trung Quốc. Đặc biệt, hợp tác song phương thể hiện rõ nét trong lĩnh vực hàng hải, thủy hải sản và năng lượng xanh. Có tới gần một nửa số tàu của Na Uy (55/124) đang được đóng tại Trung Quốc. Ngoài ra, cường quốc châu Á cũng là thị trường đặc biệt quan trọng với thủy hải sản của đất nước Bắc Âu.

Thủ tướng Jonas Gahr Støre và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đề cập nhiều nội dung liên quan tới biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Nhà lãnh đạo Na Uy khẳng định những gì Bắc Kinh đang làm “có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh của thế giới hiện nay”. Hai nhà lãnh đạo ra tuyên bố chung về thiết lập Đối thoại về Chuyển đổi xanh. Trung Quốc cũng nhất trí miễn thị thực trong 15 ngày đối với công dân của Na Uy, qua đó tạo điều kiện cho đại diện doanh nghiệp, học sinh của đất nước Bắc Âu tới thăm, học tập, du lịch và tìm hiểu môi trường đầu tư tại cường quốc châu Á.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng giữa Trung Quốc và Na Uy không tồn tại những bất đồng. Đã có một số lo ngại ở Oslo về các khoản đầu tư từ Trung Quốc vào Kirkenes, cảng biển chiến lược ở Na Uy. Trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, ông Jonas Gahr Støre đã thẳng thắn trao đổi các vấn đề “nóng” như nhân quyền hay xung đột tại Ukraine. Đặc biệt, nhà lãnh đạo Na Uy quan ngại rằng hợp tác chặt chẽ giữa nước chủ nhà và Nga đang ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ giữa Trung Quốc và EU. Trong xung đột tại Dải Gaza, hai bên có nhiều điểm tương đồng hơn: Bắc Kinh ủng hộ giải pháp hai nhà nước và quyền tự quyết của người Palestine, trong khi Oslo vừa chính thức công nhận Nhà nước Palestine cuối tháng Năm vừa qua.

Xét cho cùng, mối quan hệ của Tây Ban Nha, Na Uy với Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển dù còn đó những thận trọng, như ông Jonas Gahr Støre khẳng định: “Việc duy trì quan hệ tích cực với các quốc gia có hệ giá trị và mối quan tâm khác với chúng ta là có thể, thậm chí cần thiết, song chúng ta cũng cần thận trọng để bảo vệ lợi ích của mình”.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden tung hành động bảo vệ, bà Harris mở khóa 'một con đường mới tiến về phía trước', nhắc gì Trung Quốc?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden tung hành động bảo vệ, bà Harris mở khóa 'một con đường mới tiến về phía trước', nhắc gì Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gia hạn sắc lệnh hành pháp liên quan can thiệp bầu cử thêm một năm, trong khi chiến dịch ...

Trung Quốc 'xuống nước', đánh tiếng sẵn sàng giảm căng thẳng với EU

Trung Quốc 'xuống nước', đánh tiếng sẵn sàng giảm căng thẳng với EU

Bắc Kinh khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía EU để đạt được một giải pháp phù hợp với lợi ích chung.

Điểm tin thế giới sáng 12/9: Iran ký 14 thỏa thuận với Iraq, Diễn đàn công WTO 2024 khai mạc, sập cầu ở Đức

Điểm tin thế giới sáng 12/9: Iran ký 14 thỏa thuận với Iraq, Diễn đàn công WTO 2024 khai mạc, sập cầu ở Đức

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/9.

Niềm tin của nhà đầu tư châu Âu giảm kỷ lục, Trung Quốc ngay lập tức tung loạt biện pháp 'lấy lòng'

Niềm tin của nhà đầu tư châu Âu giảm kỷ lục, Trung Quốc ngay lập tức tung loạt biện pháp 'lấy lòng'

Trước bối cảnh đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là sự mất niềm tin từ các nhà đầu tư ...

Hãng Trung Quốc ra mắt xe ô tô điện kèm trực thăng, giá bán 280.000 USD

Hãng Trung Quốc ra mắt xe ô tô điện kèm trực thăng, giá bán 280.000 USD

Hãng xe điện Trung Quốc Xpeng ra mắt sản phẩm "2 trong 1", gồm ô tô điện chuyên chở và một trực thăng, với thiết ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của LHQ cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội.
Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Câu chuyện phía sau tài xế lái xe đâm vào khu chợ Giáng sinh ở Đức, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.
Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Người ta tin rằng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, trong đó có việc thả các con tin Israel, sắp được thực hiện.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động