Nhỏ Bình thường Lớn

EU đương đầu với tình trạng thất nghiệp dài hạn

Hơn một nửa trong số 22 triệu người thất nghiệp trong Liên minh châu Âu (EU) đã không có việc làm trong vòng một năm hoặc lâu hơn.
TIN LIÊN QUAN
eu duong dau voi tinh trang that nghiep dai han Người di cư tới EU khó tìm việc làm
eu duong dau voi tinh trang that nghiep dai han Tây Ban Nha: Bóng ma thất nghiệp ám ảnh giới trẻ

Thêm vào đó, những người lớn tuổi và người lao động có tay nghề thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất và chiếm phần lớn trong số những người thất nghiệp.

Quỹ Bertelsmann, tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất của Đức, đưa ra những số liệu trên trong một nghiên cứu được công bố ngày 11/6,  cho thấy số lượng người thất nghiệp dài hạn (trên một năm không có việc làm) ở EU giảm 11% trong quý thứ ba của các năm 2014 và năm 2015.

Tuy nhiên, khoảng 4,3% những người mới được tuyển dụng ở các nước thành viên EU trước đó đã trải qua quá trình tìm việc hơn 12 tháng.

Vật lộn tìm việc

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ người thất nghiệp dài hạn. Ở các nước đang trải qua cuộc khủng hoảng nợ như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, số người thất nghiệp dài hạn chiếm số lượng lớn và ảnh hưởng đến đa số người tìm việc. Tại Hy Lạp, nơi có khoảng ¼ dân số thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn là trên 18%,Tây Ban Nha (10,8%), Croatia (10,4%), lớn hơn nhiều so với tỷ lệ chung của toàn châu Âu là 4,3%, 1,5 % ở Vương quốc Anh và Thụy Điển, Luxembourg 1,6%.

eu duong dau voi tinh trang that nghiep dai han
Dòng người xếp hàng ở Văn phòng thất nghiệp ở Madrid, Tây Ban Nha. Nguồn: DW

Tại Đức, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp kỷ lục 4,7%, nghiên cứu cho thấy rằng người tìm việc dài hạn chiếm hơn 40% những người thất nghiệp - nghĩa là họ hưởng lợi rất ít từ những thành quả của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Aart De Geus, Chủ tịch của Quỹ Bertelsmann nói: "Thất nghiệp dài hạn đã trở thành một hiện tượng đe dọa sự phát triển kinh tế ở một số nước. Thất nghiệp dài hạn không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng đến những người khác mới thất nghiệp và khiến họ mất lòng tin vào nền chính trị và kinh tế thị trường."

Theo báo cáo, những người trên 55 tuổi có nền tảng giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp thấp được coi là dễ bị tổn thương nhất, dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp dài hạn. Trong khi đó, người lao động trung cấp và có tay nghề cao vẫn phải vật lộn để tìm việc làm ở các nước đang gặp khó khăn về kinh tế.

Nghiên cứu trên đưa dẫn chứng hai quốc gia là Lithuana và Slovakia làm là những nơi người có tay nghề bậc trung chiếm 70% số người thất nghiệp dài hạn.

Nam giới chịu ảnh hưởng nhiều nhất

Một phát hiện khác của nghiên cứu là nam giới có nhiều nguy cơ bị thất nghiệp dài hạn hơn so với phụ nữ. Nguyên do là những ngành có tỷ lệ nam giới làm việc cao hơn như xây dựng và sản xuất, bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi suy thoái kinh tế.

Quỹ Bertelsmann kêu gọi các nhà hoạch định chính sách giải quyết tình trạng thất nghiệp dài hạn bằng một loạt các biện pháp như đào tạo và cải tiến các thủ tục đăng ký cho người thất nghiệp liên quan đến việc ưu tiên xử lý hồ sơ.

eu duong dau voi tinh trang that nghiep dai han
Nam giới nguy cơ bị thất nghiệp lâu hơn so với phụ nữ. Nguồn: DW

"Hơn 22 triệu người ở châu Âu muốn làm việc nhưng không thể gia nhập thị trường lao động", ông De Geus nói. "Các nhà hoạch định chính sách nên làm nhiều hơn để kích hoạt tiềm năng của lực lượng lao động này".

Nhiều nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra những người thất nghiệp dài hạn càng có nguy cơ bị thất nghiệp lâu hơn nữa vì thất nghiệp càng lâu thì càng khó quay lại làm việc. Theo đó, những khó khăn khác cũng nảy sinh theo. Chẳng hạn, tỷ lệ sinh vốn đã thấp ở châu Âu càng có nguy cơ giảm thêm và tuổi thọ trung bình cũng có thể giảm khi tỷ lệ thất nghiệp cao.

Tuy vậy, vấn đề này không ảnh hưởng đến tất cả các thành viên khu vực đồng Euro. Đan Mạch và Đức đã giữ tỷ lệ thất nghiệp dài hạn và tổng thể thấp nhờ các chương trình đào tạo việc làm, luật lao động linh hoạt và đầu tư lớn vào giáo dục.Tuy nhiên, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, dòng người tị nạn đang đổ vào Đức có thể ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong những năm tới khi người tị nạn bước vào thị trường lao động.

Mỹ Anh (theo Obsever, DW)