Florence, Mangkhut: Siêu bão liệu có tiếp diễn?

Hai cơn siêu bão xuất hiện cùng một lúc tại hai bán cầu gây hoảng sợ cho người dân ở khu vực này. Nhưng mùa bão còn chưa kết thúc và việc nhiệt độ toàn cầu đang ấm lên, đặt ra một câu hỏi: “Liệu các cơn siêu bão còn xuất hiện với cường độ ngày càng khủng khiếp hơn thế này nữa hay không?”
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
florence mangkhut sieu bao lieu co tiep dien Cấm biển, dừng sản xuất, cho trẻ nghỉ học, khẩn trương sơ tán dân tránh bão Mangkhut
florence mangkhut sieu bao lieu co tiep dien Công điện của Thủ tướng về ứng phó khẩn cấp bão số 6 và mưa lũ

Hai siêu bão quét qua hai nửa địa cầu đã để lại nhiều hậu quả khôn lường, bão Florence hoành hành ở Bờ Đông nước Mỹ còn Mangkhut càn quét Philippines và bờ biển Tây Nam Trung Quốc.

Hai cơn bão, hai câu chuyện

Bão Florence được miêu tả là một trong 10 cơn bão tàn phá nặng nề nhất lịch sử nước Mỹ. Cơn bão hoành hành các bang Đông Nam dọc Bờ Đông nước Mỹ bằng những cơn mưa như trút nước, gây ngập lụt tại nhiều nơi. Số người thiệt mạng lên tới 32 người. Ngoài ra, các tác hại khác như ô nhiễm nguồn nước, nhiễm trùng, bùng phát dịch bệnh cũng gây nhiều lo sợ. Siêu bão Florence thực sự là một thảm họa với người dân nước Mỹ.

Ở phía bên kia địa cầu, một siêu bão mang tên Mangkhut càn quét qua Philippines, Hongkong (Trung Quốc) và phía Nam Trung Quốc để lại thiệt hại lớn về tài sản cũng như con người. Ước tính bão Mangkhut có thể gây thiệt hại lên tới 120 tỷ USD tại châu Á. Tính tới ngày 19/9, ít nhất 86 trường hợp thương vong đã được xác định do bão Mangkhut, trong đó có 81 trường hợp ở Philippines, 4 ở Trung Quốc đại lục, và 1 ở Đài Loan (Trung Quốc).

florence mangkhut sieu bao lieu co tiep dien
Hình ảnh bão Mangkhut nhìn từ vệ tinh. (Nguồn: Cơ quan khí tượng Nhật Bản)

Theo kênh dự báo khí tượng toàn cầu Weather Channel, bão Mangkhut có sức gió 265km/h so với bão Florence chỉ có sức gió 145 km/h khi đổ bộ vào vùng ven biển bang Bắc Carolina. Tuy nhiên, bão Florence vẫn vô cùng nguy hiểm do lượng mưa nó gây ra. Bão Mangkhut hình thành tại vùng biển ấm phía Tây Nam Thái Bình Dương, một môi trường hoàn hảo để cơn bão phát triển mạnh hơn. Trong khi đó, bão Florence hình thành gần châu Phi và ở ngoài vùng biển nhiệt đới khi đổ bộ vào đất liền, điều đó khiến cơn bão yếu đi do không khí khô trong vùng.

“Mangkhut và Florence là hai con thú khác nhau” – Phil Klotzbach, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bang Colorado (Mỹ) cho biết. Florence di chuyển chậm hơn nên sẽ gây mưa nhiều hơn bão Mangkhut, nhưng sự tàn phá của siêu bão tại châu Á sẽ tàn bạo hơn rất nhiều.

Kinh tế cũng đóng một vai trò trong tác động của bão. Là một nước đang phát triển, Philippines nghèo hơn nhiều so với Mỹ, có nghĩa là các ngôi nhà có xu hướng kém bền vững hơn và người dân khó được sự chuẩn bị kỹ càng. Đó là lý do năm 2013, bão Hải Yến - một trong những cơn bão mạnh nhất được ghi nhận, khiến 7.300 người thiệt mạng và 5 triệu người phải di dời khi nó quét qua các đảo miền Trung Philippines.

Nguy cơ tiềm tàng từ sự ấm lên toàn cầu

Trong khi hai cơn bão này đang hoành hành tại đất liền thì ngoài vùng biển ở Bán cầu Tây, ba cơn lốc xoáy nhiệt đới đang dần hình thành thành bão và một cơn bão khác cũng đang đe dọa khu vực Đông Nam Á.

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hiện nay. Khí nhà kính do con người gây ra tạo sự mất cân bằng năng lượng, với hơn 90% nhiệt còn lại bị mắc kẹt dưới biển, theo Hiệp hội Khí quyển và Hải dương học Mỹ. Có nghĩa là, Trái Đất ấm lên sẽ khiến biển ấm lên. Và biển ấm hơn có nghĩa bầu không khí ấm hơn và độ ẩm ngày càng cao.

Không khí nóng ẩm bốc lên từ bề mặt đại dương, tạo ra một vùng áp suất không khí thấp (áp thấp nhiệt đới). Cơ chế này khiến không khí liên tục di chuyển xoay tròn, từ vùng áp suất cao hơn vào vùng áp suất thấp. Chỉ khoảng 10% các cơn lốc xoáy phát triển thành bão nhiệt đới, tức có sức gió đạt tốc độ 118 km/h. Với việc nhiệt độ bề mặt đại dương ngày càng ấm hơn, những cơn lốc xoáy sẽ được tiếp thêm nhiều năng lượng, từ đó hình thành nên mây và gió mạnh, và khi đủ sức mạnh, trở thành bão nhiệt đới.

“Nhiệt độ ấm lên của mặt nước biển khiến các cơn bão nhiệt đới trở nên tàn khốc hơn. Trong mùa hè này, nhiệt độ bề mặt nước biển ấm bất thường ở nhiều nơi trên thế giới và đây là một phần của xu hướng nóng lên trên toàn cầu” - ông Xie Shang-ping, nhà khoa học môi trường tại ĐH California (Mỹ), cho biết.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng cao cũng khiến cho những cơn bão như Florence trở nên khắc nghiệt hơn. Cơn bão này đã yếu dần và trở thành bão cấp một khi đánh vào Bắc Carolina, nhưng vẫn khiến thủy triều dâng lên đạt mức kỷ lục (cao hơn 1,2m so với bình thường – theo số liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ).

Chung quy lại, sự ấm lên toàn cầu khiến nước biển ngày càng có nhiệt độ cao hơn, đẩy nhanh sự hình thành các cơn bão cũng như làm gia tăng cường độ của chúng. Đó là lý do vì sao Florence, một cơn bão cấp một lại khiến mực nước biển tại Bắc Calorina tăng lên bất thường và gây ra nhiều thiệt hại so với những gì mà bão cấp ba Hazel để lại ở cùng một khu vực vào năm 1954.

Trong một cuộc phỏng vấn với climateprogress.org, Tiến sĩ Michael Wehner, một trong những nhà nghiên cứu bão Florence, cho biết: “Thông điệp quan trọng nhất từ việc phân tích cơn bão này (và những cơn bão trước đó) là” Biến đổi khí hậu nguy hiểm hiện đã và đang hoành hành! “Nó không phải là một mối đe dọa xa xôi trong tương lai mà là thực tế ngày nay.”

Trong bối cảnh khí hậu ấm lên, nhiều khu vực và quốc gia ven biển sẽ chịu những ảnh hưởng nặng nề, thậm chí một số đứng trước nguy cơ bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới. Tuy vậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển và phòng chống lũ lụt tốt hơn cùng với giảm phát thải khí nhà kính ngay lập tức có thể giúp giảm thiểu các mối đe dọa trong tương lai.

florence mangkhut sieu bao lieu co tiep dien Trung Quốc tiếp tục đưa ra cảnh báo đỏ đối với siêu bão Mangkhut

Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc ngày 16/9 tiếp tục đưa ra cảnh báo đỏ đối với siêu bão Mangkhut. Màu đỏ là ...

florence mangkhut sieu bao lieu co tiep dien Philippines: Ít nhất 25 người thiệt mạng do siêu bão Mangkhut

Giới chức Philippines thông báo ngày 16/9, số người thiệt mạng do siêu bão Mangkhut tại nước này đã lên tới ít nhất 25 người.

florence mangkhut sieu bao lieu co tiep dien Siêu bão Mangkhut đã đi vào Biển Đông và thành bão số 6

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 15/9, siêu bão Mangkhut đã đi vào Biển Đông và thành bão số ...

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Chiếc mặt nạ Xiuhtecuhtli là một trong những cổ vật màu ngọc lam mà nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernán Cortés đã lấy từ Đế chế Aztec.
Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Một con hổ vàng 3 tuổi tại Thái Lan đã trở thành hiện tượng mạng xã hội, thu hút 34.000 lượt thích và 24.000 lượt chia sẻ chỉ trong hai ...
Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm 'Thực tiễn đổi mới thông qua sự tích hợp giữa văn hóa và công nghệ tại ...
Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động