Nhỏ Bình thường Lớn

G20: Căng thẳng thương mại gia tăng là rủi ro đối với kinh tế toàn cầu

Sau 30 giờ tranh luận với bầu không khí "căng thẳng", các nhà lãnh đạo tài chính thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 9/6 đã đưa ra một tuyên bố cuối cùng thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn ở mức thấp và căng thẳng thương mại gia tăng là một rủi ro đối với toàn cầu.
TIN LIÊN QUAN
g20 cang thang thuong mai gia tang la rui ro doi voi kinh te toan cau Bộ trưởng Tài chính G20: Căng thẳng thương mại toàn cầu “gia tăng”
g20 cang thang thuong mai gia tang la rui ro doi voi kinh te toan cau G20 thúc đẩy hợp tác và thống nhất quy tắc dành cho AI
g20 cang thang thuong mai gia tang la rui ro doi voi kinh te toan cau
(Nguồn: Dubai News)

Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo tài chính G20 tái khẳng định đánh giá về tình hình thương mại toàn cầu được đưa ra tại Hội nghị G20 hồi tháng 12/2018 tại Buenos Aires, Argentina (Ác-hen-ti-na). Tuyên bố đề cập đến cam kết của các nhà lãnh đạo tài chính G20 về việc sẽ tiếp tục giải quyết những nguy cơ và sẵn sàng có thêm những hành động để giảm thiểu những mối đe dọa đối với thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, tuyên bố chung của hội nghị lần này xóa bỏ nội dung về việc "cần phải giải quyết tranh chấp thương mại " - một nội dung thảo luận gay gắt trong ngày họp đầu tiên.

Một vấn đề khác mà tuyên bố đưa ra là các nhà lãnh đạo tài chính G20 thống nhất sẽ soạn thảo các quy tắc chung để thu hẹp các lỗ hổng thuế bị các “đại gia” công nghệ lợi dụng.

Những thay đổi đối với hệ thống thuế do G20 đề xướng tập trung vào hai trụ cột chính. Trụ cột đầu tiên là phân chia quyền đánh thuế một công ty cho quốc gia nơi hàng hóa hoặc dịch vụ của họ được bán, ngay cả khi công ty đó không có sự hiện diện thực sự ở quốc gia đó. Nếu các công ty vẫn có thể tìm cách chuyển lợi nhuận sang các “thiên đường thuế”, thì các quốc gia có thể áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được thỏa thuận sau đó. Đây là trụ cột thứ hai của cuộc tranh luận.

Các quy định mới sẽ áp gánh nặng thuế cao hơn đối với các công ty đa quốc gia, đồng thời cũng khiến các nước có mức thuế suất doanh nghiệp cực thấp như Ireland (Ai-len) khó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn.

Hội nghị năm nay cũng là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính G20 bàn thảo về những thách thức và cơ hội của tình trạng lão hóa dân số. Đây là chủ đề khá thích hợp cho một cuộc họp được tổ chức tại Nhật Bản - quốc gia đang trên đà trở thành xã hội "siêu già" đầu tiên trên thế giới với hơn 28% dân số trên 65 tuổi.

Các nhà lãnh đạo tài chính G20 đề nghị cần đưa thêm phụ nữ và người già vào lực lượng lao động và thúc đẩy các ngành công nghiệp thân thiện với người cao tuổi, bên cạnh những cải cách trong hệ thống tài chính và ngân hàng để phù hợp với một xã hội già hóa.

g20 cang thang thuong mai gia tang la rui ro doi voi kinh te toan cau

Mỹ vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán thương mại với Trung Quốc

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 8/6 cho biết Washington vẫn để ngỏ các cuộc đàm phán với Trung Quốc về cuộc chiến ...

g20 cang thang thuong mai gia tang la rui ro doi voi kinh te toan cau

G20 nhóm họp nhằm đối phó với thách thức kinh tế toàn cầu

Ngày 8/6, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ...

g20 cang thang thuong mai gia tang la rui ro doi voi kinh te toan cau

Quan chức Trung Quốc: Washington không thể gây sức ép để đạt thỏa thuận thương mại

Ngày 2/6, một quan chức cấp cao đồng thời là nhà đàm phán thương mại của Trung Quốc khẳng định Washington không thể gây sức ...