Nhỏ Bình thường Lớn

G7 cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ Nga, Mỹ và Nhật quyết liệt hành động

Ngày 8/5, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga và đưa ra một tuyên bố phản đối chiến dịch quân sự do Nga tiến hành tại Ukraine. Đặc biệt, Mỹ và Nhật Bản đã có những hành động quyết liệt.
G7 cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga, trong đó có Nhật Bản
G7 cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ Nga, Mỹ và Nhật quyết liệt hành động. (Nguồn: NY Times)

Tuyên bố từ G7 gồm các nước Pháp, Canada, Đức, Italy, Anh, Mỹ và Nhật Bản, không nêu rõ mỗi quốc gia sẽ thực hiện những cam kết gì đối với việc từ bỏ sử dụng năng lượng của Nga. Nhưng đó là một bước đi quan trọng trong nỗ lực nhằm gây áp lực với Tổng thống Vladimir Putin bằng cách làm tê liệt nền kinh tế Nga.

Tuyên bố chung của G7 nêu rõ: "Chúng tôi cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, bao gồm cả việc cấm nhập khẩu dầu của Nga”.

Mỹ cho biết: “Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến huyết mạch chính của nền kinh tế Nga và khiến ông Putin không có được nguồn thu cần thiết để tài trợ cho chiến dịch quân sự tại Ukraine”.

Thông báo được đưa ra khi G7 tổ chức cuộc họp thứ ba trong năm nay theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Phương Tây cho đến nay đã thể hiện sự phối hợp chặt chẽ trong các quyết định trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng tốc độ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt liên quan đến dầu và khí đốt của Nga diễn ra không đồng đều.

Mỹ- không phải là nước tiêu thụ lớn dầu mỏ của Nga - đã cấm nhập khẩu dầu của nước này. Nhưng châu Âu lại phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn năng lượng Nga. Liên minh châu Âu (EU) cho biết, họ đang đặt mục tiêu cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong năm nay, mặc dù Đức đã phản đối lời kêu gọi tẩy chay hoàn toàn khí đốt của Nga.

Đặc biệt, Mỹ và Nhật Bản đã có những bước đi cụ thể.

Cùng ngày, Mỹ cũng công bố một vòng trừng phạt mới chống lại Nga, tập trung vào hai lĩnh vực chính: truyền thông và quyền tiếp cận của các công ty Nga, cũng như các cá nhân giàu có của nước này vào các dịch vụ tư vấn và kế toán hàng đầu thế giới của Mỹ.

Mỹ sẽ trừng phạt Công ty cổ phần Channel One Russia, Đài truyền hình Russia-1 và Công ty cổ phần Phát thanh truyền hình NTV. Bất kỳ công ty Mỹ nào cũng sẽ bị cấm cung cấp tài chính cho họ thông qua quảng cáo hoặc bán thiết bị cho những thực thể Nga này, bởi cho rằng, những đơn vị truyền thông này do Điện Kremlin kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ngoài ra, Mỹ cũng cấm cung cấp dịch vụ kế toán, ủy thác và thành lập công ty cũng như dịch vụ tư vấn quản lý cho bất kỳ người nào ở Liên bang Nga. Các dịch vụ đó được sử dụng để điều hành các công ty đa quốc gia, nhưng cũng có khả năng lách lệnh trừng phạt hoặc che giấu sự giàu có bất chính.

Quan chức giấu tên của Nhà Trắng nhấn mạnh, trong khi châu Âu có mối liên kết về lĩnh vực công nghiệp gần gũi nhất với Nga, thì Mỹ và Anh thống trị thế giới kế toán và tư vấn, đặc biệt là thông qua "Big Four" - bốn gã khổng lồ kiểm toán và tư vấn toàn cầu Deloitte, EY, KPMG và PwC.

Mỹ cũng đã công bố lệnh cấm mới đối với việc xuất khẩu các sản phẩm của Mỹ sang Nga, bao gồm nhiều loại hàng hóa. Bên cạnh đó, Mỹ thông báo, sẽ áp đặt các hạn chế thị thực đối với nhiều quan chức Nga và Belarus, cũng như các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức của ngân hàng Sberbank và Gazprombank.

Với Nhật Bản, trong một phát biểu sau hội nghị trực tuyến G7,Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tuyên bố nước này sẽ cấm nhập khẩu dầu từ Nga về nguyên tắc.

Thủ tướng Kishida cho biết, Nhật Bản là một nước phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu nên đây là một quyết định khó khăn. Tuy nhiên, sự phối hợp trong G7 là quan trọng hơn bao giờ hết khi nền tảng của trật tự quốc tế không chỉ tại châu Âu mà còn tại châu Á bị lung lay bởi xung đột Nga-Ukraine. Nhật Bản cam kết sẽ từng bước chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, cấm hoặc từng bước dừng nhập khẩu dầu của nước này một cách kịp thời và có trật tự.

Thủ tướng Kishida cũng giải thích các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga được công bố ngày 5/5, gồm đóng băng tài sản đối với 140 cá nhân nước này, cũng như tái khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine và các nước láng giềng.

Người đứng đầu chính phủ Nhật Bản cũng cảnh báo về tác động lâu dài của vấn đề Ukraine, cho rằng xung đột Nga-Ukraine là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn của kinh tế thế giới. Điều quan trọng là phải tăng cường hợp tác, hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương ứng phó với các thách thức về an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Nhật Bản đã nhanh chóng hành động và phối hợp với các nước G7 trong việc thực thi các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, trong đó có việc đóng băng tài sản của các nhà tài phiệt.

Tuy nhiên, cho đến nay, Nhật Bản không sẵn sàng trong việc thực thi một lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu mỏ và khí đốt của Nga, do nước này phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là khi đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân sau cuộc khủng hoảng tại Fukushima năm 2011.

Nga là nguồn cung dầu thô và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ năm của Nhật Bản.

Giảm phụ thuộc dầu khí của Nga, Bỉ tăng tốc tìm công nghệ thay thế

Giảm phụ thuộc dầu khí của Nga, Bỉ tăng tốc tìm công nghệ thay thế

Không chỉ tìm kiếm các nguồn cung dầu khí khác ngoài Nga, Bỉ đẩy mạnh tìm các công nghệ năng lượng thay thế.

Hungary, Slovakia không muốn ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ Nga, đang tìm kiếm quyền miễn trừ

Hungary, Slovakia không muốn ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ Nga, đang tìm kiếm quyền miễn trừ

Trong một thông cáo ngày 3/5, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, nước này sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt vốn ...

(theo AFP)

Tin cũ hơn

Hậu bầu cử Mỹ: Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á 'run rẩy', lợi ích lớn bất ngờ Hậu bầu cử Mỹ: Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á 'run rẩy', lợi ích lớn bất ngờ
Giá vàng hôm nay 12/11/2024: Giá vàng giảm, phản ứng với 'làn sóng đỏ' hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều Giá vàng hôm nay 12/11/2024: Giá vàng giảm, phản ứng với 'làn sóng đỏ' hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều
Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU
Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này? Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này?
Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD
Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030 Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030
Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững
Thị trường ẩm thực Trung Quốc: Cuộc đua giành khách hàng độc thân Thị trường ẩm thực Trung Quốc: Cuộc đua giành khách hàng độc thân
Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump
EU ra Tuyên bố Budapest 'hối hả' tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập EU ra Tuyên bố Budapest 'hối hả' tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập
Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump? Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới? Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?