TIN LIÊN QUAN | |
Vì sao trẻ em Hà Lan lại hạnh phúc nhất thế giới? | |
Thắp sáng những ước mơ cho trẻ em |
Thứ nhất, chương trình chính thức ở lớp Một hiện nay có thực sự cao hơn yêu cầu 10 năm về trước hay không? Thứ hai, nguyên nhân và hậu quả khi phụ huynh và giáo viên tạo áp lực để các em phải học trước?
Phụ huynh hay thầy cô có ép con trẻ học trước vì sợ hãi, tham lam, hay lười biếng? |
Hiện tượng học sinh lớp Một phải học sớm cũng xảy ra ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu của các giáo sư tại Đại Học Virginia cho thấy, lớp Mẫu giáo hiện nay giống lớp Một vào năm 1998. Giáo viên Mẫu giáo tại Hoa Kỳ áp đặt tiêu chí học tập rất cao cho những em mới vào lớp. Thời gian trong lớp, họ chủ yếu chỉ dạy trực tiếp và trắc nghiệm học sinh thay vì để các em tự đề ra các sinh hoạt, đặc biệt là âm nhạc và mỹ thuật.
Đây là vấn đề cần giải quyết ở tầm quốc gia, về chính sách giáo dục cho phù hợp với nhu cầu phát triển và khối lượng tri thức chung hiện nay. Theo tôi, điều đáng quan tâm hơn cho mỗi gia đình là động lực khiến phụ huynh và giáo viên ép buộc học sinh phải học sớm. Tôi ủng hộ việc cho con học sớm nếu đó chính là ý muốn và trình độ tự thân của trẻ. Trẻ thông minh và khao khát tri thức sẽ tự động tìm kiếm học hỏi không mệt mỏi. Nếu bị kìm hãm bởi một chương trình thấp hơn trình độ, chúng sẽ trở nên chán nản và mất động lực học tập. Nhưng tôi không ủng hộ việc cha mẹ hay thầy cô tạo áp lực các em phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng của lớp Một hay bất cứ lớp nào trước khi vào học.
Trước tiên hãy xét các hậu quả của áp lực này. Xét về mặt tâm lý, nếu trẻ không được nghỉ ngơi chơi đùa đúng mức mà phải cặm cụi học tập suốt mùa hè, chúng sẽ có nguy cơ gặp căng thẳng, lo âu và thậm chí trầm cảm, với những biểu hiện như đau bao tử (dạ dày), tiêu chảy, nhức đầu, nổi mẩn đỏ, bị ác mộng. Chúng cũng có thể có những hành vi phản kháng vô thức hay ý thức, như đái dầm/ỉa đùn hay cãi cọ bướng bỉnh.
Xét về mặt xã hội, chúng ta đang tạo ra “hố phân biệt giai cấp” ngày càng lớn hơn khi khuyến khích việc dạy trước - học trước. Một nền giáo dục nhân bản phải tiến tới việc góp mọi nguồn lực, kể cả nguồn lực phụ huynh, để tạo điều kiện phát triển tối đa cho mỗi em học sinh. Thì nay, các em có phụ huynh giàu, nhiều thời gian và kiến thức sẽ ở thế “thượng phong” trong học tập hơn các em có phụ huynh nghèo khó. Thay vì sự thành đạt trong xã hội là do thiên phú kết hợp với nỗ lực cá nhân, nay nó lại là sản phẩm của nguồn lực riêng bởi cha mẹ.
Tiếp đó hãy xét đến nguyên nhân. Phụ huynh hay thầy cô có ép con trẻ học trước vì sợ hãi, tham lam, hay lười biếng? Sợ hãi mất mặt vì thua thiệt, tham lam danh tiếng vì háo thắng, hay lười biếng chỉ muốn dạy một lớp đồng nhất trong trình độ.
Ở Hoa Kỳ, cũng có nhiều phụ huynh hay thầy cô chỉ thấy con trẻ là “gà đá” hay “ngựa đua”. Khi con em hay học sinh nhận một điểm thấp, họ xem đó là một sự sỉ nhục hay mất danh dự. Vì thế, họ luôn gây áp lực và can thiệp bằng mọi cách, thậm chí bất chính, để con trẻ đạt điểm cao trong học tập cho dù những can thiệp này bất chấp ý kiến, nguyện vọng, thậm chí sức khỏe của trẻ.
Thực tế, việc học sớm hay muộn - bản thân nó không mang tính tiêu cực. Chỉ khi nào nó thái quá hay bất cập đối với trình độ phát triển tâm sinh lý đặc thù của mỗi đứa trẻ thì nó mới gây ra những hậu quả tiêu cực về tâm lý.
Rất tiếc còn không ít phụ huynh hay thầy cô vẫn áp đặt vô lối vì thiếu kiến thức và thích thành tích. Nếu bỏ đi sự sợ hãi và tham lam, chúng ta sẽ thấy là sau đó chúng ta vẫn còn những tiêu chí học tập đúng đắn cho con trẻ. Sự hỗ trợ, tình yêu và chấp nhận của chúng ta trao cho trẻ sẽ nhiều hơn. Đó mới là động lực chính cho sự hiếu học và thành công của chúng. Khi đó, cả trẻ và chúng ta đều sẽ có thành tựu và hạnh phúc.
TS. Lê Nguyên Phương
Dễ cấm, khó áp đặt tuân thủ Từ ngày 1/6/2017, Luật trẻ em chính thức có hiệu lực. Có tổng cộng 15 nhóm hành vi bị đạo luật này nghiêm cấm. Trong đó, ... |
Tăng cường phòng, chống xâm hại trẻ em Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. |
WHO cảnh báo gia tăng ung thư ở trẻ em Tỉ lệ ung thư ở trẻ em trong thập niên 2000 đã tăng hơn 13% so với thập niên 1980. Đây là kết quả một ... |