TIN LIÊN QUAN | |
Facebook, Twitter và Google bị kiện bởi gia đình các nạn nhân vụ thảm sát ở Orlando | |
Nỗ lực tiếp cận thông tin về nạn nhân vụ tấn công bằng xe tải tại Đức |
Ông chia sẻ về những tâm nguyện đời mình trong buổi gặp gỡ với Chủ tịch Hội Việt - Mỹ, Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến vào một chiều Đông Hà Nội.
Mảnh đất nhân văn
Máy bay của ông Chuck Jackson bị bắn rơi vào ngày 24/6/1972 tại thôn Mường Gió, Phù Yên, Sơn La và ông bị bắt giữ tại đây. Sau đó, ông được chuyển sang Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội và được trao trả về Mỹ theo nội dung của Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết vào ngày 27/1/1973.
Thời gian bị bắt giữ, ông Chuck Jackson đã được nhân dân tại xã Mường Gió và cán bộ Hỏa Lò đối xử tử tế. Trong tâm trí của người cựu chiến binh ấy vẫn đậm nét những kí ức về ngày máy bay của ông bị bắn. Ông may mắn sống sót và rơi xuống một ngôi làng nhỏ. Khi ấy, ông không thể bước đi, quần áo tả tơi, chiếc đồng hồ đeo tay cũng bị văng ra ngoài và không còn vũ khí. Ông được bà con dân tộc trong thôn Mường Gió cứu giúp, lấy thuốc lá đắp vào những vết thương. Người lính Mỹ này không những được trở về từ cõi tử mà còn có được những kỷ niệm vui và đáng nhớ trong đời bởi sau đó một thời gian, có người dân trong làng còn nói muốn gả con gái cho ông.
Ông Chuck Jackson đang được phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô tháng 6/1972. (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Hình ảnh những người dân tộc Thái mộc mạc, gần gũi, đối xử tốt với cả kẻ thù đã khiến ông trăn trở rất nhiều về cuộc chiến tranh Việt Nam, khi đó và mãi về sau này. Ông giày vò chính bản thân mình về việc đúng hay sai khi tham gia vào cuộc chiến tranh trên mảnh đất đầy nhân văn này. Ông đã nói chuyện với nhiều người lính Mỹ về Việt Nam và họ cũng có cùng nỗi niềm như ông.
Trở về Mỹ, ông luôn tâm nguyện sẽ quay lại Việt Nam để gặp và nói lời tri ân với một số cơ quan, cán bộ, chiến sỹ quản giáo và người dân Việt Nam, những người ông luôn coi là ân nhân cứu mạng. Sau nhiều thập kỷ, nay tâm nguyện của ông đã trở thành hiện thực.
Trời Hà Nội mưa nặng hạt, không khí lạnh đang ùa về và những ngày tới các vùng núi phía Bắc có thể rét đậm.?Thế nhưng, ông Chuck Jackson vẫn rất háo hức với hành trình tiếp theo, cùng người bạn đời của mình trở lại thôn Mường Gió với ước mong gặp lại những ân nhân xưa. Dù tiếng Việt không tốt nhưng ông vẫn nói tương đối rõ ràng những cái tên vốn đã khắc sâu trong trí nhớ như ông Hà Văn Mần, cựu Chỉ huy Tiểu đội dân quân Mường Gió; ông Hà Văn Lẫy, cựu chiến sỹ dân quân Mường Gió… Ông Jackson cho biết ông cũng sẽ thăm Nhà tù Hỏa Lò, gặp gỡ các cựu cán bộ, chiến sỹ quản giáo làm việc ở đây từ năm 1972-1973, trong đó có người mà ông nhớ nhất - Phạm Thành Đông.
Ông Jackson nhớ về quãng thời gian trong tù và cảm giác tuyệt vọng, không biết cuộc đời sẽ đi về đâu và bao giờ có thể bước ra khỏi bốn bức tường giam chật hẹp. Lúc ấy, anh Đông là người đã tiếp thêm cho ông sức mạnh và niềm tin tới tận ngày 12/2/1973, khi ông bước lên chuyến bay đầu tiên chở tù binh Mỹ về nước.
Ông Chuck Jackson không biết anh Đông còn sống hay không. Thứ duy nhất ông còn giữ được là tấm ảnh chân dung một chiến sỹ trẻ gầy gò với gương mặt phúc hậu. Ông hy vọng bức ảnh ấy có thể giúp ông tìm được ân nhân sau gần nửa thế kỷ.
Sự gắn kết đầy ý nghĩa
Lắng nghe câu chuyện của ông Chuck Jackson, Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến vô cùng xúc động và mong muốn hành trình trở lại Việt Nam của người bạn Mỹ thật trọn vẹn. Bên cạnh việc thực hiện tâm nguyện, vợ chồng ông Chuck Jackson có thể hiểu thêm về đất nước, con người, chính sách đối ngoại Việt Nam và quan hệ hai nước.
Ông Chuck Jackson lên máy bay trở về Mỹ, tháng 2/1973. (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Ông Nguyễn Tâm Chiến bày tỏ vấn đề hậu quả chiến tranh còn nặng nề, cần sự hỗ trợ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của bạn bè quốc tế, trong đó vấn đề da cam, rà phá bom mìn được nhân dân Việt Nam rất quan tâm. Theo ông, giải quyết tốt các vấn đề “bóng ma cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam” này sẽ góp phần xây dựng lòng tin, tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới.
Ông Chuck Jackson là một trong số rất nhiều cựu binh Mỹ quyết định quay lại Việt Nam để vơi đi nỗi ám ảnh về cuộc chiến tranh trong tâm trí.
Trong bối cảnh quan hệ Việt - Mỹ hiện nay, ông Chiến khẳng định giao lưu nhân dân cần tiếp tục được thúc đẩy và đa dạng hóa, trong đó quan tâm nhiều hơn đến trao đổi hữu nghị và hàn gắn vết thương chiến tranh giữa cựu binh hai nước. Việc đáp ứng nguyện vọng gặp gỡ giữa cựu chiến binh Mỹ và người dân Việt Nam để tri ân trong thời bình là việc làm có ý nghĩa nhân văn.
“Đây cũng là dịp giúp một bộ phận cựu binh, cựu tù binh chiến tranh và thân nhân họ còn hạn chế thông tin về tình hình Việt Nam đi thực tế, xóa bỏ mặc cảm và có cái nhìn chân thực về đất nước, con người Việt Nam; hiểu thêm về lòng vị tha, sự hòa giải, tình cảm hữu nghị và mong muốn gác lại quá khứ, hướng tới tương lai của nhân dân và cựu chiến binh Việt Nam; góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển trong thời gian tới”, ông Nguyễn Tâm Chiến nhấn mạnh.
Tổ Tin A - Chuyện kể của người trong cuộc Với ngoại giao, thông tin là nguồn sống. Đó là lý do ra đời và phát triển của Tổ Tin A - nơi được coi ... |
Chuyện kể từ ông lão gác cổng viện tâm thần Ông là người đã chứng kiến những lần đến và ra đi của hàng nghìn bệnh nhân. Đó là những câu chuyện đầu tiên, náo ... |
Lãnh tụ Xô Viết Nikita Khrushchev thăm Mỹ: Chuyện kể sau 50 năm 50 năm trước, vào ngày 3/8/1959, giữa lúc quan hệ Liên Xô - Mỹ đang căng thẳng thì Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Nikita ... |