Phát huy sức mạnh mềm: Chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam và Ấn Độ

PGS.TS. Lê Văn Toan
Giám đốc sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Giảng viên cao cấp Đại học Phương Đông
Bàn về sức mạnh mềm Ấn Độ và Việt Nam cùng sự giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai nước là vấn đề sâu rộng, cần nhiều trí tuệ, thời gian và công sức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Năm nay, vào dịp mùa thu này, cả đất nước Ấn Độ và nhiều tổ chức chính trị, xã hội Việt Nam đã và đang tổ chức kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Ấn Độ.

Phát huy sức mạnh mềm: Kinh nghiệm từ Việt Nam và Ấn Độ
Taj Mahal - một trong những công trình biểu hiện cho nền văn minh Ấn Độ. (Nguồn: Britannica)

Sự kiện này diễn ra đúng vào lúc hai nước Việt Nam, Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới đang đồng lòng chung sức, kiên cường, sáng tạo, quyết tâm để chiến thắng đại dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế, đưa thế giới trở lại trạng thái bình thường và đoàn kết, đồng lòng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Bàn về sức mạnh mềm Ấn Độ, sức mạnh mềm Việt Nam và sự giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm phát triển sức mạnh mềm giữa hai nước là vấn đề sâu rộng, cần nhiều trí tuệ, thời gian và công sức. Chính vì thế nên tôi đã dành thời gian gần 2 năm nghiên cứu và công bố công trình Sức mạnh mềm Ấn Độ: Gợi mở đối với Việt Nam.

Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ lược khảo, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung cơ bản sau: Kể từ khi Joseph S. Nye đề xướng lý thuyết sức mạnh mềm, các quốc gia có bề dày truyền thống, ít nhiều đều phải “giật mình” vì thứ tài sản vô giá mà mình đang sở hữu.

Đối lập với sức mạnh cứng, sức mạnh mềm, với đặc trưng phi quân sự, phi bạo lực, phi cưỡng đoạt…, có khả năng thu hút, cảm hóa, gây ảnh hưởng tự nguyện thay vì ép buộc hay cưỡng chế. Biết sử dụng sức mạnh mềm, các chính phủ sẽ có thêm vũ khí để giải quyết hợp lý và bền vững nhiều vấn đề lớn của quốc gia dân tộc.

Sức hấp dẫn riêng biệt của Ấn Độ

Từ thời cổ đại, sức mạnh mềm Ấn Độ đã có những đặc điểm hấp dẫn riêng biệt. Trong buổi bình minh xây dựng đất nước, với tư cách là một trong bốn cái nôi văn minh cổ đại của loài người, nền văn minh cổ đại Ấn Độ đã sáng tạo nên nhiều kỳ tích trên các lĩnh vực tư tưởng triết học, văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, văn học nghệ thuật,… đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển Ấn Độ ngày nay.

Và sức mạnh mềm Ấn Độ cổ đại đó đã vươn xa ra ngoài biên cương Ấn Độ đến các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á và Việt Nam.

Phát huy sức mạnh mềm: Kinh nghiệm từ Việt Nam và Ấn Độ
Sức mạnh mềm giúp Ấn Độ có ảnh hưởng lớn hơn trên diễn đàn chính trị quốc tế trong kỷ nguyên Thủ tướng Jawaharlal Nehru (1946-1964). (Nguồn: The Economic Times)

Vào thời cận đại, trong phong trào đấu tranh vì độc lập, hòa bình cho dân tộc và nhân loại, Thánh Mohandas Karamchand Gandhi đã sáng tạo ra triết lý chính trị về bất bạo động và chấp trì chân lý, tư tưởng này là ánh sáng soi đường cho phong trào đấu tranh bất bạo động, được Thủ tướng Jawaharlal Nehru kế thừa, phát triển, lãnh đạo nhân dân Ấn Độ giành độc lập năm 1947 và chính Người đã vận dụng tư tưởng này góp phần sáng lập Phong trào Không liên kết.

Sức mạnh mềm giúp Ấn Độ có ảnh hưởng lớn hơn trên diễn đàn chính trị quốc tế trong kỷ nguyên Jawaharlal Nehru (1946-1964). Và cũng chính sức mạnh mềm đã giúp Ấn Độ đề xuất 5 nguyên tắc chung sống hòa bình được cộng đồng các nước trên thế giới ghi nhận.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ đã có tiếng nói với các dân tộc bị áp bức ở châu Á và châu Phi; Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng trong việc đề cao tiếng nói của thế giới đang phát triển vì một trật tự kinh tế công bằng.

Từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, Ấn Độ đã không ngừng giữ gìn, củng cố, phát huy và làm giàu các giá trị tư tưởng, chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ của đất nước. Để không ngừng phát triển sức mạnh mềm, Ấn Độ đã tiến hành cải tiến đất nước trên các bình diện đối nội và đối ngoại.

Về đối nội, chính phủ Ấn Độ đã ban hành nhiều chính sách cởi mở về chính trị, kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế năng động, phát triển. Các chính sách phát triển quốc phòng, an ninh, văn hóa xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ được cởi mở, năng động hơn, làm cho xã hội phát triển đầy sức sống.

Về đối ngoại, chính phủ Ấn Độ ban hành nhiều chính sách mới như: quan hệ láng giềng trước tiên; chính sách Hướng Đông, sau "nâng cấp" thành Hành động hướng Đông; hợp tác tiểu vùng (MGC, BIMSTEC, BBIN); An ninh và tăng trưởng cho tất cả mọi người trong khu vực (SAGAR); Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương/Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; Hành động Viễn Đông; Tiếp cận vùng vịnh; đa liên kết/các sáng kiến đa phương; chủ nghĩa đa phương được cải cách…

Tất cả những điều đó giúp Ấn Độ phát triển mạnh mẽ không ngừng, vươn xa và tạo thiện cảm trong cộng đồng quốc tế. Có thể khẳng định rằng, nền văn minh Ấn Độ là một trong bốn cái nôi văn minh cổ đại của loài người đã được kế thừa và phát triển liên tục hơn 5.000 năm lịch sử không bị đứt gãy, trong khi đó, một số cái nôi văn minh cổ đại của loài người đã bị đứt gãy như Hy Lạp, La Mã.

Điều đó khẳng định rằng sức mạnh mềm Ấn Độ đủ sức vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, mọi biến động của thiên nhiên, xã hội để trường tồn và liên tục phát triển cho đến ngày nay, góp phần làm cho Ấn Độ đã và đang vươn lên trở thành một cường quốc trong khu vực và thế giới.

Tinh thần nhân văn và chủ nghĩa anh hùng Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có bề dày lịch sử, có truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và vị trí địa lý trải dài trên bờ biển Đông. Dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã xác định cách sống, cách ứng xử phù hợp với mọi hoàn cảnh của tự nhiên và xã hội.

Chính điều này đã tạo nên sức mạnh mềm Việt Nam từ trong ý thức và hành động của mọi người dân và những nhà lãnh đạo, cầm quyền của đất nước từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước.

Phát huy sức mạnh mềm: Kinh nghiệm từ Việt Nam và Ấn Độ
Việt Nam nêu một tấm gương sáng chói về tinh thần nhân văn cao cả, bắt nguồn từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Trong thời kỳ cận hiện đại, được lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh soi đường chỉ lối bằng tư tưởng yêu nước, thương nòi, tinh thần tương thân, tương ái, “vì dân”, tư tưởng ngoại giao “bốn biển đều là anh em”, “giúp bạn là tự giúp mình”, tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do” và tư tưởng “khoan dung”, cũng như nghệ thuật ngoại giao, nghệ thuật chiến tranh nhân dân mưu trí, linh hoạt, dũng cảm,… nhân dân Việt Nam đã đánh thắng hai đế quốc lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và giành thắng lợi trong chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1979.

Việt Nam đã nêu một tấm gương sáng chói về tinh thần nhân văn cao cả, tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường, dũng cảm, trí tuệ, sáng tạo, chủ nghĩa anh hùng cách mạng nên đã được nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, công lý, dân chủ và nhân đạo trên toàn thế giới yêu mến và cảm phục.

Đó chính là sức mạnh mềm tạo nên sự hấp dẫn của Việt Nam, tạo nên sự ủng hộ vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại của Việt Nam.

Từ sau Đại hội Đảng VI năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới trong đối nội và đối ngoại, thực hiện chủ trương đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, “Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế; phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển” đã giúp Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng trong thế giới toàn cầu hóa và kết nối.

Những sự kiện quốc tế hiện nay có sự tham gia của Việt Nam như tham gia đội quân gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, tổ chức thành công Hội nghị APEC tại Đà Nẵng (2017), Thượng đỉnh Mỹ - Triều (2019) và được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Chủ tịch ASEAN 2020, thành viên tích cực có trách nhiệm trong nhiều tổ chức đa phương của thế giới... cho thấy hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của Việt Nam đã tăng lên đáng kể nhờ chuyển đổi thành công nền kinh tế với mức tăng trưởng ấn tượng liên tục trong hơn ba chục năm qua. Tất cả những điều đó làm nên một Việt Nam hấp dẫn, có khả năng hội tụ và lan tỏa với những phẩm chất anh hùng mà thân thiện, bất khuất, dũng cảm mà hiền hòa, nhân ái, khoan dung.

Có thể khẳng định rằng, trong lịch sử hơn 3.000 năm dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, những giá trị văn hóa tốt đẹp được kết tinh như: yêu nước, thương nòi, tinh thần tương thân, tương ái, kiên cường, bất khuất, đoàn kết, dũng cảm, trí tuệ, sáng tạo, khoan dung, rộng mở, yêu chuộng hòa bình… đã trở thành sức mạnh mềm trong suy nghĩ và hành động của các vị lãnh đạo và toàn thể nhân dân.

Chính điều đó làm cho Việt Nam luôn là dân tộc kiên cường, đủ sức chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, vượt qua muôn ngàn phong ba, bão tố, vững vàng xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển, được cộng đồng thế giới ghi nhận là một dân tộc anh hùng, tin cậy và có trách nhiệm với cộng đồng nhân loại.

Phát huy sức mạnh mềm: Kinh nghiệm từ Việt Nam và Ấn Độ
Dấu ấn nền văn minh Ấn Độ tại các công trình kiến trúc tôn giáo ở miền Trung Việt Nam. (Nguồn: Tạp chí Văn học nghệ thuật)

Phát huy sức mạnh mềm của hai nước

Lịch sử quan hệ Việt Nam-Ấn Độ là minh chứng sáng rõ về phát huy sức mạnh mềm của hai nước. Hai nước đã có quá trình giao lưu, chia sẻ sức mạnh mềm từ việc tiếp biến văn hóa với nhau thành công trong những năm đầu Công Nguyên.

Sự gặp gỡ giữa hai nền văn hóa đó dựa trên những giá trị cốt lõi, mang đậm chất nhân văn, chia sẻ tính cộng đồng, bình dị, gần gũi nên rất thủy chung, son sắt. Dấu tích văn hóa đó đang được lưu giữ, bảo tồn và tôn tạo ở Việt Nam và cả ở Ấn Độ. Sự giao lưu tiếp biến này làm cho sức mạnh mềm của hai nước không ngừng tăng cường, phát triển.

Trong lịch sử, sức mạnh mềm của Ấn Độ giao lưu, chia sẻ rất thành công ở Việt Nam bằng văn hóa, bằng chủ trương, chính sách và cách thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước. Hiện tại và tương lai hai nước rất cần có chủ trương, chính sách, cách làm hợp lý để kế thừa truyền thống, nhân lên những thành tựu phát triển sức mạnh mềm góp phần làm phồn vinh hai quốc gia, dân tộc.

Sự giao lưu, chia sẻ sức mạnh mềm này có ngọn nguồn sâu xa từ trong lịch sử hơn 2.000 năm, khi đạo Phật và đạo Hindu du nhập vào Việt Nam và đã được nhân dân Việt Nam tiếp biến thành công, bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc và luôn rộng mở tiếp nhận những giá trị tiến bộ của loài người.

Văn hóa, văn minh Ấn Độ đến Việt Nam bằng con đường hòa bình mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đúng như Thủ tướng N. Modi khẳng định khi đến thăm Việt Nam vào tháng 9/2016 rằng, “Những kẻ xâm lược mang chiến tranh đến Việt Nam thì giờ đây đã sạch bóng trên đất nước Việt Nam, nhưng Phật giáo của Ấn Độ và tư tưởng hòa bình, bác ái, triết lý nhân văn sẽ luôn còn mãi ở Việt Nam”.

Sự giao lưu, chia sẻ sức mạnh mềm này được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru - hai vị lãnh tụ, hai danh nhân văn hóa thế giới - đặt nền tảng vững chắc, lâu dài và được các thế hệ lãnh đạo cùng nhân dân hai nước kế thừa, dày công vun đắp, vượt qua muôn vàn khó khăn để không ngừng phát triển.

Phát huy sức mạnh mềm: Kinh nghiệm từ Việt Nam và Ấn Độ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm gia đình Thủ tướng Jawaharlal Nehru nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Ấn Độ từ 5-14/2/1958. (Nguồn: TTXVN)

Sự tương đồng trong tư tưởng ngoại giao của những người đặt nền tảng cho quan hệ hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh, M. Gandhi, J. Nehru thể hiện ở bốn nội dung sau: Về quyền dân tộc cơ bản: độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; Tư tưởng ngoại giao vì hòa bình, vì sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội; Tư tưởng ngoại giao độc lập, tự chủ; Tư tưởng đoàn kết và hợp tác quốc tế.

Sự giao lưu, chia sẻ sức mạnh mềm được thể hiện bằng mối quan hệ chính trị, ngoại giao hết sức tốt đẹp, có độ tin cậy chính trị rất cao do hai nước không có bất cứ sự vướng mắc nào, lại có sự song trùng về lợi ích chiến lược, sẵn sàng tin tưởng, chia sẻ, ủng hộ lẫn nhau trên hầu như tất cả các vấn đề song phương và đa phương, kể cả vấn đề nhạy cảm, luôn nóng và gay cấn như vấn đề Biển Đông.

Sự tin cậy chính trị đó là nền tảng quan trọng để hai nước không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ bền chặt trên tất cả các lĩnh vực, mà trụ cột là: chính trị, ngoại giao; quốc phòng, an ninh; kinh tế, thương mại; năng lượng; văn hóa, khoa học, giáo dục, và ngoại giao nhân dân. Sự phát triển quan hệ song phương vừa có lợi cho hòa bình, thịnh vượng của hai nước, vừa có lợi cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy rằng hai nước đã đạt được nhiều thành tựu trong giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm phát triển sức mạnh mềm, nhưng những gì đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và nguyện vọng, mong mỏi của hai nước.

Trong bối cảnh mới, tầm nhìn mới, chúng ta có thể nghiên cứu, đề xuất luận cứ khoa học cho Chính phủ ban hành những chủ trương, chính sách mới góp phần làm cho giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm phát triển sức mạnh mềm của hai nước ngày càng có những đóng góp hữu ích hơn.

Một là, niềm tin chính trị, sự thống nhất, quyết tâm ở cấp lãnh đạo cao nhất của hai nước là nền tảng quan trọng để hai nước yên tâm phát triển mối quan hệ này, vấn đề còn lại ở phía Việt Nam là thiết lập cơ chế mới hợp lý như thế nào để các cấp thực thi có trách nhiệm và cảm hứng thực hiện tốt chủ trương, chính sách. Đây là vấn đề cần nhận diện rõ.

Hai là, việc phát huy sức mạnh mềm trên bình diện giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng chưa vững bền do chưa cân đối, điều này sẽ làm cho thế hệ trẻ hiện tại và tương lai khó kế thừa, phát huy truyền thống.

Việt Nam đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á ở Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng Thành phố Hồ Chí Minh; các trường đại học lớn của Việt Nam như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đều có khoa hoặc tổ bộ môn Ấn Độ học, là những đơn vị chuyên ngành nghiên cứu, giảng dạy, học tập, quảng bá về Ấn Độ, đã xuất bản rất nhiều công trình khoa học về Ấn Độ, có các website, tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về Ấn Độ, giúp người dân Việt Nam hiểu biết nhiều hơn, sâu sắc hơn về Ấn Độ nên tình yêu đối với Ấn Độ được đậm đà trên nền tảng hiểu biết có tính khoa học nên tình yêu đối với Ấn Độ được sâu sắc, đậm đà trên nền tảng hiểu biết có tính khoa học.

Nhưng ở Ấn Độ, ngoài Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam (do Đại sứ Tôn Sinh Thành tích cực vận động thành lập, trong đó có sự góp công sức của tôi) thì chưa có trung tâm, tổ chức nào chuyên nghiên cứu về Việt Nam; các trường đại học lớn cũng chưa có tổ bộ môn Việt Nam học.

Các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Mỹ đều có một số Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, Viện nghiên cứu Việt Nam, hoặc Tổ bộ môn Việt Nam học ở một số cơ quan, trường đại học. Việc tại Ấn Độ chưa có các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành về Việt Nam sẽ làm cho nhân dân Ấn Độ, nhất là giới trẻ gặp nhiều trở ngại trong việc tìm tòi, khám phá, hiểu biết về giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

Không biết có phải vì điều này không mà hơn 200 doanh nghiệp kinh tế lớn, làm ăn tốt ở quê nhà hoặc trên thế giới của Ấn Độ đặt văn phòng, triển khai hoạt động tại Việt Nam vẫn còn gặp những khó khăn nhất định trong hoạt động.

Phát huy sức mạnh mềm: Chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam và Ấn Độ
Tập luyện yoga - một hoạt động Trung tâm văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam.

Ba là, về phát huy sức mạnh mềm trên lĩnh vực truyền thông còn những vấn đề cần bổ khuyết.

Việt Nam có hai cơ quan truyền thông lớn của nhà nước đặt văn phòng thường trú tại Ấn Độ là: Thông tấn xã Việt Nam và Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam (VOV), cùng với các cơ quan công luận cập nhật thông tin hàng ngày về Ấn Độ cho toàn dân Việt Nam biết.

Việc có các cơ quan nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, truyền thông chuyên ngành về Ấn Độ như nêu trên đã làm cho nhân dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hiểu thêm về Ấn Độ, qua đó mà yêu mến Ấn Độ hơn.

Nhưng Ấn Độ chưa có cơ quan truyền thông nào thường trú tại Việt Nam. Các nước lớn như Nga, Trung Quốc… đều có cơ quan truyền thông đặt tại Việt Nam, thông tin chính thống hàng ngày về Việt Nam cho nhân dân các nước đó biết và hiểu về Việt Nam. Đại sứ quán Ấn Độ có website, bản tin ra đều kỳ, nội dung phong phú, hấp dẫn, nhưng chủ yếu là phục vụ bạn đọc Việt Nam, và người Ấn Độ tại Việt Nam, chứ chưa phải cho toàn thể nhân dân Ấn Độ.

Bốn là, Ấn Độ đã có Trung tâm Văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam quảng bá giá trị văn hóa, con người Ấn Độ tại Việt Nam, góp phần làm cho nhân dân Việt Nam hiểu biết, yêu mến đất nước và nhân dân Ấn Độ, trong khi đó, Việt Nam chưa có Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Ấn Độ để góp phần quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam tại Ấn Độ. Đây cũng là điểm Việt Nam rất nên điều chỉnh.

Trong lịch sử, sức mạnh mềm của Ấn Độ giao lưu, chia sẻ rất thành công ở Việt Nam bằng văn hóa, bằng chủ trương, chính sách và cách thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước. Hiện tại và tương lai hai nước rất cần có chủ trương, chính sách, cách làm hợp lý để kế thừa truyền thống, nhân lên những thành tựu phát triển sức mạnh mềm góp phần làm phồn vinh hai quốc gia, dân tộc.

Văn hóa trong Ngoại giao: Để Việt Nam lắng đọng trong tâm thức bạn bè quốc tế

Văn hóa trong Ngoại giao: Để Việt Nam lắng đọng trong tâm thức bạn bè quốc tế

Văn hóa là một sản phẩm tinh thần riêng biệt của mỗi một quốc gia, dân tộc, và có giá trị đặc biệt trong hoạt ...

Hoàng gia Anh - 'Quyền lực mềm' của xứ sở sương mù

Hoàng gia Anh - 'Quyền lực mềm' của xứ sở sương mù

Vai trò tích cực của Hoàng gia Anh tại Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa qua đã một lần nữa minh chứng cho 'quyền lực ...

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc 2021

Xem nhiều

Đọc thêm

Vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Đức: Hàng chục người thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm, thế giới lên tiếng

Vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Đức: Hàng chục người thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm, thế giới lên tiếng

Vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Đức: Hàng chục người thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm là người Saudi Arabia.
Tình hình Ukraine: Các thành viên châu Âu 'rốt ráo' xúc tiến lịch trình luyện quân và chuyển giao vũ khí cho Kiev, thảo luận về khả năng điều quân đội

Tình hình Ukraine: Các thành viên châu Âu 'rốt ráo' xúc tiến lịch trình luyện quân và chuyển giao vũ khí cho Kiev, thảo luận về khả năng điều quân đội

Tình hình Ukraine: Các thành viên châu Âu 'rốt ráo' xúc tiến lịch trình luyện quân và chuyển giao vũ khí, thảo luận về khả năng điều quân đội.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 ...
Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ.
Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai?

Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai?

Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam được mệnh danh người anh cả của lực lượng du kích quân Việt Nam và có biệt danh là “Hùm xám ...
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 8: Đối thoại thẳng thắn, chân thành về hợp tác lãnh sự giữa hai nước

Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 8: Đối thoại thẳng thắn, chân thành về hợp tác lãnh sự giữa hai nước

Cuộc họp Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, vững chắc, đạt nhiều thành tựu quan trọng...
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thăm cộng đồng người Việt tại Melbourne

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thăm cộng đồng người Việt tại Melbourne

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng động viên khuyến khích bà con người Việt tại Australia tiếp tục hội nhập tốt vào xã hội sở tại, đóng vai trò cầu nối giữa hai nước.
Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Thư ký điều hành CTBTO

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Thư ký điều hành CTBTO

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng nhấn mạnh, Việt Nam đánh giá cao vai trò của Hiệp ước CTBT trong việc bảo đảm an ninh, tránh khủng hoảng hạt nhân...
Việt Nam đi đầu thúc đẩy các mặt hoạt động của Ủy ban ASEAN tại Prague

Việt Nam đi đầu thúc đẩy các mặt hoạt động của Ủy ban ASEAN tại Prague

Việc tổ chức thành công nhiều sự kiện đối ngoại, quảng bá văn hóa của ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trong ACP và tại Czech.
Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp phối hợp tổ chức Đối thoại Biển lần thứ nhất.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent khẳng định về cam kết của Anh trong thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Vũ điệu sôi động của Đêm nhạc Mỹ Latinh -  biểu tượng kết nối châu lục

Vũ điệu sôi động của Đêm nhạc Mỹ Latinh - biểu tượng kết nối châu lục

Đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII không chỉ là một bữa tiệc văn hóa mà còn là cầu nối tinh thần, đưa Việt Nam kết nối với thế giới.
Đại sứ Nguyễn Minh Tâm: Quyết tâm và ưu tiên cao nhất thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Đại sứ Nguyễn Minh Tâm: Quyết tâm và ưu tiên cao nhất thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm nêu bật ý nghĩa chuyến thăm Lào sắp tới của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Đại sứ Saadi Salama: Văn hóa 'bắc nhịp cầu' ngoại giao

Đại sứ Saadi Salama: Văn hóa 'bắc nhịp cầu' ngoại giao

Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam trả lời phỏng vấn bên lề tiệc trưa giao lưu giữa các vị Đại sứ của đoàn Ngoại giao ngày 11/12.
Phiên bản di động