TIN LIÊN QUAN | |
Tiềm năng lớn phát triển du lịch Việt Nam - Ấn Độ | |
Mốc son lịch sử giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ |
Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma chụp ảnh cùng các đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn dự và phát biểu khai mạc. Tham dự còn có Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma; đại diện tỉnh, thành của Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhắc lại mối quan hệ truyền thống lâu đời, kết nối văn hóa gần 2.000 năm lịch sử giữa hai nước. Cách đây 65 năm, Thủ tướng Jawaharlal Nehru là vị đứng đầu chính phủ nước ngoài đầu tiên đến Hà Nội chỉ một tuần sau ngày Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng. Tình bạn cao đẹp giữa hai vị lãnh tụ vĩ đại Jawaharla Nehru và Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ hôm nay.
Trong những năm qua, hợp tác chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ phát triển rất tốt đẹp, bất chấp những diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế và đình trị kinh tế trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tăng trưởng mạnh mẽ từ 5,6 tỷ USD năm 2014 lên 11,5 tỷ USD năm 2019. Hợp tác song phương trên các lĩnh vực đầu tư, hợp tác phát triển, văn hóa-giáo dục, du lịch, an ninh quốc phòng và hợp tác trên các diễn đàn quốc tế ngày càng sâu sắc và hiệu quả.
Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam đánh giá rất cao Ấn Độ khi có tiếng nói mạnh mẽ và hành động thực tiễn ủng hộ Việt Nam và ASEAN về vấn đề biển Đông.
Trong nỗ lực chung nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ, các địa phương hai nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, sự có mặt của lãnh đạo và đại diện của hơn 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam sẽ là cơ hội quý để các địa phương Việt Nam và đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ gặp gỡ, kết nối, hợp tác.
Theo Thứ trưởng, đây sẽ là dịp để hai bên trao đổi về các vấn đề chính sách, định hướng hợp tác cùng quan tâm, chia sẻ tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu hợp tác đặc biệt là về kinh tế - thương mại, ODA, phát triển đô thị thông minh và du lịch.
Sự kiện “Gặp gỡ Ấn Độ 2020” là sự kiện đối ngoại địa phương đầu tiên trong năm 2020 của Bộ Ngoại giao. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Năm 2020 là thời điểm quan trọng, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. “Chính phủ hai nước kỳ vọng sẽ tăng cường hợp tác để đạt được những kết quả cụ thể, thực chất ở tất cả các cấp độ, đặc biệt là cấp địa phương, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ phát triển sâu rộng hơn nữa”, Thứ trưởng Thường trực nhấn mạnh.
“Gặp gỡ Ấn Độ 2020” là sự kiện đối ngoại địa phương đầu tiên trong năm 2020 của Bộ Ngoại giao. Sự có mặt đông đảo và tình cảm ấm ấp của đại diện các địa phương, doanh nghiệp Ấn Độ là minh chứng sinh động cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, tình hữu nghị thắm thiết, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Chính phủ và nhân dân Việt Nam với Nhà nước và nhân dân Ấn Độ.
Chính vì vậy, Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn đề nghị, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam Ấn Độ cùng trao đổi sâu, cởi mở về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, đưa ra các ý tưởng mới và giải pháp mới để phát huy tiềm năng hợp tác cùng phát triển.
Đại diện phía Ấn Độ, Đại sứ Pranay Verma một lần nữa khẳng định mối quan hệ truyền thống, gắn bó lâu dài giữa Việt Nam và Ấn Độ. Mối quan hệ đó được xây dựng trên sự tin tưởng hiểu biết lẫn nhau.
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác song phương ngày càng phát triển, Ấn Độ coi Việt Nam là đối tác trụ cột trong Chính sách Hành động hướng Đông và là một trong những đối tác chính trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiện nay.
Hội nghị có sự tham gia của đông đảo đại biểu, doanh nghiệp, địa phương Việt Nam - Ấn Độ. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Tuy nhiên, theo Đại sứ Pranay Verma, quan hệ hợp tác giữa hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Đặc biệt, trong bối cảnh Ấn Độ đang chuyển mình sâu sắc và là một trong 6 nền kinh tế tiềm năng của thế giới. Thủ tướng Narendra Modi đã có những chính sách để phát triển kinh tế Ấn Độ ngày càng vững mạnh với những sự chuyển đổi mới trong các chính sách phát triển không chỉ ở kinh tế mà còn ở các khía cạnh khác như quản trị, trao quyền cho nhân dân, ứng dụng công nghệ....
Theo Đại sứ Ấn Độ, việc chuyển đổi này sẽ tạo ra các khả năng và nhu cầu mang lại cơ hội lớn cho các quốc gia khác. “Là một trong những đối tác gần gũi nhất của chúng tôi, chúng tôi muốn thấy Việt Nam tham gia cùng chúng tôi trong hành trình thịnh vượng chung này”, Đại sứ Pranay Verma nhấn mạnh.
Với thế mạnh về các ngành như Công nghệ thông tin, dược phẩm, kỹ thuật và công nghiệp năng lượng, những ngành được tin tưởng và những ngành chính được ưu tiên đầu tư tại Việt Nam, Đại sứ Ấn Độ mong rằng, hai bên sẽ có những trao đổi thực chất để cùng hợp tác, cùng có lợi.
Đại sứ Pranay Verma cũng nêu rõ, doanh nghiệp Ấn Độ rất mong muốn mở rộng quan hệ đối tác phát triển lâu dài với Việt Nam, với các dòng tín dụng và các chương trình hỗ trợ và các sáng kiến nâng cao năng lực có thể đóng góp ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở cấp cơ sở.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng thỏa luận về hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực dược phẩm, năng lượng, công nghiệp phụ trợ, thành phố thông minh, công nghệ thông tin, du lịch.
| Cơ hội tạo làn sóng đầu tư chất lượng vào Việt Nam từ các doanh nhân Ấn Độ TGVN. “Đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn tất hai hiệp định thương mại thế hệ mới: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến ... |
| Mốc son lịch sử giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ Ngày 29/3, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ ... |
| Ấn tượng từ giao lưu truyền thống Những màn hầu đồng mới lạ và tinh tế của Việt Nam hòa cùng những điệu múa truyền thống Ấn Độ quyến rũ đã tạo ... |