Gặp gỡ Mỹ - Triều lần 3: Níu kéo đây, răn đe kia

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Từ cuộc gặp gỡ Mỹ - Triều lần thứ 3, có thể rút ra 3 điều rất đáng chú ý và 4 nhận thức về tiến trình hòa bình và hòa giải giữa Mỹ và Triều Tiên thời gian tới. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.   
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
gap go my trieu lan 3 niu keo day ran de kia Quan hệ Mỹ - Triều Tiên: Níu kéo giữ cầu
gap go my trieu lan 3 niu keo day ran de kia Mỹ - Triều giằng co giữa giới hạn đỏ
gap go my trieu lan 3 niu keo day ran de kia
Gặp gỡ Mỹ - Triều lần 3: Níu kéo đây, răn đe kia. (Nguồn: Biếm họa của Sarah Tanat-Jones trên tờ Financial Times)
gap go my trieu lan 3 niu keo day ran de kia Mỹ ngưng lệnh tấn công Iran: Thức thời hay quyền biến?

TGVN. Quyết định “hủy lệnh tấn công Tehran trước 10 phút” của ông Donald Trump có thể chỉ là trò chơi quyền biến được dàn ...

Một bên quả quyết là ý tưởng gặp nhau đến gần như bột phát. Một phía công khai tỏ ra ngỡ ngàng. Dù sự thật đúng như thế hay cả hai bên đều diễn sâu để sự việc thêm kịch tính, mà cả hai đều có thể tận lợi triệt để, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng đã lại gặp nhau - lần thứ 3 trong thời gian hơn một năm.

Có ba điều đáng được để ý trong câu chuyện này.

Từ 3 tính chất độc đáo…

Thứ nhất là tính gấp gáp của vụ việc. Cuộc gặp này được thu xếp tưởng như không thể chóng vánh hơn được nữa. Không phải như thế hay sao khi chỉ hơn một ngày sau dòng twitter của ông Trump thì hai người đã gặp nhau? Chậm nhất thì cũng cho tới vụ việc này, thiên hạ không thể không nhận thấy là, trong mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên nói chung và giữa ông Trump với ông Kim Jong-un nói riêng luôn có thể xảy ra đột biến vào bất cứ khi nào theo hướng tích cực nhưng đương nhiên cũng không thể loại trừ cả tiêu cực.

Thứ hai là tính đầu tiên. Ông Trump không phải là tổng thống đương nhiệm đầu tiên của nước Mỹ tới thăm khu phi quân sự tại giới tuyến quân sự tạm thời trên bán đảo Triều Tiên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc nhưng là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Triều Tiên. Vừa rồi cũng còn là lần đầu tiên có cuộc hội ngộ tay ba giữa Tổng thống Mỹ, Tổng thống Hàn Quốc và nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Thứ ba là địa điểm và thời điểm. Ai cũng biết vướng mắc cơ bản và cũng nan giải nhất lâu nay giữa Mỹ với Iran và với Triều Tiên là vấn đề chương trình hạt nhân và tên lửa của hai nước này. Hiện tại, ông Trump và ông Kim Jong-un bất ngờ gặp lại nhau và lại còn gặp nhau ở trên bán đảo Triều Tiên, tức là ngay tại trung tâm của điểm nóng, trong khi Mỹ và Iran lại đang ngấp nghé bên bờ vực của đụng độ quân sự, thậm chí còn cả chiến tranh với nhau.

Cả Trung Quốc và Nga đều có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chính trị an ninh liên quan đến hiện tại và tương lai của bán đảo Triều Tiên. Trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un ở Bàn Môn Điếm, ông Trump đều đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G20 tổ chức ở thành phố Osaka của Nhật Bản.

gap go my trieu lan 3 niu keo day ran de kia G20 với Thượng đỉnh Osaka: Trước sóng cả gắng giữ tay chèo

TGVN. Thời thế và bối cảnh tình hình hiện tại trên thế giới hiện đang khó khăn và phức tạp. G20 phải xác định lại ...

Cho nên có thể thấy được là kết quả quan trọng nhất và có ý nghĩa to lớn nhất ở cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un là cuộc gặp đã diễn ra trong bối cảnh tình hình hiện tại như trên và đã diễn ra ở Bàn Môn Điếm.

Ở Bàn Môn Điếm, ông Trump nhắc lại lời mời ông Kim Jong-un sang thăm Mỹ. Ở Bàn Môn Điếm, hai người này khẳng định lại tiếp tục đàm phán hoà bình và hoà giải vốn đang bị ngưng trệ kể từ cuối tháng Hai đến nay. Nhưng lời mời này đã từng được ông Trump nói ra. Đàm phán hoà bình và hoà giải giữa hai bên cho tới nay đã một vài lần bị ngưng trệ và rồi sau đó được nối lại. Đây cũng là kết quả của cuộc gặp này nhưng không phải với ý nghĩa to lớn và quan trọng nhất.

Cũng từ đấy mà có thể rút ra được bốn nhận thức có khả năng chi phối diễn biến tiếp theo đây của tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên.

…đến 4 nhận thức về triển vọng

Thứ nhất, bằng cái gọi là "Ngoại giao thư tín" và bằng ba cuộc gặp nhau cho tới nay, ông Trump và ông Kim Jong-un chủ ý tranh thủ cá nhân lẫn nhau và dùng mối quan hệ cá nhân này làm phương cách và công cụ để xử lý chuyện quan hệ song phương hiện tại giữa Mỹ và Triều Tiên.

Ở đây, hiện thật khó phân biệt được rạch ròi hai người này "hợp nhau " thật hay vì đều toan tính thực dụng mà chủ ý công khai tỏ ra rất hiểu nhau, rất tôn trọng nhau, rất tranh thủ và đề cao lẫn nhau.

Thứ hai, ông Trump tạo dựng sự tương phản về mức độ quan hệ song phương giữa Mỹ và Triều Tiên với giữa Mỹ và Iran để răn đe và cô lập Iran. Thông điệp của ông Trump ở đây là, tuy cùng vấn đề mắc mớ nhưng phía Mỹ có thể giải quyết được hoà giải được với Triều Tiên trong khi có thể làm găng với Iran và không cần nhất khoát phải vội giải quyết vấn đề với Iran.

Ông Trump cũng còn muốn cho Trung Quốc và Nga thấy là, Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn hoàn toàn làm chủ và dẫn dắt tiến trình hoà bình và hoà giải trên bán đảo Triều Tiên cũng như thừa khả năng làm phá sản mọi mưu tính của Trung Quốc và Nga chơi "Con bài Triều Tiên" trong quan hệ của họ với Mỹ, không để cho Trung Quốc và Nga tuỳ ý phân hoá giữa Mỹ và Triều Tiên để tận lợi.

Thứ ba, một cuộc gặp cấp cao thực thụ mới nữa giữa Mỹ và Triều Tiên trong thời gian gần tới chứ không xa đã trở nên thực tế hơn cũng như khả thi hơn và cả việc ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên tới thăm Mỹ cũng đã trở nên thực tế và khả thi hơn trước rất nhiều. Đàm phán hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên không trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nhưng sẽ tiến triển rõ nét hơn.

Thứ tư, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định vai trò trung gian của Hàn Quốc và của cá nhân mình cho việc cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Và cơ chế gặp gỡ ba bên giữa Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên đã bắt đầu phôi thai để rồi dần định hình và phát huy vai trò.

Dịch Dung

gap go my trieu lan 3 niu keo day ran de kia KCNA: Nhà lãnh đạo Triều Tiên hài lòng về kết quả hội đàm với Tổng thống Mỹ

Ngày 1/7, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ...

gap go my trieu lan 3 niu keo day ran de kia Các nhà lãnh đạo thế giới hoan nghênh những nỗ lực nối lại đối thoại Mỹ - Triều Tiên

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Nhật Bản đã lên tiếng hoan nghênh và ca ngợi cuộc gặp ...

gap go my trieu lan 3 niu keo day ran de kia KCNA: Cuộc gặp của Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un là lịch sử và đáng kinh ngạc

Ngày 1/7, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ca ngợi, cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "cuộc ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp ...
Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Faith gây ấn tượng ở sân bay với gương mặt thanh tú, làn da trắng sứ, gợi nhớ hình ảnh thời trẻ của minh tinh Nicole Kidman.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động