Giá cà phê trong nước hôm nay 10/5 giảm tiếp 800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: ohman.vn) |
Giá cà phê hôm nay 10/5
Sau khi lãi suất cơ bản đồng Real và USD được nâng lên khá mạnh tay, như đã suy đoán, đầu cơ dịch chuyển dòng vốn rời khỏi các thị trường cà phê phái sinh để đi tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn ở các thị trường khác có sức hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân đã làm giá cà phê lao dốc mạnh là phải kể đến áp lực từ vụ mùa năm nay đang được tiến hành thu hoạch ở các vùng Conilon robusta và tiếp theo sau sẽ là vùng arabica, kết hợp với tỷ giá đồng Real suy yếu trở lại đã khuyến khích người Brazil đẩy mạnh bán cà phê.
Cuộc chiến Đông Âu kéo dài, lạm phát vượt mức, kinh tế toàn cầu suy thoái cùng dịch bệnh covid vẫn còn hoành hành và chính sách phong tỏa của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang trì trệ càng thêm nghiêm trọng, làm các nhà đầu tư lo ngại rủi ro tăng cao không chỉ trong ngắn hạn.
Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/5), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục giảm mạnh 63 USD (3,02%), giao dịch tại 2.020 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 59 USD (2,84%) giao dịch tại 2.020 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng biến động mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 4,35 Cent (2,07%), giao dịch tại 206,1 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 4,40 Cent/lb (2,09%), giao dịch tại 206,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 10/5 giảm tiếp 800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Căng thẳng địa chính trị kéo theo nhu cầu tiêu thụ suy yếu, trong khi vụ mùa cà phê mới của Brazil theo chu kỳ “hai năm một” đã bắt đầu.
Trái ngược với sự sụt giảm của cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 3 tiếp tục tăng mạnh 18,7% lên 1,3 triệu bao. Trong 6 tháng đầu niên vụ 2021-2022, đã có tổng cộng 6,5 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên thế giới, tăng 13% so với 5,8 triệu bao trong cùng kỳ của vụ trước.
Với kết quả này, tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng lên 9,8% (tính trung bình 12 tháng) vào tháng 3/2022 từ 8,9% trong tháng 3/2021.
Trong 6 tháng qua, Việt Nam và Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất trong xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu, tăng lần lượt là 167.000 bao và 108.000 bao so với cùng kỳ. Xuất khẩu của Brazil, Bờ Biển Ngà, Indonesia và Thái Lan cũng ghi nhận mức tăng 265.000 bao.
Trong tháng 3, chỉ có duy nhất cà phê rang xay có lượng xuất khẩu giảm 2,1% xuống 78.000 bao.
| Giá vàng hôm nay 9/5: Vàng 'chơi bập bênh' với USD, thị trường vàng khó hiểu nhất từ trước đến nay; vàng SJC đắt kỷ lục với thế giới Giá vàng hôm nay 9/5, đã giảm khoảng 50 USD so với thời điểm khởi động giao dịch tháng 5. Điều khó hiểu nhất là ... |
| Đưa trụ cột kinh tế Nga vào 'tầm ngắm' trừng phạt, EU muốn 'bóp chết' các dự án mới ngay từ trứng nước? EU đang tiến gần đến quyết định ngừng mua dầu, khí đốt và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga để trừng phạt nước này ... |