Nhỏ Bình thường Lớn

Giá cà phê hôm nay 13/4: Có thể chịu nhiều áp lực bán đầu tuần; Thị phần cà phê Việt và khả năng thắng các đối thủ mạnh

Giá cà phê đảo chiều tăng khi dự báo vụ mùa năm nay ở Brazil thất thu nghiêm trọng, sẽ khiến nguồn cung toàn cầu dư thừa trong nhiên vụ hiện tại 2020/2021 chuyển sang thiếu hụt trong niên vụ mới 2021/2022, theo dự báo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO).
Giá cà phê hôm nay 25/3: Đảo chiều hồi phục, Lễ Phục sinh nhà hàng phải đóng cửa, lượng cầu châu Âu sẽ giảm mạnh. (Nguồn: Getty Images)
Giá cà phê đảo chiều tăng khi dự báo vụ mùa năm nay ở Brazil thất thu nghiêm trọng, sẽ khiến nguồn cung toàn cầu dư thừa trong nhiên vụ hiện tại 2020/2021 thành thiếu hụt. (Nguồn: Getty Images)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 13/4

Ghi nhận của TG&VN vào 1h00 ngày 13/4 (giờ Việt Nam), giá cà phê robusta kỳ hạn trên sàn ICE Futures Europe_London (Anh) giao tháng 7/2021 quay đầu tăng nhẹ, hiện tăng 2 USD/tấn (0,15%) so với chốt phiên trước đó, lên 1.365 USD/tấn; giá giao tháng 9/2021 cũng tăng 2 USD/tấn (0,14%), giao dịch ở 1.382 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trên trung bình.

Ngày hôm nay, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York (Mỹ) lại đảo chiều tăng giá, giao tháng 5, tăng 0,85 Cent (0,67%) lên 128,1 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng nhẹ 0,85 Cent (0,66%), lên 130 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Phân tích kỹ thuật: Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá cà phê phục hồi trở lại sau tuần giảm mạnh trước đó. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tăng mạnh, kịp thời phục hồi phần lớn những gì đã mất trong tuần trước đó. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chỉ số USD Index có tuần giảm thứ 3 liên tiếp, cộng thêm với lo ngại về thời tiết khô hạn ở Brazil.

Châu Âu đã có tiến triển đáng kể trong chương trình tiêm chủng như, số lượng người được tiêm chủng hàng ngày gấp đôi tại Đức và Pháp đạt mốc miễn dịch quan trọng sớm hơn kế hoạch một tuần. Italy cũng đang dự định nới lỏng các hạn chế xã hội do số ca nhiễm mới có xu hướng giảm. Nguồn cung cà phê toàn cầu được dự báo sẽ chuyển từ dư thừa trong niên vụ 20/21 sang thâm hụt trong niên vụ 21/22 do sản lượng giảm tại Brazil, vẫn sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh đến giá, mỗi khi có các thông tin tích cực về triển khai Vaccine Covid-19.

Về mặt kỹ thuật, theo các chuyên gia phân tích của MXV, giá đang nằm trong kênh xu hướng giảm từ cuối tháng 2 đến nay và bị cản rất mạnh ở đường MA50. Vì thế diễn biến trong 1, 2 phiên đầu tuần sẽ quyết định lớn xu hướng chung của tuần này.

Trong trường hợp giá cà phê arabica giảm trở lại, giá có thể kiểm tra lại mức hỗ trợ 125 Cent. Còn nếu tiếp tục vượt được kháng cự 129 Cent trong đầu tuần này, giá nhiều khả năng sẽ hướng đến vùng giá 131 — 133.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tuần tăng nhẹ trở lại. Mặc dù tốc độ tiêm chủng gia tăng, nhưng châu Âu vẫn đang chật vật trong ứng phó Covid-19. Biến chúng B.1.1.7 — phát hiện lần đầu ở Anh, đã lan ra ít nhất 114 quốc gia với khả năng lây nhiễm mạnh hơn, độc lực cao hơn SARS-CoV-2. Điều này đang khiến giá Robusta liên tục bị cản lại ở mức kháng cự 1.350. Trong tuần này, diễn biến của cà phê arabica vẫn sẽ là lực kéo chính đối với giá robusta, với khả năng hướng đến vùng 1.360 — 1.380 đang có phần nhỉnh hơn.

Giá cà phê trong nước tăng đều 100 đồng/kg tại các địa phương

Giá cà phê hôm nay 13/4, tại các địa phương trọng điểm.

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Lâm Hà ROBUSTA

31.700 (VNĐ/Kg)

— Bảo Lộc ROBUSTA

31.600

— Di Linh ROBUSTA

31.700

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

32.700

— Ea H'leo ROBUSTA

32.500

— Buôn Hồ ROBUSTA

32.500

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

32.400

— Ia Grai ROBUSTA

32.400

— Chư Prông ROBUSTA

32.300

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

32.300

— Gia Nghĩa ROBUSTA

32.400

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

32.200

HỒ CHÍ MINH

— R1

33.900

Tham khảo giá cà phê tươi thu mua tại một số địa phương trọng điểm tại phiên liền trước (ngày 12/4), giá thị trường đi ngang tại các địa phương trọng điểm, giao dịch trong khoảng 31.500 - 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà và Di Linh ở mức 31.600 đồng/kg, Bảo Lộc thu mua ở 31.500 đồng/kg.

Tại Đắk Lắk, huyện Cư M'gar giá cà phê thu mua ở mức 32.600 đồng/kg. Tại Ea H'leo và Buôn Hồ có giá 32.400 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, huyện Chư Prông đang ở mức 32.200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai là 32.300 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, huyện Gia Nghĩa cà phê tươi thu mua ở 32.300 đồng/kg và Đắk R'lấp là 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Hà, tỉnh Kon Tum giữ ổn định ở mức 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê R1 giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh có giá 33.800 đồng/kg.

Thực tế cho thấy, thị trường cà phê trong nước không mấy sôi động trong những tháng đầu năm 2021. Giá cước cao khiến hoạt động xuất nhập khẩu dè chừng.

Hệ lụy từ việc trên có thể dẫn đến tình trạng tình trạng "tắc" đường bán của nông dân. Lâu dài thị phần cà phê Việt Nam sẽ giảm, nhường cho các nước khác. Khi mà tới đây cà phê robusta tại Brazil và Indonesia sẽ thu hoạch rộ.

Điều đáng lo hơn nữa, khi cà phê robusta không được cung cấp đều đặn, các công ty sản xuất cà phê rang xay sẽ tính thay thế bằng cà phê arabica chế biến khô giá rẻ. Nếu điều đó xảy ra thì sẽ là mối nguy lớn cho cà phê robusta Việt Nam.

Số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam vừa công bố cho biết, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 3 đạt 169.624 tấn, cao hơn 38,1% so với 122.833 tấn trong tháng 2. Trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 456.010 tấn cà phê, thấp hơn 12.2% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 3 tháng đầu năm ước tính đạt 808,75 triệu USD, thấp hơn 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện EU đang là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê của Việt Nam nhất, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2 - 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).

Giá cà phê hôm nay 12/4: Khởi đầu từ một phiên giảm nhẹ, cà phê bước vào thời kỳ kinh doanh theo 'thời tiết'
Giá vàng hôm nay 12/4: Giữ mức hỗ trợ quan trọng, dù có tin xấu, vàng vẫn sẽ tăng vào tuần này?
Giá cà phê hôm nay 11/4: Xuất khẩu cà phê Việt Nam giảm 34,5%; 'Lợi ích kép' nâng cao chất lượng từ khâu thu hoạch tại Đắk Lắk
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Kinh tế ‘thất sủng’, khai hỏa vũ khí tấn công mới
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (2-7/4): Mỹ 'thẳng tay' chỉ trích kế hoạch Made in China 2025, đổi mới quan hệ năng lượng chiến lược với Ấn Độ
TIN LIÊN QUAN