📞

Giá cà phê hôm nay 1/4/2023: Biến động trái chiều, giá trở lại xu hướng tăng; cảnh báo nguy hiểm tới 50% diện tích trồng cà phê toàn cầu

Gia An 07:44 | 01/04/2023
Báo cáo của Tổ chức Lương thực thế giới cho thấy, các nhu yếu phẩm hàng ngày bao gồm chuối, cà phê và ca cao có thể có nguy cơ trở nên “nguy cấp” do biến đổi khí hậu.

Giá cà phê hôm nay 1/4/2023

Giá cà phê thế giới chốt phiên cuối tuần bằng một xuống hướng giá không rõ ràng, biên độ dao động thấp. Biến động vĩ mô của nền tài chính đã khiến đầu cơ trên các thị trường phái sinh tỏ ra thận trọng hơn…

Giá cà phê trở lại xu hướng tăng khi người Brazil giảm bán và sự kháng giá tại thị trường nội địa các nước sản xuất do các tiền tệ mới nổi không hỗ trợ cho việc mua bán hàng hóa trên các sàn giao dịch quốc tế.

Theo các phân tích kỹ thuật, cấu trúc giá nghịch đảo trên các thị trường cà phê phái sinh đang hỗ trợ xu hướng giá tăng trong ngắn hạn. Trong khi thị trường vẫn còn nguyên mối lo nguồn cung cà phê robusta từ Indonesia năm nay thiếu hụt.

Những quy tắc tài chính mới ban hành của Chính phủ đã có phản ứng tốt trên thị trường khi tỷ giá đồng Reais tăng thêm 0,74% lên ở mức 1 USD = 5,0970 R$ đã không khuyến khích việc bán cà phê xuất khẩu từ Brasil.

Giá cà phê trong nước hôm nay 1/4 giảm 200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: iStock)

Ghi nhận của TG&VN tại phiên chốt tuần (ngày 1/4), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng giảm trái chiều theo kỳ hạn giao hàng, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 giảm 10 USD (0,45%), giao dịch tại 2.206 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 tăng 2 USD (0,09%), giao dịch tại 2.173 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục tăng nhẹ. Kỳ hạn giao tháng 5/2023 tăng 0,7 Cent/lb (0,41%), giao dịch tại 170,5 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 tăng 0,7 Cent/lb (0,41%), giao dịch tại 169,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Giá cà phê trong nước hôm nay giảm nhẹ 200 đồng/kg tại các địa phương, giao dịch trong khoảng 48.100 - 48.500 đồng/kg.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 1/4 giảm 200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

Tỷ giá USD/VND

23.260

-10

ĐẮK LẮK

48.500

- 200

LÂM ĐỒNG

48.100

- 200

GIA LAI

48.400

- 200

ĐẮK NÔNG

48.400

- 200

Đơn vị tính: VND/kg.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Dữ liệu báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao hơn dự đoán có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chùng tay trong phiên họp điều hành lãi suất sắp tới.

Giá cà phê robusta tăng giá nhờ hưởng lợi từ đồng USD suy yếu. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo, xuất khẩu cà phê tháng 3 của Việt Nam tăng 9,24% so với cùng kỳ năm trước lên 230.000 tấn, đưa xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu niên vụ hiện tại 2022/2023 lên đạt xấp xỉ 977.913 tấn, tăng 2,12% so với cùng kỳ niên vụ trước. Thông tin trên đã kiềm hãm đà tăng giá cà phê robusta.

Các chỉ số kỹ thuật cho thấy, động lượng tăng của giá robusta vẫn còn. Tuy nhiên, RSI đang ở mức cao 62,37% tiến gần vào vùng quá mua nên khả năng trong ngắn hạn có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm.

Đối với arabica, đồng Real của Brazil tăng mạnh đã góp phần hỗ trợ cho nhịp tăng giá phục hồi của cà phê arabica. Tồn kho đạt chuẩn của sàn cà phê ICE New York ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 tháng xuống còn 742.894 bao, tính đến ngày 30/3. Thông tin trên đã hỗ trợ cho cà phê arabica tăng giá.

Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu động lượng giảm vẫn còn. Giá cà phê arabica đã giảm dưới vùng hỗ trợ của các đường MA. Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê arabica có thể tiếp tục giảm dò hỗ trợ vùng 165 – 167 và giằng co tích lũy trong biên độ 167 – 180. Tuy nhiên, nếu giá Arabica để thủng mức hỗ trợ 165 sẽ là tín hiệu xấu cho cà phê Arabica vì kích hoạt xu hướng giảm giá trong ngắn hạn và trung hạn.

Báo cáo của Tổ chức Lương thực thế giới chỉ ra rằng, gần 1/4 tổng diện tích đất nhập khẩu cà phê hàng năm của Vương quốc Anh (gần 60.000ha đất) có nguồn gốc từ các quốc gia như Colombia và Ethiopia được coi là rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo các kịch bản phát thải nhất định, có đến 50% diện tích bề mặt toàn cầu hiện đang được sử dụng để trồng cà phê có thể không còn phù hợp vào năm 2050 do biến đổi khí hậu.