Giá cà phê trong nước giảm 700 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày 15/7. (Nguồn: Freepik) |
Giá cà phê hôm nay 16/7
Giá cà phê chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 15/7), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London chỉ còn giảm nhẹ, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 8 USD (0,41%), giao dịch tại 1.922 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 11 USD (0,57%) giao dịch tạ 1.924 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 4,55 Cent (2,33%), giao dịch tại 199,8 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 3,7 Cent/lb (1,92%), giao dịch tại 199,66 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê arabica có sự khởi sắc, có thể do lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn, khi tồn kho đạt chuẩn trên ICE Futures US - New York tiếp tục giảm về mức thấp nhất gần 23 năm qua.
Trên thực tế, Cooxupe, hợp tác xã sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil, cho biết, thu hoạch cà phê khu vực này đạt 33.29% tăng so với mức 25.72% của tuần trước nhưng vẫn thấp hơn mức 35.61% của cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Cepea cũng cho biết, mặc dù xuất khẩu cà phê trong niên vụ vừa qua, tính đến hết tháng 6, giảm so với niên vụ trước, nhưng riêng Arabica trong tháng 6 tăng 11.5%. Trong khi những lo ngại về suy thoái toàn cầu vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), thì xuất khẩu cà phê tăng khả năng cao là do việc thu hoạch cà phê tại Brazil có sự cải thiện so với giai đoạn trước đó, làm gia tăng cung ứng ra thị trường và gây sức ép lên giá.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước giảm 700 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày 15/7.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Trong khi tồn kho đạt chuẩn robusta thuộc sàn London tăng dần thì tồn kho arabica đạt chuẩn trên ICE Futures US - New York tiếp tục giảm về mức thấp nhất gần 23 năm qua.
Dù lượng tồn kho đạt chuẩn giảm mạnh, giá arabica vẫn không thể vượt các đỉnh cũ như 256.90 Cent/lb lập đầu tháng 2/22 chứ chưa nói đến 306 Cent/lb xuất năm 2011. Ngược lại có lúc giá arabica giảm xuống đến 202 rồi tuần trước chạm đáy 215.10 Cent/lb.
Tuy sàn arabica giao dịch tại New York (Mỹ), nhưng hàng tồn kho đạt chuẩn thuộc sàn này chủ yếu nằm tại các kho ở châu Âu, có lúc các kho ở Mỹ chỉ giữ 3% trong tổng số khối lượng này.
Theo phân tích của Trung tâm NCIF, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường nhiều khi không song hành với sản lượng, giá phái sinh trong kinh doanh hàng xuất khẩu chỉ dùng để tham khảo nhằm giúp các nhà rang xay và người kinh doanh dựa một phần trên đó để tính giá riêng cho cà phê họ mua bán. Hiện nay, người kinh doanh hàng thực đang tìm cách tính giá riêng chứ không phụ thuộc quá nặng vào giá niêm yết trên sàn.
Bình thường, nếu tồn kho đạt chuẩn để trong kho của hai sàn phái sinh quá lâu, giá bị đánh giảm do chất lượng xuống cấp. Thời gian qua, giá cước từ các nước xuất khẩu đến cảng nước nhập khẩu quá cao mà lại có thể gặp rủi ro hàng đến xưởng chế biến trễ. Chính vì thế, các nhà rang xay Mỹ quyết định tăng giá mua cho lô hàng nào có sẵn tại các kho trong nước. Một làn sóng kéo hàng từ châu Âu sang Bắc Mỹ xuất phát từ nguyên nhân ấy. Như vậy, dù giá kỳ hạn arabica có giảm, họ lại trả bù hoặc cộng thêm cho hàng trong kho trên đất Mỹ.
Như hàng arabica Guatemala loại tốt, các hãng rang xay cộng thêm 67 Cent/lb tức 1.477 USD/tấn so với giá niêm yết, năm ngoái hàng này chỉ được trả +47 Cent/lb. Hàng arabica chế biến ướt Colombia được cộng thêm 85 Cent/lb hay 1.874 USD/tấn so với năm ngoái chỉ +65 Cent/lb.
Nhìn theo cách này, giá arabica hàng thực tăng cao tại Mỹ nhằm để giải quyết các vấn đề logistics hơn là do thiếu sản lượng. Giá được cộng thêm cao như thế khi nào mới hạ nhiệt? Khi hàng vụ mới Brazil ra nhiều (bắt đầu từ tháng 7/22), khi các nước thấy giá tại Mỹ cao ngất ngưởng, đổ hàng về thật nhiều để tranh thủ bán tạo nên cung nhiều hơn cầu. Đương nhiên, muốn bán được giá cao, nhà kinh doanh phải có kho bãi tại Mỹ.
| Tổng thống Mỹ công du Trung Đông: Chặng cuối cùng, củng cố hợp tác với Saudi Arabia, thông báo các thỏa thuận, hoan nghênh OPEC+ tăng sản lượng Mỹ và Saudi Arabia ngày 15/7 đã thông báo các thỏa thuận đạt được, bao gồm việc chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi ... |
| Nga-Ukraine: Kiev cáo buộc Moscow tấn công tên lửa nhằm vào thành phố Dnirpo đông đúc, thông báo tiếp nhận hệ thống tên lửa phóng loạt M270 đầu tiên Quan chức cấp cao của vùng - ông Valentyn Reznychenko ngày 15/7 cho biết, có ít nhất 3 người thiệt mạng và 15 người bị ... |