Giá cà phê trong nước hôm nay 1/9 giảm tiếp 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Foodyoushouldtry) |
Giá cà phê hôm nay 1/9
Giá cà phê kéo dài đà giảm, trừ arabica điều chỉnh nhích tăng nhẹ vào kỳ hạn giao hàng tháng 12/2022. Xu hướng giá sụt giảm liên tiếp của cà phê khi dòng vốn đầu cơ rời khỏi các thị trường hàng hóa đi tìm nơi trú ẩn. Dòng vốn đầu cơ tháo chạy khỏi nhiều thị trường hàng hóa nói chung để tìm nơi trú ẩn do lo ngại rủi ro tăng cao, đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục gia tăng, bất chấp các NHTW cùng nhau tăng lãi suất và đưa thế giới vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kinh tế của khu vực Eurozone vẫn còn kéo dài.
Tỷ giá đồng Real giảm so với USD đã khuyến khích người Brazil bán cà phê xuất khẩu và dự báo thời tiết tại các vùng cà phê ở miền nam Brasil sẽ có mưa nhẹ rải rác trong những ngày tới giúp giảm bớt sự căng thẳng do khô hạn.
Chốt phiên giao dịch ngày 31/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm tiếp 11 USD (0,49%), giao dịch tại 2.250 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 7 USD (0,31%), giao dịch tại 2.238 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 12/2022 điều chỉnh tăng nhẹ 0,05 Cent (0,02%), giao dịch tại 235,25 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 0,20 Cent/lb (0,09%), giao dịch tại 228,6 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 1/9 giảm tiếp 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Lo ngại lãi suất cơ bản USD sẽ được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng thêm 0,75% thay vì 0,5% như đã dự đoán trước đó qua phát biểu cứng rắn của chủ tịch Fed tại Hội nghị Jackson Hole hồi cuối tuần trước, khi có thêm báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ gia tăng rất đáng kể, góp thêm phần lạc quan vào sự tăng trưởng của nền kinh tế giúp Fed ngăn chặn lạm phát quyết liệt hơn nữa. Chứng khoán Mỹ sụt giảm liên tiếp.
Như vậy, mối lo lạm phát kéo dài là có thật. Cho nên, không còn cách nào khác Fed phải nói thẳng ra rằng phải dùng chính sách tiền tệ cứng rắn để hạ tỷ lệ lạm phát càng nhanh càng tốt. Đương nhiên, quá trình hạ lạm phát không chỉ dừng tại những tháng cuối năm 2022 mà có thể kéo dài đến năm sau.
Quá trình này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý kinh doanh của giới đầu tư. Họ lo lắng không chỉ vì chi phí, tiền lương tăng cao mà quan trọng là phải trả lãi cao cho hàng mua trữ.
Chính vì vậy mà ta thấy cấu trúc nghịch đảo về giá trên sàn - giá tháng giao dịch gần cao hơn tháng xa… kéo dài chưa từng thấy. Các nhà kinh doanh ưu tiên mua giá cao cho hàng giao ngay nhưng độ cách biệt giữa các tháng sau so với tháng giao dịch trước vẫn không mấy như trường hợp giá tháng 11/22 sàn London cách biệt tháng 11/23 chỉ 79 USD/tấn, mỗi tháng chi phí chưa đến 7 USD/tấn. Điều này làm cho ta thấy rằng, do ưu tiên mua hàng giao ngay mà để (tạm) quên kế hoạch dài ngày, cho nên, sức mua xa giảm nhiều ảnh hưởng đến lượng mua bán hàng thực của các nhà xuất nhập khẩu.
Cách kinh doanh ấy đã làm cho giá cà phê cũng như các sàn nông sản khác tăng mạnh, nhưng sẽ rất không bền vững. Cách kinh doanh này rất phụ thuộc vào tâm lý lo lắng của giới đầu tư tài chính và đôi khi rất tùy hứng.
Tuần trước, khi bật khỏi đỉnh 2.270, giá sàn robusta đã vút lên cao, tăng mạnh như không thể ghìm vì vượt luôn cà 2.313 lập ngày 23/12/21. Nhưng rồi cũng đứng lại ở 2.255 và nhanh chóng quay xuống. Tuy vậy, vẫn chưa thể xác định chính xác đấy là một cú đảo hướng.
Như vậy, nếu như London tuần này để mất 2.258 khi đóng cửa, thì khả năng giá kéo về quanh vùng hỗ trợ cực kỳ quan trọng 2.215. Một khi mất vùng này, các yếu tố tích cực mới đây sẽ bị hóa giải.