Giá cà phê hôm nay 21/6/2023
Giá cà phê thế giới đồng loạt sụt giảm mạnh trước áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn. Giá cà phê robusta quay đầu sau nhiều phiên tăng mạnh, trong khi arabica rớt giá thảm sau phiên đóng cửa nghỉ lễ đầu tuần.
Tin liên quan |
Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng |
Diễn biến thị trường hiện tại là điều tất yếu sau khi các quỹ và đầu cơ cần thanh lý do đã vào vùng quá mua, trong thị áp lực bán hàng vụ mới từ Brazil không hề nhỏ và áp lực thanh lý, cân đối, điều chỉnh vị thế trước đáo hạn hợp đồng quyền chọn đã cận kề.
Tuy nhiên, giá cà phê nói chung vẫn duy trì ở mức cao do báo cáo tồn kho của ICE tiếp tục đứng ở mức thấp khiến thị trường tiêu dùng vẫn còn nguyên nỗi lo thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.
Bloomberg cho biết các nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới đang trì hoãn việc mua hạt cà phê từ Brazil khi họ sử dụng hết kho dự trữ tích lũy trong đại dịch và chờ giá giảm. Thông tin này gây áp lực lên giá cà phê arabica.
Giá cà phê trong nước hôm nay 21/6 giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: praguemonitor) |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London quay đầu giảm. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 7/2023 giảm 26 USD, giao dịch tại 2.807 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 9 giảm 13 USD, giao dịch tại 2.770 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Sàn giao dịch cà phê arabica kỳ hạn tại New York giảm mạnh, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York chốt phiên cuối tuần qua ở kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 7,45 Cent, giao dịch tại 177,45 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2023 giảm 4.65 Cent, còn 1176,1 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 21/6 giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Đồng USD tiếp nối đà tăng của cuối tuần trước. Các nhà đầu tư hiện đang theo dõi chặt chẽ phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Fed Jerome Powell, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21 và 22/6 tuần này để nắm rõ hơn về lộ trình lãi suất trong tương lai của Mỹ. Mặc dù Fed không tăng lãi suất trong tháng 6 này nhưng không có nghĩa là chu kỳ tăng lãi suất của Fed đã kết thúc. Cùng với sự điều chỉnh lãi suất tiền tệ của nhiều NHTW trên thế giới, hầu hết thị trường dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0.25% vào cuộc họp tháng tới .
Giá cà phê robusta được hỗ trợ bởi nguồn cung hạn chế hơn ở Việt Nam và nhu cầu vẫn nóng từ các nhà rang xay. Thị trường cũng lo ngại về sản xuất ở Indonesia, có thể bị ảnh hưởng do mưa quá nhiều.
Trên thị trường, các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu động lượng tăng vẫn còn. Tuy nhiên, RSI đang nằm sâu trong vùng quá mua ở mức 74,56%, nên khả năng trong phiên có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm. Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê robusta giằng co tích lũy trong biên độ 2755 – 2800. Cần lưu ý vùng giá 2715 – 2720, nếu mất vùng giá này cà phê robusta có thể thiết lập xu hướng giảm trở lại.
Theo phân tích kỹ thuật trên thị trường arabica, đường MACD đã giao nhau nhưng xu hướng giá chưa rõ nét. Dự kiến trong ngắn hạn giá Arabica giằng co tích lũy trong biên độ 180 – 185. Cà phê Arabica cần vượt qua và duy trì trên vùng 181 – 182 để lấy đà tăng tiếp. Ngược lại, nếu để mất mức 180 thì xu hướng giảm có thể được thiết lập.
| Giá vàng hôm nay 21/6/2023: Giá vàng lao dốc, đồng USD mạnh lên, nhiều yếu tố tiêu cực, vàng sẽ giảm sâu? Giá vàng hôm nay 21/6/2023 đi xuống khi giới đầu tư vẫn giữ lập trường thận trọng trước thềm phiên điều trần trong tuần này ... |
| Trung Quốc ‘tấn công’ Đức bằng đòn quyến rũ, châu Âu đã lung lay? Chuyến công du châu Âu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường được giới quan sát nhìn nhận là cách Bắc Kinh tìm con đường ... |
| Giá cà phê hôm nay 20/6/2023: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, trong nước lên 67.000 đồng/kg, đà tăng giá còn tiếp diễn? Đà tăng giá cà phê robusta được dự báo sẽ còn tiếp diễn, khi sản lượng cà phê của Việt Nam năm nay thấp nhất ... |
| RCEP chính thức có hiệu lực đầy đủ, toàn diện - tất cả 15 nước thành viên 'mở toang cửa' và tăng cường hợp tác Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực toàn diện từ ngày 2/6/2023. Sự kiện này đánh ... |
| Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng Chủ ngân hàng quyền lực hàng đầu nước Nga cho rằng, nguy hiểm hơn cả Chiến tranh Lạnh, chính “cuộc xung đột nóng” đang đưa ... |