Trung Quốc quyết ‘tấn công’ Đức bằng đòn quyến rũ, châu Âu cũng phải lung lay?

Minh Anh
Global Times bình luận, sự kiện Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường công du Đức, Pháp đã tạo nên cơ hội hiếm có để loại bỏ những tác động từ bên trong và bên ngoài, đồng thời giải tỏa những suy nghĩ phức tạp và mẫu thuần của châu Âu về Trung Quốc. Châu Âu không nên bỏ lỡ cơ hội này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chuyến công du châu Âu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường được giới quan sát nhìn nhận là cách Bắc Kinh tìm con đường ngắn hơn, nhằm tăng cường quan hệ với hai “anh cả” Đức, Pháp trước sức ép ngày một gia tăng từ Mỹ.

Đối với Đức, Pháp và châu Âu nói chung, chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sau khi thành lập chính phủ mới (tháng 3/2023) không chỉ là hành trình thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống và làm sâu sắc thêm sự hợp tác, mà còn là chuyến thăm quan trọng để thực hiện đề xuất của nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc - đẩy mạnh phát triển quan hệ Trung Quốc-châu Âu.

Ông Lý Cường cũng sẽ thăm chính thức nước Pháp, ngay sau đó và dự Hội nghị cấp cao về Hiệp ước Tài chính toàn cầu mới (ngày 22 và 23/6).

Trung Quốc ‘tấn công’ châu Âu bằng đòn quyến rũ. (Nguồn:. (Nguồn: AP)
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier (phải) chào đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Cung điện Bellevue ở Berlin, Đức, ngày 19/6. (Nguồn: AP)

Trung Quốc sẵn sàng là bên nỗ lực hết sức

Điều đáng chú ý hơn về chuyến thăm hai cường quốc châu Âu của Thủ tướng Lý Cường là nó diễn ra ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào tháng 4 và chuyến công du nền kinh tế số 1 châu Á của Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào cuối năm 2022.

Tin liên quan
Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng

Global Times bình luận, sự kiện đã tạo nên cơ hội hiếm có để loại bỏ những tác động từ bên trong và bên ngoài, đồng thời giải tỏa những suy nghĩ phức tạp và mẫu thuần của châu Âu về Trung Quốc. “Châu Âu không nên bỏ lỡ cơ hội này” là lời khuyên của Global Times

Tờ báo Trung Quốc nhấn mạnh rằng, đây không phải cái gọi là “đòn tấn công quyến rũ” của Trung Quốc đối với châu Âu và Bắc Kinh cũng chưa từng lợi dụng châu Âu. Nói một cách đơn giản, tâm lý chân chính và đơn giản nhất của Bắc Kinh là họ thực sự không muốn nhìn thấy một đối tác chiến lược, không có xung đột lợi ích cơ bản nhưng bị “lung lay” bởi tác động từ bên ngoài và những cảm xúc thiếu lý trí từ bên trong thúc đẩy, đi theo hướng gây ra thiệt hại thay vì cùng có lợi.

Để tránh tình trạng này, Trung Quốc sẵn sàng là bên nỗ lực hết sức.

Và trên thực tế, ngay sau khi đến Berlin vào tối Chủ nhật (18/6), Thủ tướng Lý Cường đã gặp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, hội đàm với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đức và đồng chủ trì cuộc tham vấn liên chính phủ Trung Quốc-Đức lần thứ bảy với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Thủ tướng Trung Quốc đã trực tiếp truyền đạt thiện chí và sự chân thành của quốc gia Đông Bắc Á, đồng thời giải thích quan điểm của Bắc Kinh về một loạt vấn đề lớn. Ông Lý Cường đã làm nổi bật rằng, giữa Trung Quốc và Đức không có xung đột lợi ích cơ bản, rủi ro lớn nhất giữa hai nước là không hợp tác và hiểm họa an ninh lớn nhất là không phát triển.

Ông Lý Cường khẳng định, Tham vấn liên chính phủ Trung-Đức lần thứ bảy là lần kết nối toàn diện đầu tiên sau khi chính phủ mới của hai nước được thành lập, Bắc Kinh sẵn sàng trao đổi thẳng thắn và sâu sắc với Berlin trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung, gác lại bất đồng và cùng có lợi.

Từ đó, hai bên đi sâu khai thác tiềm năng hợp tác, xử lý ổn thỏa bất đồng và khác biệt, làm phong phú thêm nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai bên, phát đi tín hiệu tích cực và mạnh mẽ về việc duy trì sự ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng quốc tế cũng như hòa bình và thịnh vượng của thế giới.

Dường như những nỗ lực trên đã có tác dụng tích cực. Biểu hiện trực tiếp nhất của chuyến thăm là dư luận châu Âu về Trung Quốc đã trở nên thực dụng và hợp lý hơn, ít nhất là trong ngắn hạn. Trong đó, lãnh đạo các doanh nghiệp đã trở nên đặc biệt nhiệt tình. Thủ tướng Scholz cho biết, Đức bác bỏ mọi hình thức tách rời và giảm rủi ro, chứ không "chia tách" với Trung Quốc.

Theo các báo cáo, hai nước đã ký kết hơn 10 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực, bao gồm sản xuất tiên tiến và bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sự đồng thuận hơn nữa trong hợp tác giải quyết biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển xanh, cùng nhiều lĩnh vực khác.

Thông điệp thực tế này đã làm tăng niềm tin rằng, quan hệ Trung Quốc-châu Âu và sự hợp tác thực chất giữa hai bên vẫn có triển vọng tươi sáng.

Trước đó, giới quan sát cho rằng, quan hệ Trung Quốc-châu Âu đã có dấu hiệu rạn nứt. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở châu Âu trong năm 2022 đạt hơn 8,6 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2021 và là mức thấp nhất trong một thập niên, theo công ty tư vấn Rhodium Group ở New York.

Đức - cường quốc công nghiệp của châu Âu, trong những tháng gần đây đã dịch chuyển dòng chảy thương mại ra xa Trung Quốc và hướng về Mỹ. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc giảm 12% trong ba tháng đầu năm nay, xuống mức hơn 26 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu của Đức sang Mỹ tăng 14% trong cùng giai đoạn, lên hơn 43 tỷ USD, theo cơ quan thống kê liên bang Đức.

Tờ Global Times nhấn mạnh, không còn nghi ngờ gì nữa, có sự khác biệt giữa Trung Quốc và châu Âu về một số vấn đề, một số vấn đề cũ và cả những vấn đề mới. Trở ngại lớn nhất chắc chắn là ở cấp độ chính trị, cũng như ý thức hệ và một số lực lượng chống Trung Quốc sẽ không bỏ qua các cơ hội gây ồn ào. Chúng ta phải làm hết sức mình, nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng “đón nhận” sự phức tạp và những khúc ngoặt trong quan hệ Trung Quốc-châu Âu hiện tại và tương lai.

Trên thực tế, cái mác “mềm mỏng với Trung Quốc” vẫn là trở ngại không dễ dàng vượt qua đối với phần lớn chính trị gia ở một số nước châu Âu. Điều này có thể đặt họ vào thế bị động về chính trị, vì vậy, họ thường chọn cách thỏa mãn tâm lý dân túy hơn. Họ cũng có thể phải thỏa hiệp, điều này chắc chắn sẽ tạo ra những khó khăn không cần thiết cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.

Trung Quốc-châu Âu đã đến gần nhau hơn?

Về lý thuyết, những hiểu lầm và nhận thức sai lầm hầu hết có thể được giải quyết thông qua tăng cường giao tiếp và trao đổi, Bắc Kinh đang nỗ lực áp dụng điều này trong quan hệ với Berlin. Trong chuyến thăm châu Âu này, Thủ tướng Trung Quốc đã nỗ lực bày tỏ thiện chí, tăng cường giao tiếp và trao đổi mạnh mẽ. Đáp lại, thông điệp "rủi ro lớn nhất là bất hợp tác và mối nguy hiểm an ninh tiềm ẩn lớn nhất là không phát triển" của ông Lý đã nhận được rất nhiều sự chú ý ở châu Âu.

Như vậy, có thể nói, con đường hợp tác để phát triển quan hệ Trung Quốc-châu Âu đang ngắn dần hơn?

Có vẻ như khó khăn lớn nhất của châu Âu hiện nay không phải là có nên hợp tác với Trung Quốc hay không mà là xác định vị trí hợp tác ở đâu?

Tờ báo Trung Quốc bình luận, Bắc Kinh sẽ vẫn lo ngại một thực tế rằng, một khi sự hợp tác cùng có lợi bị thay thế bằng chính trị hóa, hệ tư tưởng và an ninh toàn diện, thì chắc chắn môi trường hợp tác sẽ bị ảnh hưởng, phạm vi hợp tác sẽ bị thu hẹp đáng kể, cho dù hai bên có muốn hay không.

Từ góc độ đó, châu Âu cần làm rõ hơn về mặt nhận thức, vì bỏ lỡ cơ hội có nghĩa là phi hợp tác, phi ổn định và giảm phát triển, tờ Global Times nêu.

Bắc Kinh đang thay đổi, châu Âu đang thay đổi và quan hệ Trung Quốc-châu Âu cũng vậy. Mối quan hệ Trung Quốc-châu Âu không phải là quay trở lại quá khứ, cũng không thể quay ngược lại quá khứ, mà là tiến lên phía trước.

Tiến về phía trước đòi hỏi sự nỗ lực chung của cả hai bên để liên tục kiểm soát các thay đổi. Trong khi bí quyết để làm chủ các thay đổi là bám sát các nguyên tắc quan trọng sẽ tạo nên sự hợp tác ổn định, đó là các nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, tìm kiếm điểm chung, nhưng bảo lưu sự khác biệt và đối xử bình đẳng với nhau là những yếu tố không thể xâm phạm.

Chừng nào những nguyên tắc này không thay đổi, thì tương lai quan hệ Trung Quốc-châu Âu vẫn đáng được trông đợi.

Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng

Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng

Chủ ngân hàng quyền lực hàng đầu nước Nga cho rằng, nguy hiểm hơn cả Chiến tranh Lạnh, chính “cuộc xung đột nóng” đang đưa ...

Giá vàng hôm nay 21/6/2023: Giá vàng lao dốc, đồng USD mạnh lên, nhiều yếu tố tiêu cực, vàng sẽ giảm sâu?

Giá vàng hôm nay 21/6/2023: Giá vàng lao dốc, đồng USD mạnh lên, nhiều yếu tố tiêu cực, vàng sẽ giảm sâu?

Giá vàng hôm nay 21/6/2023 đi xuống khi giới đầu tư vẫn giữ lập trường thận trọng trước thềm phiên điều trần trong tuần này ...

Giá cà phê hôm nay 20/6/2023: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, trong nước lên 67.000 đồng/kg, đà tăng giá còn tiếp diễn?

Giá cà phê hôm nay 20/6/2023: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, trong nước lên 67.000 đồng/kg, đà tăng giá còn tiếp diễn?

Đà tăng giá cà phê robusta được dự báo sẽ còn tiếp diễn, khi sản lượng cà phê của Việt Nam năm nay thấp nhất ...

RCEP chính thức có hiệu lực đầy đủ, toàn diện - tất cả 15 nước thành viên 'mở toang cửa' và tăng cường hợp tác

RCEP chính thức có hiệu lực đầy đủ, toàn diện - tất cả 15 nước thành viên 'mở toang cửa' và tăng cường hợp tác

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực toàn diện từ ngày 2/6/2023. Sự kiện này đánh ...

Báo Thế giới & Việt Nam nhận Bằng khen về Truyền thông cơ chế chính sách phát triển kinh tế-xã hội Vùng

Báo Thế giới & Việt Nam nhận Bằng khen về Truyền thông cơ chế chính sách phát triển kinh tế-xã hội Vùng

Vinh dự là 1 trong 8 tập thể nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư về truyền thông cơ chế ...

(theo Global Times, WSJ)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động