Tổng biên tập Báo Thế giới & Việt Nam Nguyễn Trường Sơn, cùng các tập thể tiêu biểu nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về truyền thông cơ chế chính sách phát triển kinh tế-xã hội Vùng . |
Như đánh giá của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, các thông tin truyền tải đến được với người dân, công chúng và toàn thể hệ thống là nhờ mạng lưới truyền thông Chính phủ trong đó có mạng lưới truyền thông của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
“Chúng tôi đánh giá cao các bạn nhà báo không chỉ làm việc với tinh thần chuyên nghiệp, tận tụy, tự nguyện mà còn lan tỏa được ngọn lửa nhiệt huyết, nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban tổ chức, của Bộ KH&ĐT ra xã hội.
Những nỗ lực lan tỏa âm thầm này, góp phần lan tỏa thông tin rộng và sâu, tạo nên các cây cầu kết nối thông tin và tri thức, giúp xã hội và người dân hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; và quan trọng hơn, góp phần quan trọng tạo sự thống nhất cao, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị và đổi mới tư duy của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của từng vùng, từ đó tạo sự thống nhất trong hành động, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu các Nghị quyết của Bộ chính trị”, Thứ trưởng phát biểu.
Ngày 20/6, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Lãnh đạo Bộ đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về truyền thông cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội Vùng cho 8 tập thể và 42 cá nhân, nhằm tôn vinh các tập thể và cá nhân tiêu biểu, trong đó có Báo Thế giới và Việt Nam - là cầu nối trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người, tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy thu hút đầu tư của các địa phương trong vùng đến với bạn bè, doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh, nhìn lại các chuỗi hội nghị vùng, việc tập trung làm nổi bật "Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới" trong cách tiếp cận vùng và cách tổ chức hội nghị nghị từ họp báo, đến thông cáo báo chí, xây dựng video, đến các tin, bài, truyền tải, đánh giá hiệu ứng trước, trong, sau sự kiện từ góc nhìn truyền thông đã góp phần tô đậm ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của từng vùng, mở ra cơ hội mới cho phát triển các vùng kinh tế - xã hội, sự năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển của cả nước.
Dịp này, thay mặt Lãnh đạo Bộ KH&ĐT, Thứ trưởng Trần Duy Đông gửi lời chúc mừng tới các nhà báo theo dõi mảng kinh tế vĩ mô nói chung và Bộ KH&ĐT nói riêng.
“Đây là dịp để chúng ta tiếp tục tôn vinh, tri ân và tự hào về truyền thống vẻ vang của đội ngũ những người làm báo. Thay mặt Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi thân ái xin gửi tới các nhà báo lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin gửi lời cảm ơn đến các nhà báo, phóng viên trong suốt thời gian qua đã đồng hành, hỗ trợ Bộ xây dựng mạng lưới truyền thông, đưa đường lối, chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước đến doanh nghiệp, người dân và xã hội”, Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu.
Đây là một trong các hoạt động thiết thực Bộ KH&ĐT hướng tới kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023).
Thời gian qua, Bộ KH&ĐT đã chủ động, tích cực tham mưu cho Đảng, Chính phủ các cơ chế, chính sách đúng, trúng, kịp thời, hiệu quả để vượt qua các khó khăn, thách thức, hoàn thành các mục tiêu đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Đáng chú ý, trong nhiệm kỳ này, gần đây, Bộ đã chủ trì tham mưu Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23- NQ/TW ngày 6/10/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030 tầm nhìn 2050; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 tầm nhìn 2050 và trình Chính phủ ban hành 6 Nghị quyết của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng.
Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ mà Chính phủ giao, Bộ đã phối hợp với các địa phương tổ chức thành công chuỗi các Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về vùng nêu trên và kết hợp xúc tiến đầu tư vào vùng. Đây là các hoạt động hết sức có ý nghĩa với mục tiêu đưa các Nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, thực hiện xúc tiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước và huy động các nguồn lực ODA của các nhà tài trợ vào các công trình dự án cụ thể nêu tại Nghị quyết. Sau các Hội nghị này, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển vùng.
Thực tế cho thấy, các hội nghị được đổi mới cách làm tổ chức "3 trong 1", không chỉ với mục đích công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, mà còn xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các đối tác phát triển trong việc đồng hành với Chính phủ trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của các vùng.
Triển lãm ảnh nghệ thuật và gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong từng vùng là điểm nhấn thu hút, tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp, đối tác phát triển và người dân.
Sau từng hội nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo tạo được sự đồng thuận các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm có: đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận của hệ thống chỉnh trị trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện từng nghị quyết; phát triển nhanh, bền vững tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng; tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển liên kết vùng; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
| Vai trò của báo chí đối ngoại trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Báo chí nói chung và lực lượng báo chí đối ngoại đóng vai trò quan trọng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc bảo ... |
| Thế giới tiếp tục lo lắng về những 'cơn gió ngược', kinh tế Việt Nam có trụ đỡ vững chắc Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Lê Trung Hiếu nhận định, với một quốc gia có độ mở lớn như Việt Nam thì ... |
| Phát huy tiềm năng, nguồn lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững Ngày 16/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Báo điện ... |
| OECD khẳng định tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong phát triển kinh tế theo hướng xanh và bền vững Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị OECD tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ tư vấn chính sách giúp Việt Nam tái cơ ... |
| Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6): Nghĩ về báo chí hiện đại và quản trị công Kỷ nguyên số cũng đồng thời tạo ra những đối thủ cho thiết chế báo chí. Đáng kể nhất là sự cạnh tranh đến từ ... |