📞

Giá cà phê hôm nay 22/11: Giá arabica tăng vọt, robusta có thể còn bị kéo xuống, quan điểm tài chính bế tắc, thị trường lúng túng

Gia An 05:19 | 22/11/2022
Phát biểu của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ và EU chưa thể giúp ổn định thị trường khi tất cả đều lo “dập” lạm phát với cường độ không thua gì các chính phủ tập trung dập Covid-19.
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/11 tăng 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Giá cà phê hôm nay 22/11

Giá cà phê arabica vụt tăng mạnh trong phiên đầu tuần. Thông tin về nguồn cung arabica chính là Brazil và Colombia giảm mạnh có thể đã tác động lên thị trường. Xuất khẩu nhóm cà phê arabica Brazil đã giảm 4,3% so với vụ trước xuống còn 37,8 triệu bao, với ghi nhận lượng cà phê nhân xanh xuất khẩu giảm 12,5% trong niên vụ vừa qua.

Brazil đã thu hoạch một vụ mùa nhỏ hơn do “trái vụ” cà phê arabica, trong khi xuất khẩu cũng gặp khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển và cước phí tăng cao.

Trong khi đó xuất khẩu nhóm arabica Colombia cũng giảm tới 7,1% so với niên vụ trước xuống còn 12,14 triệu bao, mức thấp nhất kể từ năm 2015. Do thời tiết bất lợi làm giảm nguồn cung, sản lượng cà phê của Colombia trong niên vụ 2021-2022 ước tính chỉ đạt 11,7 triệu bao, giảm tới 13% so với niên vụ trước đó.

Giá cà phê robusta tại sàn London vẫn chưa thoát khỏi vùng bán quá mức. Theo phân tích kỹ thuật của các chuyên gia, nếu như không giữ được mức giá 1.787 USD để đi lên, với điều kiện vượt khỏi 1.795 USD, giá robusta có thể lại bị kéo xuống cho đến 1.740 trong tuần này.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê robustas tăng 2,6% so với niên vụ trước lên mức 42,2 triệu bao. Việt Nam và Ấn Độ là hai nước xuất khẩu đạt mức tăng trưởng nổi bật trong niên vụ 2021-2022.

Tính đến ngày 16/11, tồn kho đạt chuẩn trên hai sàn như sau: robusta London đạt 87.430 tấnso với 10/11 là 90.170 tấn; sàn arabica New York đạt 485.369 bao hay 29.122 tấn so với 448.704 bao tức 26.922 tấn trước đóThời điểm cuối vụ cũ, lớp tồn kho này của robusta đếm được 93.700 tấn và arabica 25.571 tấn. Hiện còn 577.099 bao tức hàng đợi kiểm định đạt chuẩn còn lớn hơn khối lượng đã được chấp nhận.

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (ngày 21/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London không có nhiều biến động, kỳ hạn giao hàng tháng 1/2023 tăng 1 USD (0,06%), giao dịch tại 1.812 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 1 USD (0,06%), giao dịch tại 1.788 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu tăng mạnh. Kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 5,30 Cent (3,42%), giao dịch tại 160,4 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 5,05 Cent/lb (3,34%), giao dịch tại 160,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 22/11 tăng 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

1.872

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

39.600

+ 100

LÂM ĐỒNG

39.100

+ 100

GIA LAI

39.500

+ 100

ĐẮK NÔNG

39.600

+ 100

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn còn khá kiên định với mục tiêu tăng lãi suất điều hành trong kỳ họp chính sách tháng 12/2022 và năm 2023. Thống đốc Ngân hàng Trung ương EU (ECB), bà Christine Lagarde cũng khẳng định, ECB còn phải tăng lãi suất “thêm”, và khả năng cao cũng là một đợt tăng lãi suất nữa trong kỳ họp tới vào tháng 12/2022, với "mục tiêu khó" là giảm lạm phát hàng hóa và dịch vụ xuống 2%.

Trong khi đó, nước Anh chính thức xác nhận nền kinh tế rơi vào suy thoái. Cuộc xung đột Nga-Ukraine làm xấu thêm tình hình khi nền tài chính công xấu dần từ tháng 3/22, chi phí đi vay cao hơn và chi tiêu công tăng.

Tại Mỹ, giới đầu tư tài chính đang gặp khó khăn với việc dự đoán những biến động trên thị trường nói chung. Thể hiện rõ ràng nhất là chỉ số USDX tăng giảm hết sức thất thường và cực đoan.

Trong khi đó, quan điểm về chính sách tài chính của Fed dường như vẫn bế tắc, với các ý kiến xung đột từ các lãnh đạo. Việc tăng 50 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách tháng 12 vẫn còn nhiều tranh cãi. Mỗi người một quan điểm, khiến thị trường tài chính lúng túng, không biết nên xoay quanh trục nào để điều động và vận hành đồng vốn. Giá chứng khoán và hàng hóa cũng đi xuống cũng xuất phát từ tình hình này.