Giá cà phê hôm nay 22/8/2023
Giá cà phê thế giới điều chỉnh tăng nhẹ trên cả hai sàn New York và London khi đồng USD phần nào hạ nhiệt. Tiếp thêm đà tăng trên 2 sàn là thông tin tồn kho tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang chịu ảnh hưởng mạnh từ triển vọng mùa vụ tích cực tại Brazil giúp nguồn cung toàn cầu được củng cố. Đây mới là yếu tố chính gây áp lực lên giá cà phê trong tuần qua và ngắn hạn.
Tin liên quan |
Bạo tay 'vung tiền' cho quân sự, ngân quỹ Ukraine bay hơn một nửa, ai sẽ thanh toán hóa đơn? |
Theo thống kê sơ bộ từ CECAFE (Hiệp hội những nhà xuất khẩu cà phê Brazil), chỉ trong 16 ngày đầu tháng 8, Brazil đã xuất khẩu được 400.200 bao cà phê robusta loại 60kg. Đây là mức xuất khẩu robusta cao nhất so với cùng kỳ các tháng. Việc Brazil đẩy mạnh xuất khẩu cà phê robusta đã xoa dịu lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường thế giới.
Trong khi đó, Brazil đã xuất khẩu hơn 1,4 triệu bao cà phê arabica dạng hạt loại 60kg, tăng 26% so với mức được vận chuyển ra nước ngoài trong cùng kỳ tháng trước. Đồng thời, tổng lượng cà phê vận chuyển trong 18 ngày đầu tháng 8 đạt hơn 2 triệu bao, tăng khoảng 500 nghìn bao so với cùng kỳ tháng trước.
Ngoài ra, tỷ giá USD/Brazil tăng tuần thứ 3 liên tiếp cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu bán hàng của nông dân Brazil, từ đó gây thêm sức ép lên giá cà phê.
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/8 tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (ngày 21/8) trên sàn kỳ hạn quốc tế, giá cà phê đồng loạt tăng nhẹ trên cả hai sàn. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 9/2023 tăng 14 USD, giao dịch tại 2.558 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11 tăng 13 USD, giao dịch tại 2.366 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 9/2023 tăng nhẹ 0,1 Cent, giao dịch tại 147,55 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2023 tăng 0,8 Cent, giao dịch tại 150,80 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng cao ở kỳ giao hàng tháng 12.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/8 tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Thông tin tồn kho trên hai sàn phái sinh New York và London tiếp tục giảm mạnh. Theo Công ty tư vấn HedgePoint Global Market, trong tháng 7/2023 Liên minh Châu Âu (EU) đã nhập khẩu 230.000 bao cà phê Conilon robusta từ Brazil không qua sàn London đấu giá để giảm bớt các loại chi phí.
Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 8, cả nước xuất khẩu 37.400 tấn cà phê, thu về kim ngạch đạt 110,8 triệu USD; giảm 23,3% về lượng và giảm 3,5% về giá trị so với cùng kỳ tháng trước. Tính đến giữa tháng 8/2023, ước tính xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm khoảng 4% so với cùng kỳ.
Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 1,54 triệu tấn cà phê, tương đương kim ngạch 2,81 tỷ USD, giảm 20% về lượng nhưng tăng gần 5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái do giá xuất khẩu cà phê tăng cao.
Theo Financial Times, ước tính đến năm 2050, lượng tiêu thụ cà phê sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại ở mức 6 tỷ cốc/ngày.
Một nghiên cứu của Trung tâm Đầu tư bền vững Columbia cũng cho thấy nguồn cung cà phê thế giới đến năm 2030 cần phải tăng thêm 25%.
Một số chuyên gia ước tính đến năm 2050, một nửa diện tích trồng cà phê hiện tại không còn thích hợp với loại cây này. 4/5 quốc gia trồng cà phê lớn nhất thế giới bao gồm Brazil, Việt Nam, Colombia và Indonesia có thể sẽ phải thu hẹp diện tích.
| Giá cà phê hôm nay 20/8/2023: Giá cà phê trái chiều phiên cuối tuần, thông tin mới về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung? Thị trường cà phê ngày ngày càng mở rộng, ước tính đến năm 2050, lượng tiêu thụ cà phê sẽ tăng gấp đôi so với ... |
| Giá cà phê hôm nay 21/8/2023: Giá cà phê robusta giảm rất mạnh trong tuần qua, tồn kho vẫn giảm, đà tăng giá chững lại? Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự báo niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6% lên 98,6 ... |
| Kinh tế Mỹ: Khả năng 'hạ cánh mềm', Fed tiếp tục giữ lãi suất cao, động lực tăng trưởng 'trông cậy' hết vào tiêu dùng Các nhà kinh tế ngày càng lạc quan hơn về việc Mỹ có thể tránh được kịch bản suy thoái, với lạm phát hạ nhiệt ... |
| Tương lai của BRICS? Đáp ứng mối quan tâm và nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi, thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu, BRICS đang ... |
| Bạo tay 'vung tiền' cho quân sự, ngân quỹ Ukraine bay hơn một nửa, ai sẽ thanh toán hóa đơn? Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Saudi Arabia là những nước dẫn đầu thế giới về chi tiêu quân sự. Nhưng nếu tính tỷ ... |