Nhỏ Bình thường Lớn

Giá cà phê hôm nay 23/4: Tăng giảm trái chiều; Việc bán hàng từ Việt Nam gặp khó; Nhu cầu tiêu thụ có thể giảm mạnh

Giá cà phê robusta liên tiếp có 3 phiên tăng mạnh trước phiên điều chỉnh ngày hôm nay, do USD yếu và tình trạng thiếu container khiến việc bán hàng từ Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Covid-19 vẫn là yếu tố khiến nhu cầu tiêu thụ có khả năng sụt giảm mạnh.
Giá cà phê hôm nay 23/4
Giá cà phê trên 2 sàn phái sinh vẫn diễn biến trái chiều nhau. (Nguồn: Lecafebmt)

Diễn biến giá cà phê hôm nay 23/4

Giá cà phê trên 2 sàn phái sinh vẫn diễn biến trái chiều nhau. Ghi nhận của TG&VN lúc 1h15 ngày 23/4 (giờ Việt Nam), giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm nhẹ 2 USD, tức khoảng 0,14%, xuống 1.408 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 3 USD, tức giảm 0,21 %, xuống 1.424 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 bật tăng mạnh 2,1 Cent, tức 1,59%, lên 134,3 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng 1,95 Cent, tức giảm 1,45%, lên 136,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trên trung bình.

Phân tích kỹ thuật: Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm nhẹ với khoảng dao động đúng như dự đoán trước đó của giới phân tích.

Một loạt các thông tin tiêu cực về dịch Covid-19 đang bao trùm lên thị trường. Ấn Độ ghi nhận hơn 250,000 ca dương tính mới cùng 1.700 ca tử vong. Trong khi đó, Nhật Bản phải tuyên bó tình trạng khẩn cấp với 3 thành phố lớn Tokyo, Osaka, Hyogo từ ngày 29/4 - 9/5, thời điểm trùng với đợt nghỉ lễ “Tuần lễ Vàng” khiến cho nhu cầu tiêu thụ có khả năng sụt giảm mạnh.

Về mặt kỹ thuật, đường MA20 và đướng Tenkan của chỉ báo lchimoku đang làm khá tốt vai trò hỗ trợ. Bên cạnh đấy, đường MACD đang có dấu hiệu có khả năng cắt lên trên đường Signal cho thấy xác suất tăng vẫn nhỉnh hơn. Các chuyên gia phân tích MXV dự đoán, giá sẽ tiếp tục kiểm tra lại mức kháng cự tâm lý 135 Cent và có thể giằng co với biên độ 2 Cent quanh mức này từ nay đến hết tuần.

Trước khi giảm, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đã tăng phiên thứ 3 liên tiếp, nhờ đồng USD yếu và tình trạng thiếu container khiến việc bán hàng từ Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Giá đã vượt lên trên mức kháng cự tâm lý quan trọng 1.400 và vùng mây kumo giúp cho tâm lý thị trường có phần tích cực hơn và có thể đẩy giá lên đến mức 1.440 —- tương ứng với mức Fibo 61.8% - trong 1, 2 phiên tới.

Giá cà phê trong nước hôm nay không có nhiều biến động so với hôm qua

Giá cà phê trong nước hôm nay 23/4, thu mua tại các địa phương trọng điểm.

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Lâm Hà ROBUSTA

32.100 (VNĐ/Kg)

— Bảo Lộc ROBUSTA

32.000

— Di Linh ROBUSTA

32.100

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

33.100

— Ea H'leo ROBUSTA

32.900

— Buôn Hồ ROBUSTA

32.900

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

32.800

— Ia Grai ROBUSTA

32.800

— Chư Prông ROBUSTA

32.700

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

32.700

— Gia Nghĩa ROBUSTA

32.800

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

32.600

HỒ CHÍ MINH

— R1

34.300

Tham khảo giá cà phê tươi thu mua tại một số địa phương trọng điểm tại phiên giao dịch liền trước (ngày 22/4), thị trường giao dịch trong khoảng 32.000 - 33.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà và Di Linh ở mức 32.100 đồng/kg, Bảo Lộc thu mua ở 32.000 đồng/kg.

Tại Đắk Lắk, huyện Cư M'gar giá cà phê thu mua ở mức 33.100 đồng/kg. Tại Ea H'leo và Buôn Hồ có giá 32.900 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, huyện Chư Prông đang ở mức 32.700 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai là 32.800 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, huyện Gia Nghĩa cà phê tươi thu mua ở 32.800 đồng/kg và Đắk R'lấp là 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Hà, tỉnh Kon Tum giao dịch ở 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê R1 giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh có giá 34.300 đồng/kg.

TIN LIÊN QUAN
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (16-22/4): Mỹ có đối tác hàng đầu khác, Trung Quốc bị ‘thay thế’ trong chuỗi cung ứng mới, IMF phân bổ quyền rút vốn
Giá cà phê hôm nay 22/4: Robusta duy trì đà tăng, cẩn trọng với áp lực chốt lời và lực bán kỹ thuật
Giá cà phê hôm nay 21/4: Tăng trở lại, hai sàn phái sinh đồng loạt 'bật màu xanh', đà tăng có bền?
Bidenomics và sức mạnh dẫn dắt kinh tế toàn cầu
Chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi thế nào sau sự cố Kênh đào Suez?

Tin cũ hơn