Giá cà phê trong nước hôm nay 30/6, tăng 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Rodeo West) |
Giá cà phê hôm nay 30/6
Giá cà phê giao dịch trên cả sàn robusta London và arabica New York đồng loạt bật lên mạnh mẽ sau đà giảm liên tiếp trước áp lực từ nguồn cung dồi dào từ nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới - Brazil hiện đang thu hoạch vụ arabica được mùa theo chu kỳ “hai năm một”. Tuy nhiên, tỷ giá đồng nội tệ bất ngờ tăng lên mức cao 5 tuần so với đồng USD đã hạn chế người trồng cà phê Brazil bán hàng vụ mới.
Ở thời điểm hiện tại, giá cà phê arabica tăng vọt rất mạnh kéo theo robusta ra xa khỏi ngưỡng nguy hiểm. Nguyên nhân do tồn kho đạt chuẩn trên sàn New York giảm nhiều và cơ cấu giá đảo nghịch kéo arabica đi lên. Các quỹ hàng hóa tăng mua góp phần đẩy giá cà phê giao kỳ hạn tăng lên mức cao nhất 6 tuần. Mặc dù vậy, giao dịch vẫn đang ở mức thận trọng do giới đầu cơ còn e ngại rủi ro tăng trưởng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hàng hóa.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 29/6 quay đầu tăng mạnh trên cả hai sàn phái sinh, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 32 USD (1,59%), giao dịch tại 2.049 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 29 USD (1,44%) giao dịch tại 2.044 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng rất mạnh 10,50 Cent (4,82%), giao dịch tại 228,25 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 9,7 Cent/lb (4,50%), giao dịch tại 225,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 30/6, tăng 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Giá cà phê còn dư địa tăng do nhiều yếu tố. Xung đột địa chính trị ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế thế giới và khiến lạm phát gia tăng, lãi suất tiền tệ gia tăng ở các nền kinh tế phát triển.
Nguồn cung cấp cà phê arabica chế biến ướt chất lượng cao cho sàn New York chủ yếu từ khối sản xuất Mexico – khu vực Trung Mỹ dường như đã cạn kiệt. Nguyên nhân là do việc đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn giá cao từ đầu năm, cũng như việc vận chuyển và giao hàng thuận lợi hơn từ các nguồn gốc xuất xứ khác.
Ước tính khối sản xuất này cung cấp cà phê arabica chế biến ướt chất lượng cao cho thị trường tiêu thụ toàn cầu xấp xỉ 18 triệu bao mỗi năm. Báo cáo từ Cecafé của Brazil cho biết, vụ thu hoạch cà phê robusta bị chững lại do yếu tố thời tiết không thuận lợi.
Trong khi đó, nhu cầu cà phê nguyên liệu để sản xuất cà phê hòa tan và rang xay cũng tăng cao, có khả năng lên tới 22,5 triệu bao trong năm nay.
Ngoài ra, việc nâng lãi suất điều hành tại các nước tiêu thụ có khả năng ngăn trở các nhà nhập khẩu do phải cân đối tình hình tài chính và chi phí ngân hàng. Nhưng cước tàu mới chính là “biến số” khó đoán nhất của thị trường hàng hóa sau này.
Khảo sát của Reuters về 30 giao dịch tư nhân trong ba tháng qua cho thấy các chủ tàu đang cho thuê tàu theo hợp đồng dài hạn với mức giá cao kỷ lục, trong khi chi phí đặt các chuyến hàng container tăng kỷ lục 30,1% trong tháng 5/22, theo chỉ số cước vận tải biển Xeneta.
| Nga-EU: Dùng 'dao hai lưỡi', Moscow chưa phản đòn, châu Âu đã ‘trọng thương’? Tình hình kinh tế châu Âu có thể còn tiếp tục xấu đi trong nửa cuối năm, bóng ma của tăng trưởng tiêu cực và ... |
| Giá vàng hôm nay 29/6, Giá vàng vẫn mất lợi thế bất chấp vàng Nga bị 'cấm cửa', thị trường sẽ chỉ vỡ òa trong ngày mai? Giá vàng đã bị kẹt giữa kỳ vọng tăng lãi suất mạnh hơn và lo ngại về lạm phát cao kéo dài, nếu chính sách ... |