Giá cà phê trong nước hôm nay 7/10 giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 7/10
Giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn London và New York cùng giảm mạnh khi chỉ số USDX tiếp tục gia tăng đã gây khó cho nhu cầu hàng hóa của các thị trường mới nổi. Trong khi đó, đồng Real giảm nhẹ so với USD khiến người Brasil tiếp tục giảm bán, thị trường nội địa ghi nhận không có sự giao dịch trong mấy ngày qua do mức chênh lệch cộng chưa thỏa đáng.
Tồn kho đạt chuẩn tính đến ngày 29/9 trên hai sàn như sau: robusta London đạt 93.700 tấn tăng so với 93.960 tấn, arabica New York giảm 3 nghìn tấn chỉ còn 435.409 hay 26.125 tấn so với 485.408 bao hay 29.125 tấn tuần trước, là mức thấp nhất tính từ 23 năm trở lại. So với đầu niên vụ (1/10/21), bấy giờ tồn kho đạt chuẩn arabica là 2.076.557 bao hay 124.593,42 tấn và robusta là 122.900 tấn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 33 USD (1,52%), giao dịch tại 2.140 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 28 USD (1,29%), giao dịch tại 2.139 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng khá.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm mạnh 6,95 Cent (3,09%), giao dịch tại 217,7 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 7,0 Cent/lb (3,26%), giao dịch tại 207,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 7/10 giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) bao gồm 23 quốc gia vừa quyết định sẽ cắt giảm sản lượng bớt 2 triệu thùng/ngày, lần cắt giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020, nhằm ổn định giá cả, bất chấp sự phản đối của thị trường vì có thể gây thêm một cú sốc khác cho nền kinh tế toàn cầu vốn đang phải chống chọi với lạm phát do chi phí năng lượng cao.
Không loại trừ khả năng dòng vốn đầu cơ trên các thị trường phái sinh sẽ ồ ạt chảy về mặt hàng dầu thô trong ngắn hạn.
Một đồng USD mạnh khiến giá trị đồng tiền các nước giảm, nhất là các nước tiêu thụ, nên cản trở nhập khẩu. Mặt khác, lạm phát cao cũng làm người tiêu thụ phải đắn đo trước quầy hàng, quán xá. Lãi suất điều hành tại các nước nhập khẩu tăng cao hạn chế nhà kinh doanh gom trữ hàng để bán lâu dài.
Đối với nước xuất khẩu, đồng tiền mất giá sẽ tạo thêm sức ép bán mạnh vì thu nhập tính theo đồng nội tệ lớn hơn.
Nếu kết hợp với yếu tố thặng dư cà phê, thì áp lực bán từ cả 2 phía từ tác động của đồng nội tệ bị mất giá so với USD và bản thân nguồn cung dồi dào. Trường hợp lạm phát tại các nước tiêu thụ và lãi suất điều hành tăng càng gây căng thẳng thêm cho dòng chảy đưa hàng ra thị trường nước ngoài.
Chính vì thế, hàng hóa có khi phải đi lòng vòng trong nước. Hệ quả sẽ là giá cà phê nội địa đôi lúc cao hơn giá mua có thể được nhà nhập khẩu chấp nhận. Điều này sẽ gây ách tắc cho kinh doanh, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung.