Giá cà phê hôm nay 7/7/2023
Giá cà phê thế giới tăng giảm trái chiều, nhưng đều biến động trong biên độ hẹp. Giá cà phê robusta giảm nhẹ, arabica tăng nhẹ. Nhìn chung cà phê hai sàn trở lại xu hướng tiêu cực do áp lực bán hàng vụ mới hiện đang thu hoạch ở Brazil và đồng USD tăng giá cao hơn so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác, sau biên bản cuộc họp chính sách tháng 6 của Fed được công bố.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước báo mùa vụ cà phê mới của Brazil đạt 66,4 triệu bao trong đó cà phê robusta đạt 21,7 triệu bao. Bên cạnh đó, USDA cũng dự báo sản lượng cà phê ở Indonesia đạt khoảng 9,7 triệu bao giảm 2,2 triệu bao so với năm trước, trong đó robutsa đạt khoảng 8,4 triệu bao.
Thời tiết khô hạn kéo dài ở Brazil đang đẩy nhanh vụ thu hoạch cà phê của nước này và gây áp lực lên giá cà phê arabica. Trong khi Copom – Brazil dự kiến sẽ cắt giảm bớt lãi suất đồng Real tại phiên họp chính sách kỳ tới khiến tỷ giá USD/BRL tăng, đã thúc đẩy người Brazil giảm bán cà phê xuất khẩu, góp phần hỗ trợ xu hướng giá tăng.
Giá cà phê trong nước hôm nay 7/7 giảm 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (nguồn: Pinterest) |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tiếp tục giảm nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 9/2023 giảm 2 USD, giao dịch tại 2.510 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11 giảm 8 USD, giao dịch tại 2.406 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 9/2023 tăng 1 Cent, giao dịch tại 159,9 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2023 tăng 1,1 Cent, giao dịch tại 159,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng cao.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 7/7 giảm 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Hầu như tất cả các quan chức của Fed đều bày tỏ quan điểm ủng hộ việc giữ lãi suất ổn định vào tháng trước, cũng như cần phải thắt chặt chính sách hơn nữa trong thời gian tới. Quan điểm này đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao hơn và tạo động lực tăng cho đồng USD.
Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ số của sàn robusta đang cho tín hiệu động lượng giảm vẫn còn. Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê robusta giằng co tích lũy trong biên độ 2500 – 2550.
Giá robusta cần bật tăng vượt mức 2550 để tìm cơ hội tăng trở lại mức kháng cự tâm lý 2600. Ngược lại, cần lưu ý vùng giá 2495 – 2500, nếu xuống dưới vùng này cà phê robusta có thể thiết lập xu hướng giảm.
Trên sàn arabica, RSI đang nằm gần vùng quá bán ở mức 30,99%. Các chỉ số kỹ thuật đều cho tín hiệu động lượng giảm vẫn còn. Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê robusta có thể còn tiếp tục giảm dò hỗ trợ vùng 155 – 157 hoặc viễn cảnh tiêu cực hơn là về vùng hỗ trợ cứng 150 – 152 nếu không có thông tích cực nào hỗ trợ cho giá cà phê. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng sớm xuất hiện nhịp điều chỉnh tăng phục hồi kỹ thuật do giá đang ở gần vùng quá bán.
Theo phân tích của các chuyên gia, giá cà phê trong nước và quốc tế hiện nay đều đã ở mức cao, đã phản ánh hết sự thiếu hụt hàng trong thời gian qua. Các nước sản xuất robusta ở châu Á như Ấn Độ, Indonesia đều ghi nhận sản lượng giảm khoảng 20%. Còn ở Việt Nam thì gần như không còn hàng. Tuy nhiên, đã có hiện tượng một số nhà rang xay trên thế giới sử dụng arabica giá thấp hoặc robusta từ Brazil để thay thế, tránh dẫn tới việc tăng giá quá mức có thể chấp nhận được.
Giá cà phê thế giới được dự báo tiếp tục đã tăng. Cục Xuất nhập khẩu cho rằngmối lo thiếu hụt nguồn cung cà phê robusta trong ngắn và trung hạn tiếp tục hỗ trợ xu hướng giá tăng. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu cơ tiếp tục chảy về các thị trường hàng hóa phái sinh nhờ có tính thanh khoản cao.
Ở thị trường trong nước, một số ít nhà rang xay cần hàng phục vụ cho nhu cầu cuối năm mới chấp nhận mua giá cao, nên đôi lúc giá sẽ bị đẩy lên một chút nhưng sẽ không kéo dài. Tuy nhiên, dù giá liên tục đẩy lên nhưng người dân cũng không còn hàng. Bởi vậy, thời gian tới, giá cà phê trong nước sẽ không còn tăng quá sốc như giai đoạn trước.