Giá cà phê trong nước hôm nay 8/10 tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 8/10
Giá cà phê trên cả hai sàn bị ảnh hưởng rõ rệt khi USD tiếp tục là kênh trú ẩn của dòng tiền đầu cơ. Vàng và một số mặt hàng nông sản đều chịu áp lực giảm giá. Nhìn chung nguồn cung dồi dào chính là yếu tố chính cản trở sự tăng giá phục hồi của cà phê robusta. Xuất khẩu cà phê robusta của Indonesia trong tháng 8 đạt 35.952 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Theo phân tích kỹ thuật, robusta vẫn còn bị kẹt trong xu hướng giảm, nhất là khi mức kháng cự 2150 đã bị phá vỡ. Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê robusta giằng co tích lũy và giảm dò hỗ trợ về vùng giá trên.
Tỷ giá USD đủ hấp dẫn cho người sản xuất đẩy mạnh bán hàng, gây áp lực giảm lên giá arabica. Theo tổ chức cà phê quốc tế ICO, lũy kế 11 tháng đầu niên vụ năm nay xuất khẩu cà phê của 2 cường quốc arabica từ Brazil giảm 27.2%, Colombia giảm 18.7%. Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 8 giảm 1,9% so với cùng kỳ, đạt 9,9 triệu bao, lũy kế 11 tháng đạt 118.86 triệu bao, giảm 0,3%.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 15 USD (0,7%), giao dịch tại 2.155 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 tăng 15 USD (0,7%), giao dịch tại 2.154 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng khá.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 12/2022 điều chỉnh nhẹ 0,4 Cent (0,18%), giao dịch tại 218,1 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 0,6 Cent/lb (0,19%), giao dịch tại 208,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 8/10 tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Chỉ số USDX tiếp nối đà tăng do lo ngại suy thoái kinh tế trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cao trước phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy họ sẽ mạnh tay tại phiên họp chính sách sắp tới, khiến hầu hết các thị trường hàng hóa đảo chiều sụt giảm và đã gây ra tình trạng bán tháo các vị thế ròng trên các thị trường cà phê kỳ hạn.
Theo Somar Met, sự hình thành một hệ thống áp thấp trên vành đai cà phê ở miền Nam Brazil đem lại mưa dông khắp nhiều nơi sẽ hỗ trợ cây cà phê ra bông vụ mới tốt và gia tăng mực nước ngầm giúp cây trồng chống chịu với hiện tượng thời tiết La Nina vào cuối năm.
Theo giới phân tích, lạm phát cũng có nghĩa là sức mua giảm, chi phí tài chính cao đối với các nhà kinh doanh hàng hóa và chi tiêu công của các chính phủ, ngoài ra nó còn ngăn cản tiết kiệm của người dân. Còn suy thoái lại đồng nghĩa với thất nghiệp, rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp tăng và kinh tế gia đình khó khăn.
Chính vì thế, nên thấy trước lực mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu giảm và sức tiêu thụ cà phê của người tiêu dùng các nước có thể bị hạn chế trong những tháng còn lại trong năm nay, thậm chí qua đến năm sau”.
Mức lãi suất công bố hiện nay tại nước tiêu thụ cà phê hàng đầu đã lên đến 3% tới 3,25% so với đầu năm là 0%. Phía nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới cũng không nằm ngoài xu thế này. Brazil nâng mức lãi suất cơ bản lên 13,75%/năm, mức cao nhất tại nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này kể từ tháng 12/2016.
Con số xuất khẩu cà phê trong tháng 9 cũng thể hiện sức tiêu thụ chậm lại. Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9 đạt 100 nghìn tấn, trị giá 240 triệu USD, giảm 11,1% về lượng và giảm 9,8% về trị giá so với tháng 8. Giá cà phê xuất khẩu gần như đi ngang ở mức 2.399 USD/tấn.
| 'Hết thời' dùng LNG ưu đãi từ Mỹ, châu Âu muốn có khí đốt... chỉ có tự đầu tư Các chuyến hàng khí đốt tự nhiên giá rẻ của Mỹ đã là “dĩ vãng” đối với một châu Âu khát năng lượng, khi lạm ... |
| ‘Cuộc chơi’ của Trung Quốc trên thị trường khí đốt - nhà điều phối bất đắc dĩ nhưng bỏ túi bộn tiền Khi phương Tây cố gắng rời xa các nguồn năng lượng của Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow, Trung ... |
| Giải quyết khủng hoảng năng lượng châu Âu: Có gì đó sai, 'càng chữa càng cháy'? Hôm nay (30/9), người đứng đầu ngành năng lượng các nước thành viên EU sẽ nhóm họp nhằm thảo luận các chi tiết kế hoạch ... |
| Mặc châu Âu vẫy vùng, Trung Quốc 'ung dung' đi trước một bước trong khủng hoảng năng lượng? Mặc châu Âu vẫy vùng trong khủng hoảng năng lượng, mặc thế giới bàn về hạn chế nhu cầu, kinh tế Trung Quốc đã đứng ... |