TIN LIÊN QUAN | |
Nga tăng cường tham gia các dự án dầu mỏ và khí đốt tại Iran | |
Lý do giá dầu có thể lên đỉnh 120 USD trước cuối năm nay |
Trong phiên đầu tuần (20/8), giá dầu đi lên khi các nhà đầu tư ngày càng quan ngại về khả năng nguồn cung dầu từ Iran bất ngờ sụt giảm do các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Các nhà giao dịch cho biết các biện pháp trừng phạt Mỹ áp đặt với Iran đang hỗ trợ giá “vàng đen”. Chính phủ Mỹ đã đưa ra các trừng phạt tài chính đối với Iran và từ tháng 11/2018 cũng sẽ nhắm đến lĩnh vực dầu mỏ của nhà sản xuất dầu lớn thứ ba Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) này.
Lo ngại về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực dầu mỏ của Iran đã đẩy giá dầu có lúc vọt lên 72,95 USD/thùng, mức cao nhất trong một tuần qua. (Nguồn: BOE Report) |
Sang phiên 21/8, lo ngại về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực dầu mỏ của Iran đã đẩy giá dầu có lúc vọt lên 72,95 USD/thùng, mức cao nhất trong một tuần. Bên cạnh đó, giá dầu còn nhận được hỗ trợ từ số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy, dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 5,2 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn gấp ba lần so với dự báo của các nhà phân tích.
Các nhà quan sát nhận định, Mỹ đang cố gắng “cản trở” hoạt động xuất khẩu dầu của Iran trong nỗ lực nhằm buộc Tehran đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới và kiềm chế ảnh hưởng của nước này tại khu vực Trung Đông.
Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên 22/8, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo cho thấy, lượng dầu dự trữ của nước này giảm 5,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/8, trong khi thị trường dự kiến chỉ giảm 1,5 triệu thùng.
Tới phiên 23/8, giá dầu giảm nhẹ giữa lúc căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc gây áp lực lên nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Theo giới phân tích, bất đồng giữa hai nền kinh tế hàng lớn nhất thế giới đã khiến các nhà phân tích hạ dự báo về lượng tiêu thụ "vàng đen".
Trong phiên cuối tuần (24/8), giá dầu lấy lại đà tăng, trước những tín hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt nhắm vào Iran có thể giới hạn nguồn cung dầu thô và “cuộc chiến” thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ không làm giảm lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ của Trung Quốc.
Chốt phiên này, giá dầu Brent tăng 1,09 USD (1,5%) lên 75,82 USD/thùng; còn giá dầu WTI tăng 89 xu (1,3%) lên 68,72 USD/thùng. Theo một số nguồn tin, Tập đoàn Unipec (Trung Quốc) sẽ nối lại hoạt động mua dầu Mỹ trong tháng Mười, sau hai tháng tạm ngừng do tranh chấp thương mại.
Ngân hàng BNP Paribas dự báo, sản lượng dầu của OPEC sẽ giảm từ mức trung bình 32,1 triệu thùng/ngày trong năm 2018 xuống 31,7 triệu thùng/ngày vào năm 2019. Tuy nhiên, nguồn tin công nghiệp cho hay hoạt động xuất khẩu “vàng đen” từ khu vực phía nam Iraq có xu hướng chạm mức cao kỷ lục mới trong tháng này.
Iran cảnh báo các thành viên OPEC về hoạt động xuất khẩu dầu Hãng tin Shana trực thuộc Bộ Dầu mỏ Iran ngày 19/8 cho biết, Đại sứ thường trực Iran tại các tổ chức quốc tế có ... |
Saudi Arabia cam kết không chính trị hóa xuất khẩu dầu mỏ sang Canada Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih ngày 9/8 khẳng định những rạn nứt ngoại giao hiện nay với Canada sẽ không làm gián ... |
Ngành dầu mỏ Mỹ nguy cơ "chới với" vì cuộc chiến thương mại Giới chuyên gia nhận định, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ khiến ngành công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ đang bùng nổ của ... |