Nhỏ Bình thường Lớn

Giá khí đốt tự nhiên liên tục giảm, LNG 'thất thế'? Châu Âu và những quốc gia nào hưởng lợi?

Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho hay, thời kỳ hoàng kim của khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã thúc đẩy giá cả và lợi nhuận cũng như làn sóng đầu tư vào lĩnh vực này.
LNG
Sau khi Nga cắt giảm nguồn cung, khoản chi để nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng lên 35%. (Nguồn: British Mentor)

Những dự án với tổng công suất LNG lên tới 150 triệu tấn mỗi năm hiện đang được xây dựng, đánh dấu “làn sóng mở rộng kỷ lục”.

Đối với một thị trường hiện có công suất ở mức hơn 400 triệu tấn/năm, điều này thể hiện “sự tăng trưởng nguồn cung đáng kể”.

Các chiến lược gia hàng hóa của Morgan Stanley nhận định: “Chúng tôi dự đoán tình trạng dư cung trên thị trường khí đốt sẽ đạt mức cao nhất trong nhiều thập niên trong những năm tới”.

Tin liên quan
Kinh tế Trung Quốc sẽ Kinh tế Trung Quốc sẽ 'hạ cánh cứng'?

Mùa Đông ấm hơn bình thường đã làm giảm nhu cầu sưởi ấm và giảm nhu cầu khí đốt ở các quốc gia tiêu thụ LNG chính. Giá khí đốt tự nhiên hiện ở mức 1,83 USD/MMBtu (triệu đơn vị nhiệt Anh), giảm khoảng 22% từ đầu năm đến nay.

Ông Zhi Xin Chong, người đứng đầu các thị trường khí đốt và LNG mới nổi ở châu Á của S&P Global cho rằng, giá khí đốt tự nhiên toàn cầu đang có xu hướng giảm do điều kiện mùa Đông ôn hòa ở các khu vực Bắc bán cầu như Mỹ, châu Âu và Bắc Á.

Mức lưu trữ cao hơn trung bình đã tác động lớn đến giá cả - vốn đang có xu hướng giảm kể từ tháng 10 năm ngoái.

Theo ông Chong, các nước ở châu Âu chắc chắn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​​​diễn biến này.

Sau khi Nga cắt giảm nguồn cung, khoản chi để nhập khẩu LNG của châu lục này đã tăng lên 35%, phần lớn trong số đó được mua trên cơ sở giá giao ngay. Do đó, giá thấp hơn sẽ giúp duy trì giá nhập khẩu nhiên liệu ở mức phải chăng.

Ngân hàng Morgan Stanley cho biết, những nước hưởng lợi chính khác bao gồm Ấn Độ và Đông Nam Á.

Giá LNG thấp hơn mang lại lợi ích lớn nhất cho Ấn Độ và Thái Lan vì khí đốt nhập khẩu chiếm 30-50% nguồn cung cấp năng lượng của 2 quốc gia này.

Việt Nam được chọn làm 'căn cứ tiền phương' cho các công ty bán dẫn toàn cầu

Việt Nam được chọn làm 'căn cứ tiền phương' cho các công ty bán dẫn toàn cầu

Trang Meil Kyungjae (Hàn Quốc) nhận định, khi Việt Nam nổi lên như một “thánh địa” của quy trình sản xuất hậu kỳ chất bán ...

Tình báo Anh giải mã cách Nga 'phớt lờ' chiến dịch trừng phạt của phương Tây để sản xuất vũ khí

Tình báo Anh giải mã cách Nga 'phớt lờ' chiến dịch trừng phạt của phương Tây để sản xuất vũ khí

“Chiến dịch trừng phạt” của phương Tây với mục tiêu cô lập Nga, đã hạn chế số lượng đối tác mà nước này có thể ...

Quan chức WB nêu thời điểm Ukraine phá sản, phụ thuộc vào chủ nợ phương Tây

Quan chức WB nêu thời điểm Ukraine phá sản, phụ thuộc vào chủ nợ phương Tây

Một quan chức của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, Ukraine có thể phá sản sớm nhất là vào năm 2025 nếu không có ...

Chủ tịch Duma quốc gia Nga: Moscow là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Mỹ đã mất vị trí dẫn đầu

Chủ tịch Duma quốc gia Nga: Moscow là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Mỹ đã mất vị trí dẫn đầu

Bất chấp sức ép chưa từng có, Nga vẫn đứng thứ năm trong bảng xếp hạng toàn cầu năm 2023 tính theo sức mua tương ...

Kinh tế Trung Quốc sẽ 'hạ cánh cứng'?

Kinh tế Trung Quốc sẽ 'hạ cánh cứng'?

Nhận định trên tờ Sydney Morning Herald, nhà báo, chuyên gia kinh tế Stephen Bartholomeusz nhận định phản ứng của chính phủ Trung Quốc trước ...

(theo CNBC)