Giá tiêu hôm nay 10/6: Thế giới tăng nhẹ, cao nhất 72.000đ/kg. (Nguồn: Borneo Talk) |
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 10/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 42.100 Rupee/tạ (cao nhất), 41.792,85 Rupee/tạ (thấp nhất), tăng nhẹ so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 3-9/6/2021 là 315,86 VND/INR.
| Căng thẳng thương mại Trung Quốc-Australia: Bộ số thống kê đáng kinh ngạc, đơn giản là không thể thiếu nhau Bất chấp căng thẳng, những số liệu thống kê mới đầy thú vị cho thấy rằng, mối quan hệ thương mại Trung Quốc-Australia đơn giản ... |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 69.000 – 72.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 69.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (68.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (70.000 đ/kg); Bình Phước (71.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.000 đ/kg.
Peppertrade mới đây đăng tải tóm tắt báo cáo hằng tuần của Royal Golden về thị trường hồ tiêu tại một số nước sản xuất và xuất khẩu chính như Việt Nam, Indonesia, Brazil. Cụ thể:
"Việt Nam: Mua hay không mua?" là câu hỏi được đặt ra với nhiều nhà xuất khẩu khi kết thúc tuần 22, giá tiêu vẫn trong xu hướng ổn định, trung bình ở mức 71.000 đ/kg đối với tiêu nguyên liệu thô. Giới đầu cơ vẫn ôm hàng và người dân cũng “găm” hàng chưa bán với kỳ vọng giá sẽ cao hơn trong tương lai.
Thị trường đón nhận tín hiệu tích cực, Trung Quốc và thương lái tiếp tục tăng mua vào dẫn tới khả năng thiếu hụt nguồn cung.
Tuần 23 này, giá tiêu Việt Nam bắt đầu tuần mới với xu hướng tăng do nhu cầu cao từ hầu hết các nhà nhập khẩu lớn như Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á. Đặc biệt, việc chính phủ Nepal tuần trước quyết định tăng hạn ngạch nhập khẩu hạt tiêu cũng được cho là yếu tố tích cực đối với giá hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu.
Còn tại Indonesia, theo báo cáo, sản lượng vụ mùa năm nay ước tính giảm tới 50% trong khi trước đó dự báo mức giảm là 30-40%.
Thị trường hồ tiêu Brazil cũng tương đối ảm đạm trong cả tuần 22 khi có ít giao dịch thành công, mặc dù giá đã tăng thêm khoảng 400-500 USD/tấn.
Tương tự như Việt Nam, vị thế trên thị trường hồ tiêu thế giới của Brazil khá mạnh nên khó có thể bị tác động bởi bất kỳ dấu hiệu áp lực nào. Bên cạnh đó, trong quý đầu tiên của năm 2021, bất chấp những ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra, nền kinh tế Brazil vẫn tăng trưởng 1,2%.
Tóm lại, theo báo cáo của Royal Golden, thị trường đã cho thấy tất cả các dấu hiệu rõ ràng về xu hướng tăng giá trong tương lai.